Dạy con sáng Đạo: Bài 6 - Không dạy mà giỏi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Xem lại: Dạy con sáng Đạo: Bài 5 - Người có đạo đức

Không dạy mà giỏi, chẳng phải Thánh sao?
Dạy rồi mới giỏi, chẳng phải hiền sao?
Dạy vẫn không biết, chẳng phải ngu sao?
Khốn khó rồi biết, chẳng phải trí sao?

Nguyên văn chữ Hán:
不教而善,非聖而何
教而後善,非賢而何
教而不善,非愚而何
困而知之,非智而何

Âm Hán Việt:
Bất giáo nhi thiện, phi thánh nhi hà (1)
Giáo nhi hậu thiện, phi hiền nhi hà (2)
Giáo nhi bất thiện, phi ngu nhi hà (3)
Khốn nhi tri chi, phi trí nhi hà

Diễn giải:
(1), (2), (3): là câu có nguồn gốc từ sách "Tiểu học" của Thiệu Ung, một nhà lý học, dịch học, đạo sĩ đời Bắc Tống, Trung Quốc, nổi tiếng với tác phẩm "Mai hoa dịch số":

Người không được dạy mà trở thành người tài đức, trí huệ thì chính là bậc Thánh nhân.

Người được dạy rồi sau đó trở thành người thiện, người giỏi thì chính là người hiền tài.

Người được dạy rồi mà vẫn không trở thành người thiện, người giỏi thì đúng là kẻ ngu dốt.

Người trong cảnh khốn khó mà giác ngộ chân lý, tức là bậc trí giả.

Câu chuyện tham khảo:

Khổng Tử học đánh đàn cầm

Khổng Tử học đánh đàn cầm, không dạy mà giỏi, khổng tử học đánh đàn cầm, minh đạo gia huấn, dạy con sáng đạo

Khổng Tử bái Sư Tương, một nhạc sư nổi tiếng thời Xuân Thu làm thầy dạy chơi đàn cầm (cổ cầm). Sau một thời gian học một khúc nhạc, Sư Tương nói với Khổng Tử rằng: "Tôi tuy dựa vào tài gõ khánh để làm nhạc quan, nhưng lại sở trường về đàn cầm. Hôm nay ông đã học được khúc nhạc này rồi, có thể học sang khúc nhạc khác được rồi".

Khổng Tử trả lời rằng: "Trò vẫn chưa học được kỹ xảo diễn tấu".

Khổng Tử chuyên tâm luyện tập một thời gian, rất nhanh chóng đã nắm vững kỹ xảo. Thế là Sư Tương lại nói với Khổng Tử rằng: "Ông giờ đây đã học được kỹ xảo, có thể học sang khúc nhạc khác được rồi".

Khổng Tử trả lời: "Nhưng trò vẫn chưa hiểu ý nghĩa và sự thú vị của khúc nhạc".

Khổng Tử lại tiếp tục chuyên tâm luyện tập một thời gian, đã hiểu được ý nghĩa và sự thú vị của khúc nhạc. Lúc này Sư Tương lại nói với Khổng Tử: "Ông đã hiểu được ý nghĩa và sự thú vị của khúc nhạc này, giờ đây có thể học sang khúc nhạc khác được rồi".

Khổng Tử vẫn muốn luyện tập nghiên cứu sâu hơn nữa nên trả lời rằng: "Trò vẫn chưa hiểu khúc nhạc này ca tụng ai".

Thế là Khổng Tử lại chuyên tâm một lòng luyện tập ngày ngày, dùng tâm lĩnh hội nhân vật mà khúc nhạc ca tụng. Sau một thời gian, một hôm Khổng Tử suy nghĩ sâu xa, đứng trên nơi cao nhìn ra nơi xa xôi rồi nói: "Trò đã hiểu được khúc nhạc ca tụng ai rồi. Người này da ngăm đen, dáng cao cao, có tấm lòng rộng lớn, có tầm nhìn xa trông rộng, ánh mắt sáng nhìn khắp bốn phương. Nếu không phải Chu Văn Vương thì ai có thể như thế này đây".

Sư Tương nghe vậy vô cùng kinh ngạc, lập tức rời khỏi chỗ ngồi rồi đến trước mặt Khổng Tử, hai tay chắp trước ngực bày tỏ thành kính và nói: "Ông đúng là Thánh nhân không gì không thông tỏ. Khúc nhạc này tên là "Văn Vương tháo" (Tiết tháo của Văn Vương)"

Trung Dung
Tham khảo: secretchina.com

Xem thêm: Kỳ 7

Văn hoá Giáo dục


BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Dạy con sáng Đạo: Bài 6 - Không dạy mà giỏi