Giáo dục Đức: 'Dù bạn giàu đến đâu, hãy để những đứa trẻ nghèo'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ở Đức, nhiều người giàu có đã nhận ra rằng, ôm giữ nhiều tiền bạc cũng không hẳn là một chuyện tốt. Nếu để con cái ngay từ khi còn trẻ dễ dàng có được giàu có, sẽ có thể đẩy chúng vào vực thẳm của sự sa đọa.

Như mọi người đều biết, Đức là một trong những quốc gia phát triển trên thế giới, cuộc sống của người dân cũng giàu có. Tuy nhiên, những người Đức giàu có tin rằng "Dù bạn giàu đến đâu, hãy để những đứa trẻ nghèo". Lý do của họ là nuông chiều khiến những đứa trẻ hư hỏng, thiếu tự chủ và khả năng sống tự lập. Khi lớn lên, chúng sẽ khó thích nghi với xã hội, không tránh khỏi những thất bại trên đường đời.

Học sống nghèo

Sống một cuộc sống khó khăn trong một quốc gia hoặc khu vực nghèo để hiểu sâu sắc hơn về xã hội và cuộc sống. Đây là một khóa học bắt buộc trong quá trình phát triển của trẻ em thành phố ở Đức ngày nay.

Tại Đức, một số lượng lớn học sinh tiểu học và trung học đến Nam Mỹ và Châu Phi trong những ngày nghỉ để được rèn luyện bằng trải nghiệm độc đáo này. Mục đích của hoạt động này không phải là đi du lịch nước ngoài, cũng không phải ‘cần công kiệm học’, mà là rèn luyện cho trẻ khả năng chịu đựng khó khăn và thích nghi với xã hội. Tất cả các chi phí của hoạt động là do tự mình chi trả, nó xứng đáng với cái tên tự mình “mua cay đắng”.

Khi đứa trẻ lớn lên, sớm hay muộn, nó sẽ rời xa cha mẹ để tự mình đi đến khám phá một vùng trời khác trên thế giới. Thay vì khiến chúng phải đối mặt với thời điểm đó bằng sự thất vọng và bất lực, chi bằng hãy để chúng từ nhỏ chịu thêm một chút khổ, rèn luyện năng lực và bản lĩnh đối mặt với khó khăn.

Co bé người Đức đang chơi với những đứa trẻ khác ở phía trước một vài túp lều. Cô đang đi du lịch với cha mẹ để làm công tác từ thiện và cứu trợ.
Cô bé người Đức đang chơi với những đứa trẻ khác ở phía trước một vài túp lều. Cô đang đi du lịch với cha mẹ để làm công tác từ thiện và cứu trợ. (Ảnh: Shutterstock)

Đừng để con trẻ quá sung túc giàu có

Ở Đức, nhiều người giàu có đã nhận ra rằng, ôm giữ nhiều của cải cũng không hẳn là một chuyện tốt. Nếu để con cái ngay từ khi còn trẻ dễ dàng có được giàu có, có thể đẩy chúng vào vực thẳm của sự sa đọa. Dựa trên nhận thức này, nhiều doanh nhân người Đức nhờ vào nỗ lực của chính mình mà trở nên giàu có, đã thay đổi quan niệm ‘con cái kế thừa sự nghiệp của cha mẹ’. Họ tuyên bố rằng sẽ không để lại tài sản cho con cháu, mà sẽ quyên góp phần lớn hoặc tất cả tài sản của mình cho công tác từ thiện. Và đại đa số những người con đều ngưỡng mộ và ủng hộ ý tưởng cũng như cách làm này của cha mẹ. Chúng cho rằng tài sản này là của cha mẹ thì cha mẹ có quyền định đoạt. Làm một người con, bạn không nên mong ngóng nhận được sự thừa kế ít nhiều từ cha mẹ. Miễn là bạn cố gắng chăm chỉ, bạn sẽ có thể làm tốt, hoặc thậm chí tốt hơn cha mẹ của bạn. Họ tin tưởng rằng, hạnh phúc thực sự là đến từ thành công của chính họ.

Tim Heinz, 24 tuổi, là con trai của chủ tịch một công ty vận tải Đức với khối tài sản 1 tỷ Euro. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh và năm anh chị em của mình mỗi tháng chỉ nhận được khoản thu nhập thấp nhất từ ​​Công ty quản lý tài sản của cha mẹ. Đáp lại, Tim nói: "Tôi không có quyền sở hữu tiền của bố mẹ, cũng không muốn sở hữu nó. Bố mẹ tôi đã đem tiền dùng vào những nơi cho các công tác xã hội, mà không phải để cho chúng tôi hưởng thụ, đây là một việc làm sáng suốt. Bố mẹ đã cấp cho chúng tôi một cơ hội để phấn đấu. Một ngày nào đó, tôi cũng sẽ bằng sự nỗ lực để có tài sản của riêng mình, và tôi sẽ vui mừng vì thành công như bố mẹ mình".

