7 kiểu gia đình dễ dưỡng thành những đứa trẻ xuất sắc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đối với con trẻ, gia đình là bến cảng tốt nhất, và cha mẹ là người thầy tốt nhất của chúng.

Một đứa trẻ, có thể giành chiến thắng trên vạch xuất phát hay không, hoặc có phát huy được tài năng thiên phú của mình hay không, tương lai có tiền đồ hay không... thì hoàn cảnh gia đình đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Là cha mẹ, kỳ vọng lớn nhất là sinh ra những đứa con ngoan. Vậy, làm thế nào để dưỡng thành những con rồng cháu phượng xuất sắc và đầy triển vọng này?

Có lẽ nhiều phụ huynh sẽ nói: “Để làm được thì tất nhiên phải cho trẻ học tập tốt, được nhận vào các trường học có nền giáo dục chất lượng cao nhất!”.

Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ rằng, giáo dục tốt nhất chính là giáo dục gia đình đến từ cha mẹ?

Đứa trẻ có thể cố gắng học tập, có được thành tích ưu việt, căn bản là đến từ sự ảnh hưởng âm thầm qua dạy dỗ và làm gương của cha mẹ.

Lối sống, tư duy, cách đối nhân xử thế và phương cách giáo dục của cha mẹ đều sẽ đóng một vai trò quyết định trong tính cách, tâm lý và hành vi của trẻ, hơn nữa còn ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc đến con.

Bảy kiểu gia đình này đã đặt định cho những đứa trẻ thành công trong tương lai, không liên quan gì đến việc bạn có tiền hay không có tiền!

Gia đình cha mẹ có phẩm hạnh

Nhà văn, nhà giáo dục nổi tiếng Spencer từng nói: "Chúng ta cho đến cuối đời, có lẽ sẽ không tích lũy được quá nhiều tài sản, cũng không có chút tiếng tăm gì. Nhưng mỗi bậc cha mẹ thông qua cuộc sống đều đã tích lũy được một số kinh nghiệm và phẩm hạnh. Đem những thứ này cấp cho con trẻ, chúng sẽ sử dụng để tỏa sáng và mở mang cuộc sống này".

Trong cuộc sống này, cha mẹ có thể không có đủ tài phú để cho con, nhưng có một thứ mà mọi bậc cha mẹ đều có thể cho con, đó chính là nhân phẩm.

Dẫu là ai trên thế gian này, có mối quan hệ gì, bất kể bắt đầu như thế nào, thì đều sẽ kết thúc ở nhân phẩm.

Lối sống, tư duy, cách đối nhân xử thế và phương cách giáo dục của cha mẹ đều sẽ đóng một vai trò quyết định trong tính cách, tâm lý và hành vi của trẻ, hơn nữa còn ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc đến con.
Lối sống, tư duy, cách đối nhân xử thế và phương cách giáo dục của cha mẹ đều sẽ đóng một vai trò quyết định trong tính cách, tâm lý và hành vi của trẻ, hơn nữa còn ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc đến con. (Ảnh: Pexels)

Cha mẹ có phẩm cách khác nhau, sẽ dưỡng thành những đứa trẻ có cuộc sống khác nhau.

Một cư dân mạng đã chia sẻ câu chuyện về cha mẹ mình:

Cha mẹ tôi không phải là nhân vật nào đặc biệt, họ chỉ là những người bán thịt bò, nhưng thịt bò của chúng tôi luôn đắt hơn những người khác.

Khi tôi còn nhỏ, tôi luôn thắc mắc vì điều này, và rồi cuối cùng tôi đã tìm thấy câu trả lời.

Hóa ra, các nhà bán buôn khác trong chợ, họ tiêm nước vào thịt bò, một cân thịt thì có hai lạng nước, mặc dù bán rẻ hơn, nhưng họ có thể kiếm được rất nhiều tiền.

