Dạy con sáng Đạo: Bài 7 - Có ruộng không cày

Giúp NTDVN sửa lỗi

Xem lại: Dạy con sáng Đạo: Bài 6 - Không dạy mà giỏi

Có ruộng không cày, kho bồ trống rỗng
Có sách không dạy, con cháu ngu đần
Kho bồ trống rỗng, quanh năm thiếu ăn
Con cháu ngu đần, không tường lễ nghĩa

Chữ Hán:
有田不耕,倉廪空虛
有書不教,子孫頑愚
倉廪空兮,歲時乏食
子孫愚兮,禮義全無

Hán Việt:
Hữu điền bất canh, thương lẫm không hư (1)
Hữu thư bất giáo, tử tôn ngoan ngu (2)
Thương lẫm không hề, tuế thì phạp thực (3)
Tử tôn ngu hề, lễ nghĩa toàn vô (4)

Diễn giải:
Các câu trên (1, 2, 3, 4) có nguồn gốc từ sách giáo dục trẻ em xưa "Tăng quảng hiền văn":

Biếng nhác, có ruộng mà không cày cấy thì không có lương thực dự trữ, kho bồ trống rỗng, đương nhiên lâm vào tình cảm đói kém, thiếu ăn.

Có sách mà không dạy thì con cháu ngu dốt, không biết lễ nghĩa. người không học hành thì không biết đạo lý làm người, không có tri thức..

Con cháu là tương lai của gia đình, gia tộc. Con cháu lười lao động thì tương lai nghèo đói.

Con cháu lười học hành thì ngu dốt, không biết lễ nghi, không hiểu đạo lý, cả cuộc đời vô dụng, gia đình, dòng tộc suy bại.

Câu chuyện tham khảo:

Gia Cát Lượng dạy con

Gia Cát Lượng là bậc kỳ tài sống vào thời Tam Quốc, được Lưu Bị đích thân “tam cố mao lư” ( ba lần đến nhà tranh) cung kính mời phò tá. Ông xuất sơn trợ giúp Lưu Bị, thúc đẩy liên minh Tôn Quyền – Lưu Bị đại phá quân Tào trong trận Xích Bích, đặt nền móng cho thế chân vạc Tam Quốc.

Cuộc đời Gia Cát Lượng là những câu chuyện truyền kỳ. Ông cũng là mẫu người tiêu biểu của văn hóa truyền thống “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, cả đời “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”. Lưu Bị trước khi chết đã giao Hậu chủ Lưu Thiền phó thác cho Gia Cát Lượng, thế là việc triều chính, quân sự lớn nhỏ của nhà Thục Hán đều do Gia Cát Lượng xử lý. Tuy là chức quan thừa tướng đứng đầu triều đình, nhưng ông sống vô cùng thanh bạch và liêm khiết. Việc triều chính, việc quân sự ngổn ngang, quanh năm rong ruổi chốn sa trường, ông vẫn chú ý đến giáo dục con. Gia Cát Lượng là mẫu mực của bậc "trung thần" và là người cha nhân từ.

“Tam Quốc chí” có viết, Gia Cát Lượng lúc còn sống đã dâng biểu tấu lên Hậu chủ Lưu Thiền rằng:

“Hạ thần Gia Cát Lượng, trước tiên xin khởi bẩm Hậu chủ rằng:

Nhà hạ thần ở Thành Đô có 800 cây dâu, 15 mẫu ruộng bạc màu, đủ ăn mặc cho anh em, con cháu. Còn hạ thần làm quan ở ngoài, không có thu nhập nào khác, việc ăn mặc của bản thân hạ thần đều theo chế độ cung cấp, ngoài lương ra, không có thu nhập nào khác, không có mưu sinh khác. Đến khi hạ thần chết, vẫn sẽ đảm bảo ở nhà không có lụa dư, ở ngoài không có tài sản, không để phụ lòng bệ hạ.

Khi Gia Cát Lượng chết, quả đúng như những gì ông đã nói”.

Tuy luôn luôn chinh chiến xa nhà nhưng Gia Cát Lượng vẫn rất chú ý giáo dục con cái, ông viết cho con trai một bức thư, chỉ 86 chữ nhưng lại là lời khuyên súc tích cụ thể để học làm người.

Thư Gia Cát Lượng gửi con trai như sau:

“Nết người quân tử, tĩnh để tu thân, kiệm dùng dưỡng đức.
Không đạm bạc chí chẳng sáng soi, không tĩnh tâm tiến xa chẳng nổi.
Học cần tâm tĩnh, tài cần phải học.
Không học, tài chẳng mở mang, không chí, chẳng thành nghiệp học.
Biếng nhác ắt chẳng thể tinh thông, nóng nảy sao tu thành tâm tính.
Tháng ngày vùn vụt, ý chí qua đi, thân đã già nua, chưa hiểu sự đời.
Nhà rách sầu bi, hối thì đã muộn”.

Có câu nói: “Trí tuệ chân chính có thể siêu vượt thời không, mãi mãi vẫn mới”. Đọc xong bức thư này, thấy lời nói đó thật chí lý.

Trung Dung
Tham khảo: soundofhope

Xem thêm: Kỳ 8

Văn hoá Giáo dục


BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Dạy con sáng Đạo: Bài 7 - Có ruộng không cày