‘Bố, càng có nhiều tiền thì càng tốt đúng không?’ - Câu hỏi khuấy động mạng xã hội

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vài năm trước, một bộ truyện tranh có tên "Bố ơi, một người càng có nhiều tiền thì càng tốt phải không?” làm sôi động cộng đồng mạng Trung Quốc. Những cuộc thảo luận sôi nổi đã diễn ra giữa các cư dân mạng, và chủ đề dường như chỉ xoay quanh "tiền".

Các câu hỏi mà đứa trẻ đặt ra là:

"Bố ơi, một người càng có nhiều tiền thì càng tốt phải không? Con sau này lớn lên có thể có tiền đồ không? Lòng tự trọng và tự tôn là gì? Tại sao con cần học tri ​​thức và lễ phép?”

Trong đó, cuộc đối thoại giữa người cha và cậu con trai về chủ đề tiền bạc như sau:

- Bố ơi, một người càng có nhiều tiền thì càng tốt phải không?

- Ồ, cái này không nhất định là như vậy!

- Vậy tại sao có nhiều người đều ao ước có nhiều tiền giống như họ?

- Một người vĩ đại hay không, không phụ thuộc vào việc anh ta có bao nhiêu tiền mà ở chỗ anh ta đã ảnh hưởng đến bao nhiêu người và đã cống hiến bao nhiêu cho nhân loại. Một thi sĩ, dùng thơ ca ảnh hưởng đến chúng ta, chúng ta có thể nói rằng ông là một nhà thơ vĩ đại; một nhà văn, dùng văn chương để ảnh hưởng đến chúng ta, chúng ta có thể nói rằng ông ấy là một nhà văn vĩ đại; một doanh nhân, dùng năng lực của chính mình đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người khác, và lấy của cải của mình để làm từ thiện, chúng ta cũng có thể nói rằng ông ấy rất vĩ đại".

Một người vĩ đại hay không, không phụ thuộc vào anh ta có bao nhiêu tiền. Mà là phụ thuộc vào anh ta đã ảnh hưởng đến bao nhiêu người và đã cống hiến bao nhiêu cho nhân loại. (Ảnh: Shutterstock)
Một người vĩ đại hay không, không phụ thuộc vào việc anh ta có bao nhiêu tiền mà ở chỗ anh ta đã ảnh hưởng đến bao nhiêu người và đã cống hiến bao nhiêu cho nhân loại. (Ảnh: Shutterstock)

- Nhưng con cảm thấy rất nhiều người đều thích tiền?

- Đương nhiên tiền bạc quả thật có thể làm thỏa mãn những suy nghĩ ích kỷ của nhiều người. Nhân loại chung quy là một quần thể. Chúng ta không thể yêu cầu tất cả mọi người đều chí công vô tư! Càng nhiều người khát khao tiền bạc, thì nhóm người ích kỷ càng nhiều. Nhưng tiền bạc thực sự không thể đo lường được một người. Bất quá chúng ta chỉ có thể nhận biết một người dựa vào mong muốn của họ về tiền bạc. Đây là giá trị.

Không thể nói về lòng tự trọng nếu bạn nghèo?

Một số cư dân mạng trên Internet đã tranh luận sôi nổi về nội dung "nghèo" và "giàu" của bộ truyện tranh này:

"Nói với một người đàn ông nghèo rằng bạn cần phải có tự tin, yêu thương bản thân, tự trọng, tự hoàn thiện, tích cực, tin tưởng, kỷ luật, tri ​​thức, lòng yêu nước, vẻ đẹp nội tâm và lịch sự. Những điều này có ích gì đâu?"

"Người nghèo không thể tự tin sao? Cũng không thể tự tôn và tự trọng? Không cần tự hoàn thiện? Người nghèo không cần tự kỷ luật sao? Người nghèo có thể yêu nước không? Người nghèo không cần phải lịch sự? Những điều này đâu có liên quan trực tiếp gì đến người giàu hay người nghèo?”