Tôi hoang mang hỏi cha tôi, tại sao chúng ta không tiêm nước.

Cha tôi xoa đầu tôi rồi nói: “Hãy làm một người lương thiện, đừng bán rẻ lương tâm”.

Ông lại nói: “Ai lại ngốc như vậy. Con đánh mất lương tâm và nhân cách của mình, sau này còn ai đến tìm con nữa”.

Về sau, tôi thấy rằng những người bán hàng ở chợ đến đến đi đi, thay đổi nhiều lần, nhưng công việc kinh doanh của gia đình tôi thì vẫn tốt.

Mặc dù cha mẹ tôi là những người bình thường, họ không thể cho tôi những điều kiện tốt nhất, nhưng hành vi và nhân cách của họ luôn khắc sâu trong trái tim tôi.

Tolstoy đã từng nói: "Tất cả giáo dục, thì có đến 999/1000, đều dựa trên vai trò các hình mẫu là sự đúng đắn và hoàn hảo của cha mẹ".

Nếu con bạn ra bên ngoài gây chuyện phiền toái, người khác khiển trách đứa trẻ, họ sẽ nói: "Đứa trẻ này thực sự không có gia giáo!"

Mà đứa trẻ sau này lớn lên, hễ xảy ra vấn đề thì nhất định là có nguyên do từ cha mẹ.

Thành công của một đứa trẻ có liên quan mật thiết đến giáo dục gia đình.
Thành công của một đứa trẻ có liên quan mật thiết đến giáo dục gia đình. (Ảnh: Pexels)

Thành công của một đứa trẻ có liên quan mật thiết đến giáo dục gia đình. Việc hình thành nhân cách xuất phát từ sức mạnh của các hình mẫu, và cha mẹ chính là hình mẫu của con, không thể nào trốn tránh.

Gia đình có cha mẹ yêu thương nhau

"Trải nghiệm cha mẹ yêu thương nhau là trải nghiệm mà tôi không thể có trong cuộc sống này. Tôi hy vọng con tôi có thể trả lời câu hỏi này trong tương lai".

Không có loại tiêu chuẩn yêu thương nào cao hơn tình yêu của cha mẹ, không có loại cấp độ hạnh phúc nào vượt qua sự hòa thuận của gia đình.

Điều tốt nhất mà một người cha có thể làm cho con mình là yêu thương vợ. Cách giáo dục tốt nhất mà cha mẹ có thể dành cho con cái là yêu thương nhau!

Khi nhiều gia đình có con, đứa trẻ sẽ trở thành trung tâm của gia đình. So với sự quan tâm dành cho đứa trẻ, thì “nửa kia” luôn bị đối phương lạnh nhạt và lơ là.

Trên thực tế, trạng thái tốt nhất của gia đình là ba yêu mẹ, mẹ yêu ba và thể hiện điều đó mọi lúc, mọi nơi, để con cái cảm nhận được sự ấm áp và hạnh phúc của gia đình.

Trong cuộc sống gia đình, điều trẻ muốn nhất là tình yêu của cha mẹ.

Bởi vì khi cha mẹ cãi nhau, đứa trẻ sẽ rơi vào tình huống khó xử, chúng phải chứng kiến các cuộc cãi vã của cha mẹ hết lần này đến lần khác. Những đứa trẻ này thường nhạy cảm và dễ bị tổn thương, khi ra bên ngoài cũng dễ gây lộn và đánh nhau với đám bạn.

Heilinger, người sáng lập hệ thống xếp hạng gia đình, đề xuất rằng một gia đình hạnh phúc sẽ trông như thế này:

Cặp vợ chồng thân mật đứng cạnh nhau, đứa trẻ đứng giữa mặt trước cha mẹ, hình thành mối quan hệ tam giác cân ổn định. Chồng và vợ là đối tác trong cuộc sống, là người hợp vận mệnh.

