8 trí tuệ giáo dục của cha mẹ: Khuyến khích trẻ viết nhật ký

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giáo dục là một công việc khai phá sinh mệnh. Mỗi hạt giống đều có mảnh đất thích hợp của riêng mình, mỗi loại cây cỏ sẽ nở ra những bông hoa riêng biệt, mỗi người đều có giá trị tồn tại riêng, mỗi người mỗi vẻ, đều rất đặc biệt.

Gia đình là nơi quan trọng nhất để giáo dục trẻ em. Vì vậy, cha mẹ nên học hỏi, làm chủ sự khôn ngoan trong giáo dục gia đình.

Trí tuệ 1. Cha mẹ là giáo viên trung thành nhất của con cái

Herbert Hoover, Tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ từng nói: "Một người cha tốt còn tốt hơn một trăm giáo viên". Đây là thực tế.

Triệu Tiểu Lan (Zhao Xiaolan) là một người Mỹ gốc Hoa nổi tiếng. Khi thành công, bà đã nói rằng: “Nếu yêu cầu tôi phát biểu cảm nghĩ về thành công, tôi sẽ chỉ nói rằng bởi vì sau lưng tôi luôn có một người đàn ông kiên cường. Ông ấy chính là cha tôi - Triệu Tích Thành”. Ông có 6 cô con gái, 4 người tốt nghiệp Harvard, một người tốt nghiệp đại học Columbia và một người tốt nghiệp Đại học William & Mary. Triệu Tích Thành có một câu nói rằng: “Thành công của một người là gì? Thành công trong sự nghiệp chỉ là một nửa thành công, thành công trong giáo dục con cái mới là thành công thực sự”.

Câu nói này thật đáng để chúng ta suy ngẫm. Giáo dục trẻ em cần phải có sự kiên nhẫn, đồng hành cùng con bước qua tuổi thơ và tuổi trẻ, mặc dù có những lúc chúng trở nên ‘nổi loạn’ và vô lý, nhưng những đứa trẻ lại bất tri bất giác cho chúng ta nhìn thấy mặt đẹp nhất của cuộc sống. Góc nhìn của trẻ rất đơn giản và độc đáo. Vì vậy, tại sao cha mẹ không bước chậm lại, gạt suy nghĩ chủ quan sang một bên để đồng hành cùng con, tĩnh lặng cảm nhận hương vị của cuộc sống?

Tại sao cha mẹ không bước chậm lại, gạt suy nghĩ chủ quan sang một bên để đồng hành cùng con, tĩnh lặng cảm nhận hương vị của cuộc sống?
Tại sao cha mẹ không bước chậm lại, gạt suy nghĩ chủ quan sang một bên để đồng hành cùng con, tĩnh lặng cảm nhận hương vị của cuộc sống? (Pexels)

Trẻ nhỏ nhưng việc giáo dục trẻ không hề nhỏ, có những điều sẽ ảnh hưởng đến cả đời của chúng. Trong quá trình trưởng thành của trẻ, cha mẹ chỉ có một cơ hội đồng hành cùng con. Một khi cơ hội bị tuột mất thì sẽ không thể vãn hồi. Vì vậy, hy vọng tất cả các bậc cha mẹ chúng ta sẽ trở thành người bạn đồng hành thân thiết của con trẻ.

Trí tuệ 2: Kiểu giáo dục ‘cha hổ và mẹ sói’ không có lợi cho sự phát triển của trẻ

Quá nhiều hạn chế và can thiệp cực đoan cũng sẽ cản trở việc giải phóng tiềm năng của trẻ. Cha mẹ chúng ta thường đứng ở trên cao nhìn xuống mà nói rằng: “Con là do ta sinh ra, ta nói con phải nghe. Nếu không nghe thì đáng bị ăn đòn!”.

Vài năm trước, tại Hoa Kỳ, một người Mỹ gốc Hoa đã đề xuất rằng cha mẹ nên là "cha hổ và mẹ sói", khiến nhiều người không đồng tình. Ngay cả khi đứa trẻ đỗ trường đại học tốt, còn sau đại học thì sao? Cho dù thành công, cũng chỉ là trường hợp cá biệt. Những tuyên truyền như thế này trong giáo dục gia đình sẽ gây hiểu lầm cho các bậc cha mẹ.

