Cha mẹ hạng ba làm bảo mẫu, Cha mẹ hạng hai làm huấn luyện viên, Cha mẹ hạng nhất đang làm gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cha mẹ mẫu mực sử dụng tình yêu và sự bao dung để hòa đồng với con cái của họ. Thay vì giáo dục con cái bằng lời nói sáo rỗng, họ thông qua những hành động gương mẫu để con noi theo.

Ngày càng có nhiều phụ huynh nhận ra rằng giáo dục trẻ em là một quá trình rất dài và phức tạp, phải mất rất nhiều nỗ lực và cha mẹ phải không ngừng học hỏi để làm tốt hơn. Vậy cha mẹ phải làm gì để đóng vai trò thích hợp nhất trong sự phát triển của trẻ?

Có một câu nói: "Cha mẹ hạng nhất là hình mẫu, cha mẹ hạng hai là huấn luyện viên, và cha mẹ hạng ba là bảo mẫu".

Cha mẹ hạng ba làm bảo mẫu

Có rất nhiều các bậc cha mẹ ngày nay đang đều là bảo mẫu, người giữ trẻ. Họ chăm chỉ, dồn hết năng lượng cho chế độ ăn uống và dinh dưỡng của con, đáp ứng nhu cầu của trẻ về mọi mặt như sức khỏe, quần áo, đồ chơi, đồ dùng, giải trí, v.v.

Dưới sự chăm sóc cẩn thận ấy, đứa trẻ được đủ đầy và ấm áp, chúng trở nên đáng yêu, sạch sẽ và sảng khoái, và tất nhiên cũng trở nên ngày càng cứng cáp.

Theo cách này, chức năng “nuôi dưỡng” trẻ em đã dần trở thành chính yếu, còn chức năng “giáo dục” đã bị suy yếu trong sự chăm sóc vô tận.

Nếu cha mẹ cứ khăng khăng là bảo mẫu của con, khi đứa trẻ lớn lên, một ngày nọ, cha mẹ sẽ đột nhiên thấy rằng con mình so với những đứa trẻ khác là có sự chênh lệch rất lớn. Và đến lúc này dẫu có chỉ trích, phê bình, trách mắng, cũng thật khó để thu hẹp khoảng cách.

Vì vậy, họ chỉ có thể bằng lòng với suy nghĩ: Con cái mình "bẩm sinh" kém hơn những đứa trẻ khác. Tựa như mọi thứ đều không thể khắc phục, khó khắc phục và hiện trạng chỉ có thể được duy trì như vậy.

Kiểu cha mẹ bảo mẫu này cũng luôn thiếu kế hoạch dài hạn, có hệ thống và toàn diện cho sự phát triển của con cái.

Nếu một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình như vậy, nếu nó không tự mình đột phá về nhận thức, thật dễ dàng trở nên tầm thường.

Nếu cha mẹ cứ khăng khăng là bảo mẫu của con, khi đứa trẻ lớn lên, một ngày nọ, cha mẹ sẽ đột nhiên thấy rằng con mình so với những đứa trẻ khác là có sự chênh lệch rất lớn. Và đến lúc này dẫu có chỉ trích, phê bình, trách mắng, cũng thật khó để thu hẹp khoảng cách.
Nếu cha mẹ cứ khăng khăng là bảo mẫu của con, khi đứa trẻ lớn lên, một ngày nọ, cha mẹ sẽ đột nhiên thấy rằng con mình so với những đứa trẻ khác là có sự chênh lệch rất lớn. (Ảnh: Pexels)

Cha mẹ hạng hai làm huấn luyện viên

Cha mẹ hạng hai là huấn luyện viên của trẻ em. Họ sẽ sử dụng tất cả các loại phương tiện, bằng mọi giá, buộc trẻ phải học các kỹ năng khác nhau để đứa trẻ ngày càng trở nên ưu tú. Theo khái niệm giáo dục này, vô số “mẹ hổ” và “cha sói” đã ra đời.

"Phải quát mắng mỗi ngày, con cái phải đỗ Đại học Bắc Kinh" là một tuyên ngôn của "cha sói kiểu Trung Quốc".

Thời gian sẽ chứng minh rằng phương cách giáo dục huấn luyện này, mặc dù nó khiến trẻ em dường như có được nhiều kỹ năng hơn so với các bạn đồng trang lứa, vào được một trường đại học tốt hơn. Nhưng nó rất dễ làm biến dạng bản tính của trẻ, khiến tính cách của đứa trẻ bị bóp méo và lệch lạc.

Với cách giáo dục huấn luyện như vậy, trẻ em thường phải chịu áp lực rất lớn, dễ dẫn đến suy sụp tinh thần.

Cha mẹ hạng nhất làm gì?

Cha mẹ hạng nhất là tấm gương cho trẻ

Cha mẹ mẫu mực sử dụng tình yêu và sự bao dung để hòa đồng với con cái của họ. Thay vì giáo dục con cái bằng lời nói sáo rỗng, họ thông qua những hành động gương mẫu để con noi theo.

Trong bầu không khí do cha mẹ tạo ra, đứa trẻ tự nguyện đi theo bước chân của cha mẹ. Chúng thường có cảm giác tò mò và quan tâm mạnh mẽ đến môi trường xung quanh, hơn nữa không sợ khó khăn và trở ngại, đón nhận thử thách với tâm trạng vui vẻ yên bình.