Trong tất cả các mối quan hệ gia đình, thì mối quan hệ giữa vợ và chồng là số một. Khi bạn coi mối quan hệ vợ chồng là thứ nhất, con bạn sẽ tự nhiên không tự cho mình là trung tâm.

Gia đình hòa thuận là bến đỗ hạnh phúc nhất cho con cái. Cha mẹ yêu thương, không tranh cãi là cách giáo dục tốt nhất cho đứa trẻ.

Vì vậy, để yêu con, hãy bắt đầu bằng cách yêu thương người bạn đời của mình.

trạng thái tốt nhất của gia đình là ba yêu mẹ, mẹ yêu ba và thể hiện điều đó mọi lúc, mọi nơi, để con cái cảm nhận được sự ấm áp và hạnh phúc của gia đình.
Trạng thái tốt nhất của gia đình là ba yêu mẹ, mẹ yêu ba và thể hiện điều đó mọi lúc, mọi nơi, để con cái cảm nhận được sự ấm áp và hạnh phúc của gia đình. (Ảnh: Pexels)

Gia đình biết tôn trọng

Điều kiện tiên quyết để tôn trọng con trẻ, chính là sự tin tưởng.

Trong cuộc đời của một người, sẽ có vô số các sự việc xảy ra, mà quyền lựa chọn là thuộc về chính người đó.

Điều cha mẹ nên làm là tin tưởng con cái để cho con tự quyết định và giải quyết công việc của chính mình. Cha mẹ nên đóng vai trò là người đưa ra lời khuyên, thiện ý đề xuất gợi ý, làm người dẫn đường và truyền cảm hứng, chứ không phải là người ra quyết định.

Nhà thơ Băng Tâm từng nói: "Hãy để cho con trẻ tự nhiên lớn lên như hoa dại, chúng ta phải tôn trọng bản tính và sự lựa chọn của trẻ".

Để trẻ trưởng thành khỏe mạnh, ngoài tình yêu, cần có sự tôn trọng. Kiểu tôn trọng này không phải đứa trẻ thích làm gì thì được làm nấy, cũng không phải cha mẹ nói không được làm là không được làm.

Hãy để con trẻ lớn lên trong các lựa chọn và học cách gánh chịu trách nhiệm, thay vì lên kế hoạch cho cuộc sống của chúng và ép chúng phải thực hiện.

Cha mẹ không chỉ tôn trọng con cái mà còn phải tôn trọng người khác trong đối nhân xử thế hàng ngày. Con trẻ lớn lên trong một môi trường như vậy sẽ có thể học cách tôn trọng bản thân và học cách tôn trọng người khác.

Gia đình học tập

Không có cha mẹ sinh ra đã thành công cũng chẳng có cha mẹ không cần phải học. Cha mẹ thành công là kết quả của việc học hỏi và đề cao liên tục không ngừng. Mà học tập chính là phương cách hiệu quả để cải thiện bản thân.

Một doanh nhân thành đạt đã từng phải thốt lên rằng: “Cuộc sống của tôi và gia đình tôi đã thay đổi nhờ đọc sách. Tầm quan trọng của việc đọc là không cần nói cũng rõ".

Có câu nói rằng, bạn muốn con trở thành người như thế nào, thì bạn hãy là người như vậy.

Cha mẹ là giáo viên tốt nhất cho con cái. Giáo dục tốt nhất mà cha mẹ có thể làm cho con là dạy dỗ bằng ví dụ. Để trẻ yêu thích việc học, trước tiên cha mẹ phải tạo ra một gia đình có không khí học tập.

Khi rảnh rỗi, cha mẹ hãy đặt điện thoại di động xuống, tắt TV, máy tính, cầm sách hoặc báo giấy lên và đọc...