Trí tuệ 3: Giáo dục đạo đức là cách giáo dục thông minh nhất

Nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo dục gia đình là xây dựng bức Vạn Lý Trường Thành về nhân cách. Và nhiều bậc cha mẹ dễ rơi vào vòng luẩn quẩn: Miễn là điểm số cao, cha mẹ sẽ thở phào nhẹ nhõm.

Trên thực tế, kiến ​​thức chỉ có thể kiểm soát một giai đoạn nhất định, nhưng đạo đức lại có sức ảnh hưởng đến cả đời con trẻ. Vì vậy, giáo dục đạo đức là cách giáo dục thông minh nhất.

Sự thiếu hụt kiến ​​thức có thể bù lại, nhưng thiếu hụt về nhân cách là khó có thể vãn hồi.

Trên thực tế, kiến ​​thức chỉ có thể kiểm soát một giai đoạn nhất định, nhưng đạo đức lại có sức ảnh hưởng đến cả đời con trẻ. Vì vậy, giáo dục đạo đức là cách giáo dục thông minh nhất.
Trên thực tế, kiến ​​thức chỉ có thể kiểm soát một giai đoạn nhất định, nhưng đạo đức lại có sức ảnh hưởng đến cả đời con trẻ. Vì vậy, giáo dục đạo đức là cách giáo dục thông minh nhất. (Peakpx)

Trí tuệ 4: Tin tưởng vào tiềm năng phát triển của con bạn

Khen ngợi dẫn đến thành công, phàn nàn dẫn đến thất bại. Nếu muốn con cái thành công, bạn nên trân trọng mọi cơ hội để con bạn lớn lên, đánh giá cao sự trưởng thành của con, cũng như đánh giá cao lời nói và hành động của chúng. Tiềm năng của trẻ là không thể đánh giá. Nghiên cứu trong khoa học hiện đại đã chứng minh rằng bộ não người bình thường chỉ sử dụng khoảng 25% năng lực của nó. Bây giờ Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nga đều đang tiến hành nghiên cứu về khoa học não bộ và muốn tìm hiểu tiềm năng của con người lớn đến mức nào.

Có một câu chuyện thực tế rằng: một đứa trẻ 9 tuổi đi du lịch cùng cha. Trên đường đi, xe bị nổ lớp. Hai cha con ra khỏi xe và chuẩn bị thay lốp. Kết quả là, kích đã bị hỏng và chân của người cha bị kẹt dưới bánh xe. Trong lúc vội vàng, đứa trẻ 9 tuổi này đã thực sự nhấc chiếc xe bằng cả hai tay để giải cứu cha mình. Về sau, người ta yêu cầu đứa trẻ lại nhấc xe lên xem sao, nhưng nó không thể nhấc lên được nữa. Từ ví dụ này, cho dù như thế nào, chúng ta cũng phải tin rằng trẻ em có tiềm năng vô hạn.

Trí tuệ 5: Phát huy thế mạnh của trẻ em

Không nên bỏ qua việc nuôi dưỡng các yếu tố phi trí lực trong giáo dục gia đình. Trẻ em cần có những mục tiêu và sở thích rộng lớn, cảm xúc ấm áp, ý chí mạnh mẽ và tính cách độc lập. Điều hạnh phúc nhất đối với một người là làm cho anh ta yêu thích một thứ, cho dù đó là trồng hoa hay nuôi động vật nhỏ, để anh ta có thể dành tâm huyết cho những khoảng thời gian rảnh rỗi.

Trẻ em cần có những mục tiêu và sở thích rộng lớn, cảm xúc ấm áp, ý chí mạnh mẽ và tính cách độc lập.
Trẻ em cần có những mục tiêu và sở thích rộng lớn, cảm xúc ấm áp, ý chí mạnh mẽ và tính cách độc lập. (Pexels)

Với một đứa trẻ có sở thích, ngay cả khi chúng không vượt qua kỳ thi tuyển sinh đại học, chúng cũng sẽ có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Ở thập niên 90 và sau 90 có không ít trẻ em có sở trường đặc biệt, một số có tình yêu âm nhạc, một số có tình yêu hội họa, một số yêu văn học, một số yêu thể thao, và một số nghiên cứu lịch sử, yêu thích phân tích toán học, và một số khác tập trung vào nghiên cứu môi trường... thực sự rất đa dạng! Nhiều người vĩ đại, người nổi tiếng và tài năng xuất chúng đã làm phong phú cuộc sống của họ bằng các kỹ năng đặc biệt.