"Nói với một người đàn ông nghèo rằng bạn cần phải có tự tin, yêu thương bản thân, tự trọng, tự hoàn thiện, tích cực, tin tưởng, kỷ luật, tri ​​thức, lòng yêu nước, vẻ đẹp nội tâm và lịch sự. Những điều này có ích gì đâu?"
"Nói với một người đàn ông nghèo rằng bạn cần phải có tự tin, yêu thương bản thân, tự trọng, tự hoàn thiện, tích cực, vẻ đẹp nội tâm và lịch sự liệu có phải là vô ích?" (Ảnh: Shutterstock)

"Thôi nào, bạn nói cho tôi biết, nếu một ngày nào đó bạn chết đói vì nghèo, có ai đó bảo bạn tự tát vào mình và cho bạn một cái bánh bao. Bạn có tát không? Tát thì coi như không tự trọng, còn không tát thì chết đói! Nếu một ngày, người thân yêu của bạn cần một khoản chi phí y tế lớn để cứu mạng sống, có ai đó bảo bạn phạm tội để đổi lấy số tiền cứu mạng sống này, bạn có đi không? Đi thì chính là không tự kỷ luật, còn không đi thì người thân của bạn sẽ chết! Bạn nói xem, điều này với giàu nghèo có quan hệ gì không?"

"Logic của bạn tốt lắm. Nhưng khoan đã, theo logic của bạn, bạn nói cho tôi biết, bánh bao có độc thì nên ăn hay không ăn? Bạn phạm tội và bị kết án tử hình, không còn ai quan tâm đến người thân của bạn, người thân của bạn còn bị xỉa xói, thì bạn có đi hay không?"

***

Còn có một câu chuyện gây “sốt” trên mạng Internet. Một giáo viên tiểu học đã hỏi học sinh trong lớp rằng tiền có phải là thứ quan trọng nhất hay không. Hầu hết học sinh đều nói có.

Giáo viên hỏi: "Có bạn nào nhớ ai là người giàu nhất 500 năm trước không?". Nhưng cả lớp đều im lặng, không có câu trả lời.

Giáo viên lại hỏi: "Các em có nhớ những người đã giúp đỡ mình không?". Các học sinh tranh nhau nói "bố", "mẹ", "dì hàng xóm".

Giáo viên nói: "Một người giàu có sẽ không phải bởi vì ông ta có tiền mà được lưu lại trong ký ức của mọi người. Tên của họ sẽ sớm bị lãng quên. Nhưng những người đã giúp đỡ người khác, sẽ vĩnh viễn được ghi nhớ. Đây là điều mà tiền tài không thể so sánh được, và đây mới là giá trị chân thực".

"Một người giàu có sẽ không phải bởi vì ông ta có tiền mà được lưu lại trong ký ức của mọi người. Tên của họ sẽ sớm bị lãng quên. Nhưng những người đã giúp đỡ người khác, sẽ vĩnh viễn được ghi nhớ."

Khổng Tử cả đời khốn cùng và thất vọng, có lúc làm quan lớn nhưng chẳng được bao lâu, nhưng tư tưởng Nho gia của ông đã đặt nền móng cho văn Trung Hoa trong mấy nghìn năm, đến nay vẫn luôn được người đời tôn kính; Đỗ Phủ, Lý Bạch cả đời nghèo túng, nhưng những áng thơ của họ lại lưu truyền muôn đời sau; Beethoven cả đời nghèo túng, vận mệnh lận đận long đong, cả đời cũng không lấy vợ, những căn bệnh khiến ông ốm yếu và tai điếc trong những năm cuối đời, nhưng ông đã để lại nhiều danh khúc nổi tiếng thế giới; bà Marie Curie gần như cả cuộc đời sống trong cảnh nghèo khó, nhưng bà đã hai lần đạt được giải thưởng Nobel về khoa học, và quyên tặng rất nhiều tài sản cho người nghèo...

Ngược lại, Tần Cối từng là thừa tướng thời Đại Tống, có được quyền thế hiển hách. Tuy nhiên, ông ta đã hãm hại trung lương, bán nước cầu vinh, bị hậu thế đánh giá là gian thần, Hán gian, mang tiếng xấu muôn đời.

Bởi vậy, có thể thấy rằng một cuộc đời thành công không có mối quan hệ tất yếu với nghèo đói, giàu có hay địa vị cao thấp.

