3 lý thuyết để dưỡng thành một ‘đứa trẻ thông minh’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trên thực tế, tài năng thiên phú của một người là rất quan trọng, nhưng kinh nghiệm học tập lại là một phần quan trọng hơn.

Einstein luôn được coi là một nhà khoa học kỳ tài, bởi vì ông đã đặt nền tảng lý thuyết cho sự phát triển năng lượng hạt nhân, cũng mở ra một kỷ nguyên mới của khoa học và công nghệ hiện đại.

Có lẽ mọi người sẽ nghĩ rằng chỉ số IQ của Einstein nhất định phải rất cao. Tuy vậy, một bác sĩ ở Đại học Princeton đã nghiên cứu về não bộ của Einstein, sau khi trắc định đã đưa ra kết luận: IQ của Einstein là 146, chỉ số này đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng IQ của các nhà khoa học trên thế giới.

Trên thực tế, tài năng thiên phú của một người là rất quan trọng, nhưng nếu không được phát huy, thì cuối cùng nó cũng sẽ chỉ giống như những người khác.

Một câu chuyện trong “Giáo dục của Karl Witte” kể rằng: Một đứa trẻ mới sinh ra được mấy tháng bị bỏ lại trên một hòn đảo hoang vắng sau một tai nạn trên biển. Những con khỉ trên hòn đảo hoang vắng này đã nhận nuôi đứa bé, nhưng khi lớn lên, cậu chỉ biết nhảy lò cò, trèo cây hái quả dại, không biết ngôn ngữ của con người.

Vậy từ Einstein và câu chuyện này có thể thấy rằng: Tài năng thiên phú cũng quan trọng, nhưng kinh nghiệm học tập lại là một phần quan trọng hơn.

Tài năng thiên phú cũng quan trọng, nhưng kinh nghiệm học tập lại là một phần quan trọng hơn.
Tài năng thiên phú cũng quan trọng, nhưng kinh nghiệm học tập lại là một phần quan trọng hơn. (Ảnh: Peakpx/CC0)

Muốn dưỡng thành một "đứa trẻ thông minh", hãy thử "Lý thuyết trí lực thực sự"

Nhà tâm lý học Harvard, Giáo sư David Perkins từng đề xuất: học tập lý luận về trí lực, cũng được gọi là lý thuyết trí lực thực sự.

"Lý thuyết trí lực thực sự" này được chia thành ba loại:

  • Trí lực kinh nghiệm: Học tập các lĩnh vực khác nhau trong một thời gian dài, kinh nghiệm sẽ được tích lũy và hình thành một hệ thống kỹ năng hoặc hệ thống kiến ​​thức.
  • Trí lực nội tâm: đề cập đến sự liên quan mạnh mẽ của lý trí, bao gồm các sách lược, quản lý cảm xúc và thái độ tích cực.
  • Trí lực thần kinh: Lấy hiệu quả và độ chính xác của hệ thần kinh làm mục tiêu đo lường chính, bị ảnh hưởng rất nhiều bởi gen, thường được gọi là "tài năng thiên phú".

Vậy làm thế nào cha mẹ có thể sử dụng "lý thuyết trí lực" để tạo ra "những đứa trẻ thông minh"?

Xem thêm:

1. Trí lực kinh nghiệm

Trí lực kinh nghiệm đòi hỏi trẻ phải tiếp tục học để đạt đến một cấp độ và chiều sâu nhất định, cũng chính là cảm giác thành tựu, để trẻ có thể cảm thấy hạnh phúc ở trong đó.

* Giúp con bạn tận tâm luyện tập

Trong thế giới của trẻ em, việc học tập cần phải được nỗ lực tận tâm thực hành. Chỉ có tận tâm luyện tập, trẻ mới có thể ngày càng trở nên xuất sắc hơn. Để tránh nhàm chán, cha mẹ cần phải giúp trẻ có thêm hứng thú trong lúc thực hành.

Trong thế giới của trẻ em, việc học tập cần phải được nỗ lực tận tâm thực hành. Chỉ có tận tâm luyện tập, trẻ mới có thể ngày càng trở nên xuất sắc hơn.
Trong thế giới của trẻ em, việc học tập cần phải được nỗ lực tận tâm thực hành. Chỉ có tận tâm luyện tập, trẻ mới có thể ngày càng trở nên xuất sắc hơn. (Ảnh: Pexels)

Ví dụ, cha mẹ có thể sử dụng nhãn dán nhỏ để thưởng cho trẻ em, những đứa trẻ lớn hơn có thể thưởng đi du lịch hoặc đồ chơi mà chúng yêu thích.

