‘Đỡ lấy người đang rơi’ - Dẫu ai muốn trưởng thành cũng đều phải học

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong nhân sinh dài đằng đẵng, hầu hết chúng ta đều hy vọng vào thời khắc khi mình gục ngã và rơi xuống, sẽ có ai đó đứng đợi ở phía dưới kia đón đỡ lấy ta. Và học cách đỡ lấy người khác, chính là quá trình mà mỗi người ắt phải trải qua để trưởng thành.

Trong một bài diễn thuyết, tôi đã mời khán giả có mặt đứng lên bày tỏ lòng biết ơn của mình đến những người mà họ cảm thấy biết ơn nhất trong cuộc đời.

Một cô gái trẻ đứng dậy, nói: "Tôi muốn cảm ơn giáo viên của tôi nhất".

Nhìn vẻ ngoài của cô gái ấy, tuổi đời còn rất trẻ, có vẻ như vừa tốt nghiệp cấp ba học lên đại học. Tôi hỏi cô ấy muốn cảm ơn giáo viên hồi lớp mấy? Cô gái nói rằng từ nhỏ đến lớn, rất nhiều giáo viên đều đáng được cảm ơn.

Cô gái rưng rưng cảm động nói:

"Có vài lần, khi tôi cảm thấy mình đang gục ngã, chính giáo viên của tôi đã đỡ lấy tôi".

"Có vài lần, khi tôi cảm thấy mình đang gục ngã, chính giáo viên của tôi đã đỡ lấy tôi".
"Có vài lần, khi tôi cảm thấy mình đang gục ngã, chính giáo viên của tôi đã đỡ lấy tôi". (Ảnh: Peakpx)

Vào lúc đó, tôi và những người có mặt ở hội trường đều rất xúc động. Một giáo viên tốt thực sự, là một người muốn đỡ lấy học sinh khi chúng ngã xuống.

Tuy nhiên, có rất nhiều người gặp rắc rối trong cuộc sống, nhưng họ không tìm thấy ai sẵn sàng đỡ lấy mình...

Tôi đã từng nghe nhà tâm lý học Hứa Hạo Nghi (Xu Haoyi) chia sẻ một trường hợp thực tế. Có vị bác sĩ tâm thần nước ngoài nọ thường xuyên đến thăm một bệnh nhân nữ đã cố ý tự sát. Một ngày nọ, nữ bệnh nhân nói với bác sĩ rằng cô sẽ nhảy xuống từ tầng cao nhất của bệnh viện, xin bác sĩ hãy bắt, đỡ lấy cô ấy. Đây chắc chắn là một nhiệm vụ bất khả thi. Vậy là, bệnh nhân đã chạy lên tầng trên cùng. Và vị bác sĩ không hề do dự, vội vàng chạy xuống mặt đất, kiên trì và chuẩn bị phương án để đỡ lấy cô gái. Tuy nhiên, chờ đợi trong một thời gian lâu, mà vẫn không hề thấy động tĩnh…

Rồi sau đó, bệnh nhân nữ kia đã đến gặp bác sĩ và nói với anh ta:

"Cảm ơn bác sĩ, anh vừa đỡ được tôi rồi".

Nữ bệnh nhân kia chờ đợi người sẵn sàng đỡ lấy cô, không biết rằng cô đã chờ đợi bao lâu, cuối cùng khi biết rằng có ai đó sẽ sẵn lòng đỡ lấy mình, thì cô không cần phải ngã nữa. Bởi giá trị quý giá của cô đã được khẳng định.

Nữ bệnh nhân kia chờ đợi người sẵn sàng đỡ lấy cô, không biết rằng cô đã chờ đợi bao lâu, cuối cùng khi biết rằng có ai đó sẽ sẵn lòng đỡ lấy mình, thì cô không cần phải ngã nữa.
Nữ bệnh nhân kia chờ đợi người sẵn sàng đỡ lấy cô, không biết rằng cô đã chờ đợi bao lâu, cuối cùng khi biết rằng có ai đó sẽ sẵn lòng đỡ lấy mình, thì cô không cần phải ngã nữa. (Ảnh: Peakpx)

Vài năm trước, tôi thường kiêm thêm gia sư ở trường đại học. Tôi thường uống trà với sinh viên vào các buổi chiều, hoặc mời chúng ăn trưa. Khi ăn, uống, nói, cười, tôi cũng sẽ trò chuyện nhiều hơn với từng đứa trẻ. Cảm nhận về cuộc sống đại học, lựa chọn khóa học nào, lập kế hoạch cuộc sống trong tương lai... - đây không phải là chủ đề của tôi.

Chủ đề của tôi thường là: "Từ nơi khác đến sống ở Đài Bắc, bạn có thấy cô đơn không?", "Bạn có đang yêu không? Bạn có hài lòng với cuộc sống tình cảm của mình không?"

Hoặc là những câu hỏi “thẳng thừng” như: "Lớn lên trong một gia đình cha (mẹ) đơn thân như vậy, điều khó khăn nhất là gì?"

Những cô cậu sinh viên này thường sẽ tỏ ra ngạc nhiên: "Thưa thầy, thầy hỏi như vậy liệu có thẳng thắn quá không?"

Tôi thường uống trà với sinh viên vào các buổi chiều, hoặc mời chúng ăn trưa. Khi ăn, uống, nói, cười, tôi cũng sẽ trò chuyện nhiều hơn với từng đứa trẻ.
Tôi thường uống trà với sinh viên vào các buổi chiều, hoặc mời chúng ăn trưa. Khi ăn, uống, nói, cười, tôi cũng sẽ trò chuyện nhiều hơn với từng đứa trẻ. (Ảnh: Pickpik)

Tuy vậy, thường thì sau đó, hầu hết chúng sẽ trả lời các câu hỏi một cách nghiêm túc và mạnh dạn bày tỏ cảm xúc của mình. Thậm chí có học trò còn hẹn gặp tôi ở phòng nghiên cứu, và chia sẻ về những tâm tư mà "không thể tìm thấy ai đó để nói".

Trước khi một lớp học tốt nghiệp, một số sinh viên thường đến gõ cửa phòng thí nghiệm của tôi và gửi những tấm thiệp lớn đầy chữ viết. Chúng đều bày tỏ lòng biết ơn đối với tôi, bởi vì những gì tôi quan tâm không phải là kết quả học tập, mà là chúng sống tốt như thế nào.

"Bất kể là điểm số của tôi tốt hay không, tôi biết rằng thầy giáo đều nhìn chúng tôi với ánh mắt như nhau”.

Bởi vì điều này, lũ trẻ biết rằng cho dù chúng thành công hay thất bại, thì giá trị của chúng cũng không hề vì thế mà suy giảm. Và đây có lẽ cũng là điều quan trọng nhất mà trong bốn năm ở trường đại học, tôi đã mang đến cho học sinh của mình.

(Trích từ cuốn sách “Nhân danh tôi” (以我之名) - Tác giả: Zhang Manjuan)

Quỳnh Chi
Theo epochtimes.com

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

‘Đỡ lấy người đang rơi’ - Dẫu ai muốn trưởng thành cũng đều phải học