Con của bạn có phải là ‘Thiên tài không được thế giới hiểu’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Con của bạn là đứa trẻ ngoan hay ngỗ nghịch?. Sau khi đọc câu chuyện này, có lẽ sẽ khiến mỗi chúng ta trầm tư suy nghĩ, về chính mình, về những đứa con thân yêu của chúng ta.

Đối với những đứa trẻ khác, được sinh ra trong một gia đình có bố là quan chức chính phủ và mẹ là giáo sư đại học, sẽ tương đương với việc cầm trong tay chiếc chìa khóa vàng. Nhưng đối với tôi, đó lại là một loại áp lực, vì tôi không được thừa hưởng gien tốt của bố mẹ.

Ở tuổi hai rưỡi, những đứa trẻ khác có thể đọc Đường thi Tống từ, mở miệng liền đếm được từ 1 đến 100, nhưng tôi thậm chí không thể đếm rõ những con số dưới 10. Vào ngày đầu tiên ở trường mẫu giáo, tôi đã đánh bạn cùng lớp và làm hỏng cây đàn piano đắt nhất của trường. Sau đó, tôi đã thay đổi rất nhiều trường mẫu giáo, thời gian lưu lại dài nhất cũng không quá 10 ngày. Mỗi lần bị nhà trường phạt “cho về” tôi lại bị bố đánh cho một trận, nhưng những trận đòn ấy lại không rơi vào người tôi, bởi mẹ luôn lao vào bảo vệ tôi.

Bố không cho mẹ tiếp tục tìm trường mẫu giáo cho tôi nữa. Nhưng mẹ không đồng ý. Bà nói rằng đứa trẻ cần phải tiếp xúc với thế giới bên ngoài, và chúng không thể ở nhà cả đời được. Thế là, tôi lại đi học mẫu giáo một lần nữa. Ngày hôm đó, tôi đã đổ nước tiểu vào bát cơm của bạn cùng lớp. Mẹ tôi đi công tác xa, và bố sau khi nhận được tin báo của nhà trường, ông tức giận đến nỗi trói tôi trong phòng khách. Tôi la hét và cố cởi dây trói ở tay, cổ tay tôi đầy vết cứa và chảy máu. Thừa cơ hội, tôi đập vỡ TV trong nhà, đốt tất cả những cuốn sách nghiên cứu và tài liệu quan trọng của bố, và kết quả là... đội cứu hỏa đã được điều động tới.

Bố tôi mất mặt và thực hiện chiêu cuối cùng, đưa tôi đến bệnh viện tâm thần. Một tháng sau, mẹ tôi trở về. Điều đầu tiên bà làm là ly dị bố, và điều thứ hai là đón tôi về. Mẹ ôm cánh tay bầm tím của tôi và khóc nức nở. Trong vòng tay của bà, tôi cảm thấy an tâm lạ thường. Sau một lúc lâu, bà vui mừng nói khẽ: “Jiang Jiang, sao con im lặng vậy? Mẹ đã nói rồi, con trai mẹ là một thiên tài không được thế giới thấu hiểu!"

Mẹ ôm cánh tay bầm tím của tôi và khóc nức nở. Trong vòng tay của bà, tôi cảm thấy an tâm lạ thường.
Mẹ ôm cánh tay bầm tím của tôi và khóc nức nở. Trong vòng tay của bà, tôi cảm thấy an tâm lạ thường. (Ảnh: Shutterstock)

Tôi không cô đơn

Ở trường tiểu học, nhiều giáo viên vẫn không muốn nhận tôi. Cuối cùng, bạn cùng lớp của mẹ tôi, cô giáo Wei, đã chấp nhận tôi. Tôi đã phải hứa trước mặt mẹ: không được đánh bạn cùng lớp. Tuy nhiên, những chỗ khác trong trường không nằm trong phạm vi đã hứa, chúng đã phải liên tiếp chịu đựng tôi.

Một ngày nọ, cô giáo Wei dẫn tôi đến một lớp học và nói: "Đây là tất cả những thương tích mà con đã gây ra. Hãy đến và giúp chúng chữa lành đi".

Tôi rất vui khi làm loại trợ giúp cứu thương này. Tôi đã mua tua vít, kìm, hàn điện, pin, v.v. bằng tiền mừng tuổi, và sau đó tự do lắp ráp các đồ vật trong lớp học này. Những thanh đồng và sắt bị phá hỏng này trở nên rất sống động dưới bàn tay tôi. Chẳng mấy chốc, một chiếc ô tô và một chiếc máy bay nhỏ có hai cánh trái phải đã ra đời. Dần dần tôi có những người bạn cùng lớp và tôi dạy bọn họ sử dụng những công cụ mà cha mẹ thường cấm dùng. Tôi không còn sử dụng nắm đấm của mình để thu hút sự chú ý, ánh mắt cũng nên thân thiện và hiền hòa.