* Giúp trẻ tháo dỡ những mục tiêu nhỏ

Khi trẻ có thể hoàn thành mục tiêu, cha mẹ phải giúp trẻ đặt ra các mục tiêu khả thi dựa trên độ tuổi, thời gian và kinh nghiệm của trẻ. Nên phân tách thành các nhiệm vụ nhỏ có thể hoàn thành, giúp trẻ dần dần đạt được mục tiêu. Mục tiêu là để trẻ nhận ra việc học.

* Giúp con bạn đánh giá kết quả

Khi trẻ hoàn thành mục tiêu, cha mẹ phải cho trẻ kết quả đánh giá, để trẻ biết mình đã làm gì tốt và cần cải thiện điều gì. Làm như vậy, trẻ có thể xác định hướng đi riêng và đạt được mục tiêu trong tương lai.

2. Trí lực nội tâm

Trí lực nội tâm đòi hỏi sách lược, thái độ tích cực và quản lý cảm xúc.

* Sách lược

Trong cuộc sống, bạn phải chú ý đến các sách lược cho dù bạn làm gì, đặc biệt là trong việc hướng dẫn trẻ em. Chỉ cần vận dụng tốt, trí tuệ cảm xúc của trẻ cũng sẽ ngày càng cao hơn.

Khi cha mẹ gặp phải những vấn đề như trẻ làm sai, đừng la hét và lo lắng cho con. Cha mẹ có thể cố gắng hướng dẫn con học cách suy xét. Đồng thời, chúng ta có thể sử dụng phương pháp suy nghĩ tích cực để biến hóa nhiều giải pháp, giúp trẻ bình tĩnh và thông minh hơn.

Chúng ta có thể sử dụng phương pháp suy nghĩ tích cực để biến hóa nhiều giải pháp, giúp trẻ bình tĩnh và thông minh hơn.
Chúng ta có thể sử dụng phương pháp suy nghĩ tích cực để biến hóa nhiều giải pháp, giúp trẻ bình tĩnh và thông minh hơn. (Ảnh: Pexels)

* Thái độ tích cực

Khi trẻ gặp phải những điều đáng buồn và tức giận, cha mẹ đối đãi bằng tâm thái tích cực, sẽ khiến đứa trẻ có thái độ lạc quan.

Khi trẻ không thể làm điều đó, cha mẹ không nên đổ lỗi và la mắng con, để trẻ học cách đối diện với mọi việc bằng tâm thái bình tĩnh và tự tin.

* Quản lý cảm xúc

Cha mẹ có thể dạy con làm bạn với tất cả các loại cảm xúc và không kìm nén cảm xúc.

Khi trẻ có cảm xúc tiêu cực, cha mẹ có thể để trẻ lùi lại một cách thích hợp và suy nghĩ cẩn thận về cảm xúc của mình, để trẻ có thể học cách kiểm soát cảm xúc. Chỉ bằng cách làm chủ cảm xúc, trẻ mới có thể ngày càng thành công và thông minh.

3. Trí lực thần kinh

Trí lực thần kinh cũng chính là tài năng thiên phú của trẻ em, và là chủng trí lực bẩm sinh của trẻ. Trí lực thần kinh bị ảnh hưởng rất nhiều bởi gen.

Trên thực tế, não người ước tính có khoảng 86 tỷ neuron, các liên kết tế bào thần kinh phát triển trên khắp hướng hình thành nên mạng thần kinh, cho phép chúng ta suy nghĩ, nhận thức.

Khi trẻ từ 0-3 tuổi, là thời kỳ phát triển nhanh chóng của các tế bào thần kinh, một số lượng lớn các kết nối cũng sẽ xảy ra giữa các tế bào thần kinh. Trẻ sau 3 tuổi, hiện tượng "không sử dụng và mất" tế bào thần kinh sẽ dần xuất hiện. Khi tế bào thần kinh của trẻ không còn được sử dụng, chúng sẽ dần biến mất, nhưng trí lực thần kinh của trẻ vẫn được phát triển thông qua sự bồi dưỡng của cha mẹ.

Hòa An
Theo kknews.cc



BÀI CHỌN LỌC

3 lý thuyết để dưỡng thành một ‘đứa trẻ thông minh’