Cha mẹ của những hình mẫu luôn kiên định nhưng cũng rất ôn hòa và nhã nhặn. Họ biết cương nhu đúng lúc, và đối xử với con cái cũng như vậy, ôn hòa nhưng cũng không thiếu sự kiên quyết. Ranh giới của họ rất rõ ràng. Đối với con trẻ không thể đồng ý vô điều kiện, để cho chúng hiểu rằng vi phạm ranh giới là không được chấp nhận. Do đó, giao tiếp giữa cha mẹ hình mẫu và con cái là thân thiện, cũng rất cởi mở và thoải mái.

Cha mẹ hạng nhất nhìn vấn đề từ quan điểm của con cái

Có lần một người mẹ đưa con đến trung tâm mua sắm. Cô nghĩ rằng đứa trẻ sẽ thích nơi này, nhưng trái với suy nghĩ của cô, đứa trẻ không vui vẻ gì, và thậm chí có chút sợ hãi.

Người mẹ cảm thấy khó hiểu. Chẳng phải mọi đứa trẻ đều thích thú khi đến những nơi vui vẻ và sống động như thế này sao?

Nhưng khi cô cúi xuống hỏi con về lý do, cô hiểu rằng từ góc nhìn của đứa trẻ, cô chỉ có thể nhìn thấy chân của mọi người và những cái kệ tủ cao lênh khênh. Nó không vừa tầm mắt, hơn nữa còn khá khó chịu. Ở độ cao của một người trưởng thành, những thứ này là vô hình, nhưng với một đứa trẻ lại là những chướng ngại.

Khi giao tiếp với trẻ, cha mẹ nên ngồi xổm xuống, nhìn thế giới từ góc nhìn của trẻ, để thấu hiểu các đặc điểm về thính giác, thị giác và nhận biết của con.

Khi giao tiếp với trẻ, cha mẹ nên ngồi xổm xuống, nhìn thế giới từ góc nhìn của trẻ, để thấu hiểu các đặc điểm về thính giác, thị giác và nhận biết của con.
Khi giao tiếp với trẻ, cha mẹ nên ngồi xổm xuống, nhìn thế giới từ góc nhìn của trẻ, để thấu hiểu các đặc điểm về thính giác, thị giác và nhận biết của con. (Ảnh: Pexels)

Nhiều bậc cha mẹ thường sẽ gián tiếp, trực tiếp sắp xếp hoặc thậm chí ép buộc con cái họ phải làm gì, chơi như thế nào và chơi gì theo quan điểm của người lớn.

Trên thực tế, một đứa trẻ cũng chỉ là một đứa trẻ, chiều cao của cơ thể và tâm trí của nó vẫn chưa tăng lên. Nếu đứng trên quan điểm của người lớn, thật khó để hiểu được niềm vui và nỗi buồn của một đứa trẻ. Ngồi xổm xuống, bạn có thể bước vào thế giới của trẻ, biết chúng có thể nhìn thấy những gì ở độ cao của mình, mới có thể giao tiếp hiệu quả với con.

Cha mẹ hạng nhất dạy con suy nghĩ độc lập

Có một câu chuyện cười như thế này: Tại một tiết học của trường học quốc tế nọ, vị giáo viên đã hỏi một câu hỏi cho học sinh từ tất cả các nước: "Có ai suy nghĩ về vấn đề thiếu hụt lương thực ở các nước khác trên thế giới không?"

Các học sinh đều nói: "Không biết".

Trong đó, học sinh châu Phi không biết cái gì gọi là “lương thực”;

Các học sinh châu Âu không biết gì về sự “thiếu hụt”;

Học sinh Mỹ không biết "các quốc gia khác" là gì;

Còn học sinh Trung Quốc không biết "suy nghĩ" là gì.

"Câu chuyện cười" này khiến chúng ta phải cười trong suy ngẫm. Trong cuộc sống thực, một số cha mẹ sắp xếp mọi thứ rất tốt và chu đáo. Họ không bao giờ nghĩ đứa trẻ cần phải suy nghĩ, khảo sát hay tìm cách giải quyết vấn đề như thế nào.

Khi trẻ gặp khó khăn, cha mẹ thường giúp trẻ giải quyết vấn đề mà không cần phải suy nghĩ. Dần dần, khi đứa trẻ một lần nữa gặp khó khăn, chúng không muốn suy nghĩ, và ỷ lại vào sự giúp đỡ của cha mẹ. Về lâu dài, điều này kìm hãm khả năng suy nghĩ của trẻ, càng bóp nghẹt khả năng giải quyết vấn đề.

Ngày nay, chúng ta đang ở trong "thời đại thông tin" và "bùng nổ tri thức", điều này thách thức khả năng tư duy của mọi người. Nếu trẻ càng biết tìm tòi suy nghĩ, thì niềm đam mê kiến ​​thức càng lớn, khả năng học tập và sáng tạo càng mạnh.

Đối với từng đứa trẻ khác nhau, cha mẹ có thể tận dụng những vấn đề cụ thể xảy ra trong cuộc sống, tạo cơ hội cho trẻ học cách suy nghĩ độc lập, tự mình đối mặt với vấn đề và đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề.

Một đứa trẻ chính là một cây con nhỏ bé, chúng cần được kiên nhẫn tưới nước mỗi ngày để không bị héo rũ, cũng cần được nâng đỡ một cách phù hợp để không xiêu vẹo.

Hy vọng rằng mỗi chúng ta đều có thể là các bậc cha mẹ hạng nhất.

Quỳnh Chi biên dịch
Theo bannedbook.org

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Cha mẹ hạng ba làm bảo mẫu, Cha mẹ hạng hai làm huấn luyện viên, Cha mẹ hạng nhất đang làm gì?