Cổ nhân có câu: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di” (Khi giàu sang cũng không bị mê hoặc mà trở nên buông thả phóng túng, khi nghèo hèn cũng không thay đổi chí hướng). Mặc dù tự thân phú quý, cũng không làm chuyện bất nhân, xa xỉ, không vì thanh sắc mà bị mê hoặc; mặc dù tự thân nghèo khó, nhưng nhân tâm và ý chí không ngắn, không vì năm đấu gạo mà chịu khom lưng, không làm việc bất nhân bất nghĩa. Những người tu luyện cổ xưa, mặc dù họ nghèo rớt mồng tơi, thậm chí gạo không đủ ăn, áo không đủ che thân, nhưng lòng dạ trong sáng vô tư, trong cuộc sống luôn vui vẻ cởi mở, khiến cho cảnh giới tư tưởng của họ vượt xa người bình thường.

Cổ nhân có câu: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di” (Khi giàu sang cũng không bị mê hoặc mà trở nên buông thả phóng túng, khi nghèo hèn cũng không thay đổi chí hướng).
Cổ nhân có câu: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di” (Khi giàu sang cũng không bị mê hoặc mà trở nên buông thả phóng túng, khi nghèo hèn cũng không thay đổi chí hướng). (Ảnh: Miền công cộng)

Đảng cộng sản Trung Quốc cổ vũ dân chúng ‘phấn đấu vì tiền’

Trước đây, các phương tiện truyền thông từng đưa tin rằng các học sinh lớp 6 sắp tốt nghiệp Trường tiểu học Thực nghiệm của thành phố Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc, đã viết: "Cố lên! Cố lên! Vì nhân dân tệ!", "Ước mơ tương lai có rất nhiều tiền", v.v.

Ông Diêu Lập Pháp (Yao Lifa), người đã làm việc tại một trường tiểu học ở thành phố Tiềm Giang, tỉnh Hồ Bắc trong nhiều năm, nói rằng một số học sinh tiểu học đã thể hiện uy quyền tiền bạc một cách rõ ràng, điều này là bị ảnh hưởng bởi bầu không khí chung của xã hội Trung Quốc. Ông nói rằng trong nhiều năm, các trường tiểu học và trung học Trung Quốc đều là giáo dục phân đoạn, và giáo dục đạo đức của chủ nghĩa cộng sản rõ ràng là thoát ly thực tế, học sinh khó hình thành các giá trị tích cực: "Giáo dục đội thiếu niên tiền phong, chính là đào tạo nên những con người nối nghiệp Đảng Cộng sản Trung Quốc".

Ông Lý Hướng Dương (Li Xiangyang), người đã tham gia giảng dạy tiếng Trung hơn 10 năm tại trường trung học ở thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, cũng nói rằng dưới ảnh hưởng của môi trường xã hội Trung Quốc, nhiều trẻ em gặp khó khăn trong việc hình thành các giá trị đúng đắn. Ông nói: "Cổ ngữ Trung Quốc có câu ‘quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo’ [Người quân tử coi trọng của cải nhưng lấy của cải phải đúng đạo lý]. Đây là một quan niệm lành mạnh về tiền bạc. Tuy nhiên, ham muốn vật chất của các quan chức trong xã hội ngày nay, chính là không từ thủ đoạn”.

Giáo dục đạo đức của chủ nghĩa cộng sản thoát ly thực tế, học sinh khó hình thành các giá trị tích cực: "Giáo dục đội thiếu niên tiền phong, chính là đào tạo nên những con người nối nghiệp Đảng Cộng sản Trung Quốc".
Giáo dục đạo đức của chủ nghĩa cộng sản thoát ly thực tế, học sinh khó hình thành các giá trị tích cực: "Giáo dục đội thiếu niên tiền phong, chính là đào tạo nên những con người nối nghiệp Đảng Cộng sản Trung Quốc". (Ảnh: Getty)