Khi rảnh rỗi, cha mẹ hãy đặt điện thoại di động xuống, tắt TV, máy tính, cầm sách hoặc báo giấy lên và đọc...
Khi rảnh rỗi, cha mẹ hãy đặt điện thoại di động xuống, tắt TV, máy tính, cầm sách hoặc báo giấy lên và đọc... (Ảnh: Pexels)

Chính sự tự cải thiện của cha mẹ sẽ ảnh hưởng tinh tế đến sự hình thành thói quen đọc sách của con cái.

Những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình tràn đầy không khí học tập, thì học tập sẽ trở thành thói quen như ăn cơm uống nước hàng ngày của trẻ, chứ không phải là một loại gánh nặng phải thi hành.

Gia đình biết cách quản lý cảm xúc

Một cuộc khảo sát cho thấy trong quá trình nuôi dạy con cái, 90% cha mẹ sẽ lo lắng rằng:

Làm thế nào tôi có thể giao tiếp tốt hơn với con tôi?

Nếu tôi quá bận không có thời gian dành cho con thì sao?

Đứa nhỏ thi trượt thì làm sao bây giờ?...

Tại sao có sự lo lắng này? Nhiều cha mẹ đã không thể quản lý và kiểm soát tốt cảm xúc của mình.

Cha mẹ lo lắng trong một thời gian dài như vậy thường nhạy cảm, dễ cáu kỉnh và mất bình tĩnh với con cái.

Một mặt, những đứa trẻ phải chịu đựng những cảm xúc tiêu cực của cha mẹ trong một thời gian dài sẽ bị ảnh hưởng, chúng cũng trở nên hung bạo và mất bình tĩnh.

Điều nghiêm trọng hơn là nếu cha mẹ không thể kiểm soát cảm xúc của mình, rất có thể sẽ hủy hoại một đứa trẻ.

Đã từng có không ít câu chuyện đau lòng tương tự như thế này. Bởi vì sơ sẩy, một người mẹ trẻ đã vô tình làm ngã một đứa trẻ năm tháng tuổi xuống giường.

Mặc dù đứa trẻ không sao, nhưng cô vẫn mãi tự trách mình, hơn nữa không những không nhận được sự an ủi từ chồng mà còn bị trách cứ: "Không phải đi làm, ở nhà trông con cũng không xong”.

Quá uất ức, cô chọn cách ôm con nhảy lầu, để chết cùng con.

Nếu cha mẹ biết cách kiểm soát tốt cảm xúc của mình và để đứa trẻ lớn lên trong một môi trường tích cực, thì đứa trẻ này nhất định sẽ trở thành một người biết quản lý cảm xúc, giao tiếp giữa người với người cũng không tệ. Khi đứa trẻ phải đối mặt với một vấn đề, chúng sẽ biết suy xét lý trí, không xử trí theo cảm tính.

Xin hãy tin rằng, nếu bạn mang lại sự u sầu và bi quan cho con trẻ, thì chúng sẽ đáp lại bạn bằng sự u sầu và bi quan; nếu bạn mang đến cho con niềm vui và hạnh phúc, thì dĩ nhiên chúng cũng sẽ vui mừng.

nếu bạn mang lại sự u sầu và bi quan cho con trẻ, thì chúng sẽ đáp lại bạn bằng sự u sầu và bi quan; nếu bạn mang đến cho con niềm vui và hạnh phúc, thì dĩ nhiên chúng cũng sẽ vui mừng.
Nếu bạn mang lại sự u sầu và bi quan cho con trẻ, thì chúng sẽ đáp lại bạn bằng sự u sầu và bi quan; nếu bạn mang đến cho con niềm vui và hạnh phúc, thì dĩ nhiên chúng cũng sẽ vui mừng. (Ảnh: Shutterstock)

Gia đình nói chuyện tốt

Có người nói: "Giáo dục tốt hay không, chỉ cần xem cha mẹ nói chuyện như thế nào sẽ biết".

Thật vậy, như người ta vẫn nói, "lời nói giống như con người của họ". Tương tự, cách cha mẹ nói cũng có thể phản ánh thái độ và tính cách của họ.