Nhiều lần tôi thấy mẹ nằm trên giường đọc sách vào ban đêm, bà buồn ngủ và muốn ngủ, nhưng phải thức dậy và tắt đèn, vì vậy tôi đã dành một tuần để giúp bà chế tạo điều khiển đèn từ xa. Bà bán tín bán nghi nhấn công tắc, và ánh sáng trong phòng ngay lập tức vụt tắt. Ánh mắt bà lấp lánh niềm vui: "Tôi đã nói rồi, con trai tôi là một thiên tài".

Cho đến khi trường tiểu học chuẩn bị tốt nghiệp, cô giáo Wei đã nói cho tôi sự thật. Hóa ra phòng học chuyên để tôi “chữa trị vết thương” là một phòng học thừa mà mẹ tôi thuê lại. Bằng cách này - “vô tâm cắm liễu liễu lên xanh”, bà muốn tận dụng nguồn năng lượng dồi dào trong tôi để từ đó trau dồi và phát huy các kỹ năng thiên phú của cậu con trai.

Hóa ra phòng học chuyên để tôi “chữa trị vết thương” là một phòng học thừa mà mẹ tôi thuê lại. Bằng cách này - “vô tâm cắm liễu liễu lên xanh”, bà muốn tận dụng nguồn năng lượng dồi dào trong tôi để từ đó trau dồi và phát huy các kỹ năng thiên phú của cậu con trai.
Hóa ra phòng học chuyên để tôi “chữa trị vết thương” là một phòng học thừa mà mẹ tôi thuê lại. Bà muốn tận dụng nguồn năng lượng dồi dào trong tôi để từ đó trau dồi và phát huy các kỹ năng thiên phú của cậu con trai. (Ảnh: Shutterstock)

Tôi sớm kết thúc tiểu học trong niềm hạnh phúc. Ở trường trung học cơ sở, một môi trường hoàn toàn mới khiến tôi một lần nữa trở thành đối tượng của sự chỉ trích: không hoàn thành bài tập đúng hạn, thường làm hỏng đồ dùng trong phòng thí nghiệm và quan trọng hơn là giáo viên chủ nhiệm không thích tôi. Ví dụ, cô ấy đề nghị mọi người tặng quà vào ngày đầu năm, và rất nhiều phụ huynh chu đáo sẽ tặng quà cho cô.

Tôi nói với mẹ: "Một giáo viên có đạo đức như vậy thì không đáng để tặng quà. Nếu mẹ tặng quà thì con sẽ không đi học”. Kết quả là, tôi đã phải chịu đựng rất nhiều sự đối xử lạnh lùng. Tôi viết văn rất hay và đạt điểm cao, nhưng cô ấy vẫn phạt tôi vệ sinh lớp mỗi ngày sau giờ học vì tội không tuân thủ kỷ luật.

Mẹ thấy tôi một mình ở lại lớp quét dọn, lau nhà... và bà đã khóc. Tôi giơ cánh tay có chút vạm vỡ của mình, nói với mẹ: "Mẹ ơi, con không sao. Mẹ không cần phải thương xót con trai của mẹ đâu”. Bà giật mình nhìn tôi. Tôi hỏi mẹ: "Con trai mẹ có tuyệt không?". Bà khẽ gật đầu: "Không chỉ mạnh mẽ, mà còn hiểu chuyện". Kể từ đó, sau mỗi ngày làm việc bà đều đến trường để giúp tôi dọn dẹp. Tôi hỏi mẹ: "Con có phải là người bảo vệ chính nghĩa không?". Bà nói: "Mẹ sẽ đứng về phía con, con không phải chiến đấu một mình".

Một lần nữa làm mẹ thất vọng

Sắp tốt nghiệp trung học cơ sở, nhưng thành tích học của tôi thậm chí không đỗ vào được trường trung học nào. Tôi lo lắng, tự trách mình, thậm chí đập đầu vào tường. Tôi tuyệt thực và nhốt mình trong phòng. Bốn ngày liền, tôi ở trong phòng, còn mẹ ở ngoài phòng. Tôi không ăn, mẹ cũng không ăn.

Vào ngày đầu tiên, mẹ kể với tôi về bố. Bố đã đến gặp mẹ và muốn đoàn tụ, nhưng bà từ chối. Mẹ nói với ông rằng: "Tôi cho phép bất cứ ai trên thế giới này không thích Jiang Jiang, nhưng tôi không thể tha thứ cho bất cứ ai đã vô lý xúc phạm và làm tổn thương thằng bé”.

"Tôi cho phép bất cứ ai trên thế giới này không thích Jiang Jiang, nhưng tôi không thể tha thứ cho bất cứ ai đã vô lý xúc phạm và làm tổn thương thằng bé”.
"Tôi cho phép bất cứ ai trên thế giới này không thích Jiang Jiang, nhưng tôi không thể tha thứ cho bất cứ ai đã vô lý xúc phạm và làm tổn thương thằng bé”. (Ảnh: Shutterstock)

Ngày thứ hai, mẹ mời người bạn thời thơ ấu của tôi, Fu Shu. "Jiang Jiang, chiếc xe điều khiển từ xa mà cậu tặng tôi ở trường tiểu học đã có trong nghiên cứu của tôi. Đây thực sự là món đồ chơi quý giá và tốt nhất của tôi. Bây giờ cậu đang gặp chút vấn đề về học tập, vậy thì sao chứ? Trong tương lai, cậu nhất định sẽ có tiền đồ, bạn bè có thể dựa vào cậu!''.