Mỗi đứa trẻ đều có khả năng phát triển theo một con đường khác nhau, và sở thích sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng.

Trí tuệ 6: Đọc sách là một cách quan trọng để trẻ thanh lọc tâm hồn và thăng hoa nhân cách

Trong quá trình phát triển của trẻ em, đọc sách là nhiệm vụ rất trọng yếu. Nhưng bây giờ học sinh hiếm khi đọc sách ngoại trừ sách giáo khoa. Đối với những đứa trẻ đọc sách nhiều, nói chung đều có tầm nhìn rộng mở, tinh thần phong phú, chí hướng cao xa, và sự theo đuổi của chúng ắt cũng sẽ bền bỉ.

Những quốc gia có sức sống mạnh mẽ trên thế giới đều là những quốc gia thích đọc sách, chẳng hạn như người Do Thái. 40% người giàu trên thế giới là người Do Thái; những người giành giải thưởng Nobel nhiều nhất cũng là người Do Thái. Trong gia đình người Do Thái, khi đứa trẻ còn nhỏ, người mẹ sẽ mở cuốn Kinh thánh ra, nhỏ một ít mật ong lên mặt sách, rồi bảo bé hôn mật ong trên Kinh thánh. Mục đích của nghi lễ này là để nói với bé rằng việc đọc sách thật ngọt ngào. Họ cũng không bao giờ được phép bước lên sách. Mỗi người trong số họ đọc 60 cuốn sách mỗi năm.

Đối với những đứa trẻ đọc sách nhiều, nói chung đều có tầm nhìn rộng mở, tinh thần phong phú, chí hướng cao xa, và sự theo đuổi của chúng ắt cũng sẽ bền bỉ. 
Đối với những đứa trẻ đọc sách nhiều, nói chung đều có tầm nhìn rộng mở, tinh thần phong phú, chí hướng cao xa, và sự theo đuổi của chúng ắt cũng sẽ bền bỉ. (Pikrepo)

Một người không đọc sách thì sẽ không thể tiến xa. Một người dù có đọc sách hay không, không liên quan đến việc anh ta tốt nghiệp đại học hay không. Bởi sách là trường đại học thực sự và là thiên đường cho sự phát triển tâm linh.

Trí tuệ 7: Viết nhật ký là thói quen tốt

Bằng cách viết nhật ký, có thể giúp đứa trẻ tóm tắt và suy ngẫm về cuộc sống, có thể rèn luyện khả năng quan sát cuộc sống và kiểm soát ngôn ngữ, cải thiện kỹ năng viết của trẻ. Viết nhật ký cũng có thể trau dồi tính cách độc lập và khả năng tự mình xử lý vấn đề, có thể rèn luyện ý chí, mở rộng tầm nhìn và thanh lọc tâm trí.

Không chỉ trẻ em có thể viết nhật ký, mà giáo viên cũng có thể viết, cha mẹ cũng có thể viết, có rất nhiều ví dụ thành công về vấn đề này. Một số thậm chí đã thay đổi hoàn toàn tình trạng của trẻ em, phụ huynh và trường học. Bởi vì nếu bạn muốn viết tốt, bạn phải sống tốt và hành động tốt.

Trí tuệ 8: Chờ hoa nở rộ, mỗi đứa trẻ đều có mùa hoa rực rỡ của riêng mình

Giáo dục là một sự nghiệp khai phá sinh mệnh. Mỗi hạt giống đều có mảnh đất thích hợp riêng, mỗi loại cây cỏ sẽ nở ra những bông hoa riêng biệt, mỗi người đều có giá trị tồn tại riêng, mỗi người mỗi vẻ, đều rất đặc biệt.

Tuy nhiên, không phải hoa nào cũng nở vào mùa xuân. Mỗi đứa trẻ đều có một mùa hoa, và chúng cũng có những ngày tươi sáng của riêng mình! Nhà khoa học nữ người Mỹ Barbara McClintock mãi đến 81 tuổi mới giành giải thưởng Nobel về sinh lý học và y học. Bà nói: "Tôi là giống hoa cúc nở vào mùa thu".

Vì vậy, tại sao chúng ta không tôn trọng quy luật phát triển của trẻ, và kiên nhẫn chờ đợi đứa trẻ tới mùa nở hoa?

Quỳnh Chi
Theo kannewyork.com

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

8 trí tuệ giáo dục của cha mẹ: Khuyến khích trẻ viết nhật ký