Cha mẹ thường hay lớn tiếng, la mắng người khác, không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa vợ và chồng mà còn khiến con cái sợ hãi.

Cha mẹ nói chuyện tốt lành, ắt có thể hòa thuận, cho con trẻ sống trong môi trường gia đình hài hòa và ổn định.

Trong một gia đình, lời nói hòa nhã dễ nghe là không thể thiếu. Hãy nhẹ nhàng, thân thiện và lịch sự với con cái.

Gia đình là nơi để thư giãn và nghỉ ngơi. Đừng để những bất bình và bất mãn ngoài xã hội trút lên gia đình, và đối diện với người nhà bằng sắc mặt khó coi.

Những gia đình biết nói chuyện thường có một cuộc sống hòa thuận hạnh phúc. Và chỉ khi vợ và chồng đồng tâm, con cái mới có thể lớn lên trong một môi trường thân thiện nhất.

Gia đình có quy củ

Không có quy củ, sao thành vuông tròn.

Chúng ta thường nói rằng, giáo dục con trẻ, quản quá nhiều hay quá ít đều là không tốt. Bởi vì sự nuông chiều quá mức sẽ khiến con cái mất đi điều mấu chốt, trong khi quá khắt khe sẽ khiến chúng đánh mất chính mình.

Lập ra các quy tắc gia đình, trước hết là vì trách nhiệm. Cha mẹ có ý thức này để sửa chữa những thói quen xấu, con cái có nhận thức này cũng sẽ có những thói quen tốt hơn.
Lập ra các quy tắc gia đình, trước hết là vì trách nhiệm. Cha mẹ có ý thức này để sửa chữa những thói quen xấu, con cái có nhận thức này cũng sẽ có những thói quen tốt hơn. (Ảnh: Shutterstock)

Vậy chúng ta nên làm gì? Hãy đặt ra quy tắc cho con của bạn.

Lập ra các quy tắc gia đình, trước hết là vì trách nhiệm. Cha mẹ có ý thức này để sửa chữa những thói quen xấu, con cái có nhận thức này cũng sẽ có những thói quen tốt hơn.

Quy tắc gia đình không chỉ dành cho trẻ em, mà dành cho tất cả các thành viên trong gia đình. Cha mẹ cũng nên nghiêm túc nhìn lại bản thân, làm gương cho con cái và đặt ra gia quy tốt ngay từ khi con còn nhỏ.

Đối với trẻ em, những quy tắc này sẽ trở thành thói quen, không phải là trói buộc.

Trẻ nhỏ thích những gì trực quan, vui nhộn và dễ nhớ. Ở Nhật, một số quy tắc đã trở thành khẩu hiệu để khuyến khích sự trao đổi trong gia đình. Ví như: “Sáng rồi! Dậy sớm! Đi bộ! Cơm ngon!”; “Đi ngủ trước 21h sẽ luôn luôn khỏe mạnh”; “Hãy tuân thủ nhé – Cam kết nhỏ mấy – Cũng đừng có quên” thật gần gũi, dễ nhớ và bất cứ gia đình nào cũng có thể áp dụng.

***

Đứa trẻ là một bản sao, cha mẹ là bản gốc, và gia đình là máy sao chép.

Nhất cử nhất động của cha mẹ sẽ in sâu trong trái tim con trẻ, giáo dục gia đình cuối cùng sẽ được phản ánh trên con đường dài của đứa trẻ trong tương lai.

Để dưỡng thành những đứa trẻ xuất sắc, thì chỉ dạy chúng kiến thức thôi là chưa đủ.

Cha mẹ phải thay đổi quan niệm, biết làm gương cho con cái và sẵn sàng lớn lên cùng con, cho con một môi trường gia đình tốt.

Quỳnh Chi biên dịch
Theo aboluowang.com

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

7 kiểu gia đình dễ dưỡng thành những đứa trẻ xuất sắc