Tờ "Nhật báo phương Đông" của Hồng Kông đã từng đăng một bài viết bình luận "Dân tộc Trung Hoa chỉ nhìn đến tiền báo hiệu thời điểm thiếu đạo đức nhất”. Bài báo phân tích rằng thượng lương bất chính là căn nguyên sa đọa của một dân tộc. Tác giả viết rằng, dân tộc Trung Hoa sở dĩ toàn diện sa đọa, chủ yếu là do ‘thượng bất chính hạ tắc loạn’. Trong chốn quan trường ngày nay ở Thần Châu (chỉ Trung Quốc), còn có ai có dáng vẻ của bậc ‘chính nhân quân tử’? Những người này đều theo đuổi lý tưởng “người không vì mình, trời tru đất diệt”, quỳ gối trước tiền tài, tiền đối với họ là không rời khỏi mắt. Họ bị ám ảnh bởi các giao dịch quyền lực và tiền bạc, nắm quyền lực nằm trong tay, lấy tiền công mua nhà, mua biệt thự, nuôi nhân tình, hơn nữa thay nhân tình còn dễ như ăn bánh.

Trong số 10 ngành nghề “thiếu đạo đức” nhất ở Trung Quốc đại lục được cư dân mạng liệt kê, thì ngành giáo dục quả thực là đứng đầu.

Bài đăng trên blog đã viết: Giáo viên ở trường mẫu giáo sẽ không tặng cho trẻ em những bông hoa nhỏ màu đỏ nếu chúng không tặng quà; giáo viên ở trường tiểu học sẽ làm bẽ mặt trẻ em ở nơi công cộng vì chúng không tặng quà; các trường trung học vì thành tích sẽ hủy bỏ mọi hoạt động giáo dục thể chất và ngoại khóa, đào tạo nên một đám “giá đỗ” và “máy kiểm tra”; các trường đại học vì để tăng thu nhập mà điên cuồng chiêu sinh, đào tạo vô số “bán thành phẩm, tìm không được việc nhưng “vẫn vào nghề”...

Trong số 10 ngành nghề “thiếu đạo đức” nhất ở Trung Quốc đại lục được cư dân mạng liệt kê, thì ngành giáo dục quả thực là đứng đầu. (Ảnh: Getty)
Trong số 10 ngành nghề “thiếu đạo đức” nhất ở Trung Quốc đại lục được cư dân mạng liệt kê, thì ngành giáo dục quả thực là đứng đầu. (Ảnh: Getty)

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc chiếm quyền lực, thông qua vô số phong trào vận động, nó đã phá hủy hoàn toàn tín ngưỡng và văn hóa truyền thống của dân tộc Trung Hoa. Giang Trạch Dân cũng thực hiện chiến lược "Tham quan trị quốc" và "muộn thanh phát tài" [im lặng để phát tài lớn], chỉ dẫn người dân trong xã hội "nhìn mọi thứ từ tiền", không cho mọi người chú ý quá nhiều đến chính trị, nhân quyền, khiến cho đạo đức xã hội Trung Quốc trượt dốc nhanh chóng, làn sóng tham nhũng và hủ bại trong chốn quan trường lan rộng ra toàn xã hội.

Ngoài sự biến dạng của quan niệm về tiền bạc, có một câu hỏi quan trọng khác là “người ta tiếp tục sống vì cái gì?”. Ông Lý Hướng Dương nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ đạo giáo dục ngu dân, mục đích chính là không cho người dân có tư tưởng. Ông nói: "Bọn họ sợ người dân có ý tưởng. Ví dụ, họ nói ăn chính là nhân quyền, đem con người hạ thấp xuống ngang mức với con lợn. Hướng về phía trước, hướng thiện, theo đuổi chính nghĩa, đây là những điều mà giáo dục hiện tại làm mờ nhạt, không cho phép hình thành”.

Ông Lý Hướng Dương nói rằng để giúp trẻ em hình thành các giá trị và thế giới quan tốt đẹp, Trung Quốc nên thực hiện giáo dục nhân tính trong các trường học như các nước châu Âu và châu Mỹ, thiết lập một môi trường xã hội đạo đức và tín ngưỡng. Nhưng đây là điều khó làm được ở Trung Quốc. Ông nói rằng: "Hãy khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc hạ đài, Trung Quốc mới có tương lai".

Quỳnh Chi
Theo Epoch Times

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

‘Bố, càng có nhiều tiền thì càng tốt đúng không?’ - Câu hỏi khuấy động mạng xã hội