Vào ngày thứ ba, cô giáo Wei, giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học cũng đến, và cô đã khóc. "Jiang Jiang, em không phải là học sinh giỏi nhất trong số những học sinh mà cô đã dạy, nhưng em là người đặc biệt nhất. Em học không giỏi, nhưng em rất xuất sắc. Cô vẫn sử dụng công cụ xóa bảng đen bằng hút bụi điện mà em đã phát minh, và các thầy cô giáo đều tự hào về em”.

Vào ngày thứ tư, không có âm thanh nào khác ở bên ngoài. Tôi lo lắng rằng mẹ đã không thể đứng dậy sau mấy ngày liền không ăn không uống, và tôi quyết định bước ra khỏi cửa.

Mẹ tôi đang nấu ăn trong bếp, và trước khi tôi bước tới, bà nói: "Con trai, mẹ biết là con muốn ăn gì đó”. “Mẹ ơi, con xin lỗi ... con thấy rất xấu hổ".

Nửa tháng sau, mẹ đưa cho tôi một câu hỏi trắc nghiệm: "A. Đến trường trung học số 1, trường trung học tốt nhất trong thành phố; B. Đến trường trung học dạy nghề sửa chữa ô tô; C. Nếu con không hài lòng, mẹ sẽ tôn trọng lựa chọn của con". Tôi chọn B.

Tôi nói: "Mẹ ơi, con biết rằng mẹ đã rất tin tưởng và cố gắng để con học trung học, nhưng con đã làm mẹ phải thất vọng”. Mẹ xoa đầu tôi và nói: “Cậu bé ngốc, con coi thường mẹ của con quá đi. Vào trường trung học dạy nghề sẽ phát huy sở trường của con. Dù sao, mẹ cũng là một giáo sư đại học, và con vẫn còn có đầu óc”.

Tôi là một con chim ngốc, còn bạn là một cành cây thấp

Theo cách này, tôi đã đến trường trung học dạy nghề, học về sửa chữa ô tô, và theo lời của một số chú dì trong trường: Tôi sẽ là một đứa học trò phát minh ra chiếc xe trong tương lai. Chúng tôi sống trong trường Đại học Bách khoa, các bạn học cùng trường đại học thường ra nước ngoài, học bằng tiến sĩ. Chỉ có tôi, từ nhỏ đến lớn đều là ví dụ điển hình “phản diện”.

Chúng tôi sống trong trường Đại học Bách khoa, các bạn học cùng trường đại học thường ra nước ngoài, học bằng tiến sĩ. Chỉ có tôi, từ nhỏ đến lớn đều là ví dụ điển hình “phản diện”.
Chúng tôi sống trong trường Đại học Bách khoa, các bạn học cùng trường đại học thường ra nước ngoài, học bằng tiến sĩ. Chỉ có tôi, từ nhỏ đến lớn đều là ví dụ điển hình “phản diện”. (Ảnh: Pexels)

Mẹ không né tránh, và cũng không bao giờ vì có một cậu con trai như tôi mà phải nói chuyện vòng vo. Ngược lại, thấy nhà nào có xe cộ không ổn, bà đều nhờ tôi giúp đỡ. Mẹ đứng cạnh khi tôi sửa xe, khuôn mặt toát lên vẻ tự hào, như thể con trai bà không phải là một anh thợ sửa xe, mà là chuyên gia hàng không mẫu hạm vậy.

Cuộc sống của tôi dần trở nên tốt hơn, trước khi tốt nghiệp tôi đã được gọi là "thần đồng xe hơi". Sau khi tốt nghiệp, tôi mở một cửa hàng sửa chữa ô tô. Mặc dù chỉ cung cấp dịch vụ cho những chiếc ô tô giá rẻ, nhưng ‘môn đình nhược thị’, cửa hàng tôi lúc nào cũng đông khách; mặc dù mỗi ngày đều toàn thân vấy mỡ nhưng tôi không vì kế sinh nhai mà phải miễn cưỡng cúi đầu.

Một ngày nọ, tôi vô tình đọc được câu ngạn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ trong một cuốn sách:Thượng đế đều sẽ vì mỗi một con chim ngốc mà chuẩn bị một cành cây thấp”.

Vâng, tôi chính là con chim ngốc đó, nhưng người đã gửi cho tôi một cành cây thấp, không phải là Thượng Đế, mà là mẹ tôi.

***

Con trẻ không thể lựa chọn cha mẹ, và cha mẹ cũng không thể lựa chọn cho mình những đứa trẻ tài ba. Vậy thì, đối diện với một đứa trẻ, "niềm tin" vô điều kiện có lẽ là cách thông minh nhất để làm cha mẹ.

Hòa An biên dịch
Theo aboluowang.com

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Con của bạn có phải là ‘Thiên tài không được thế giới hiểu’