Nhận thức sâu sắc về các quy tắc

Người Đức tin rằng, xã hội là một chỉnh thể, và giữa người với người phải tuân thủ các quy tắc, mới có thể làm cho cuộc sống hạnh phúc, hài hòa và ổn định.

Có lần đến thăm họ hàng ở Đức, tôi đã từng đi vệ sinh trong khi ghé thăm Sở thú Hamburg. Khi tôi đi ra, tôi bị một cô gái trẻ ngăn lại và hỏi tôi có nhìn thấy một cậu bé ở trong đó không. Cô giải thích rằng con trai cô đã ở trong phòng vệ sinh một lúc lâu rồi mà chưa thấy đi ra. Đột nhiên tôi nhớ rằng tôi vừa nghe thấy tiếng động trong phòng vệ sinh, vì vậy tôi quay lại và đi tìm. Ở phòng vệ sinh trong cùng, tôi nhìn thấy một cậu bé tầm mười hai, mười ba tuổi với vẻ mặt nghiêm trọng đang sửa chữa thanh kéo của bể chứa nước, vì thanh kéo bất ngờ bị hỏng và không thể xả nước. Cậu bé nghĩ rằng nếu nhà vệ sinh mình sử dụng không được dội nước, thật có lỗi với người dùng tiếp theo, mà chính mình cũng mất đi nhân phẩm.

Cậu bé nghĩ rằng nếu nhà vệ sinh mình sử dụng không được dội nước, thật có lỗi với người dùng tiếp theo, mà chính mình cũng mất đi nhân phẩm.
Cậu bé nghĩ rằng nếu nhà vệ sinh mình sử dụng không được dội nước, thật có lỗi với người dùng tiếp theo, mà chính mình cũng mất đi nhân phẩm. (Ảnh: Shutterstock)

Một người bạn nói rằng khi anh mới đến Đức, ông đã phơi áo khoác của cháu trai trên ban công. Con gái ông yêu cầu ông cất quần áo và treo chúng trong nhà. Cô nói rằng việc phơi quần áo trên ban công sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan của cả khu phố, và chủ nhà sẽ có ý kiến ​​vì nó sẽ ảnh hưởng đến đánh giá của du khách về khu dân cư.

Khi đến Đức lần thứ hai, ông đem một ít thịt xông khói phơi khô trên ban công. Lần này, ông gói thịt xông khói trong giấy gói trang trí có màu sắc rực rỡ, hơn nữa làm cho nó có hình hoa loa kèn, nhìn gần hay nhìn xa đều thấy rất nghệ thuật. Đến một ngày, gió thổi mạnh khiến giấy gói bay ra khỏi cửa sổ và rơi xuống nhà hàng xóm ở tầng dưới. Con gái ông liền vội vã xuống lầu đóng gói giấy gói.

Người Đức rất chú trọng đến việc xây dựng các quy tắc cho trẻ em. Một lần, trên bãi cỏ cách nhà chị tôi không xa, một cậu bé người Đức lớn tuổi đã cướp đồ chơi của một cậu bé khác bằng vũ lực, kết quả bị cha cậu nhìn thấy. Cha của cậu bé nói với con trai: "Leon, ngay lập tức trả lại đồ chơi cho Alexander và xin lỗi cậu ấy!". Cậu bé tên Leon không làm theo. Người cha lại nói: "Nếu con không xin lỗi, ba sẽ phải xin lỗi Alexander thay con!". Một lúc sau, người cha nghiêm túc mang trả lại đồ chơi cho cậu bé và xin lỗi thay con trai mình.

Mỗi người đều tuân theo quy tắc, mới có thể để tạo ra một môi trường sống tốt hơn.

Bồi dưỡng phẩm đức không phụ thuộc vào việc giảng dạy

Trong suy nghĩ của người Đức, có một quan niệm rằng: những phẩm đức tốt đẹp sẽ tự được lan truyền, mà không cần phải giảng dạy. Điều này thể hiện cụ thể trong việc bồi dưỡng đạo đức, không bắt buộc trẻ phải học thuộc các nguyên tắc đạo đức, nhưng đòi hỏi trẻ phải lý giải đạo đức từ sâu thẳm trái tim và chính từ trong cuộc sống hàng ngày.

Giáo dục tư tưởng và đạo đức ở các trường tiểu học và trung học Đức thường được gọi là "giáo dục sức khỏe xã hội cá nhân" hay "quá trình xã hội hóa". Mục đích của nó không phải là để trẻ em kiến lập những lý tưởng cao cả hay trở thành những anh hùng xả thân, mà là để chúng hiểu những nguyên tắc cơ bản của cuộc sống thông thường, cách tự kỷ luật để hòa nhập với xã hội và trở thành một phần của xã hội. "Giáo dục sức khỏe xã hội cá nhân" chủ yếu bao gồm bốn khái niệm cốt lõi: Tình yêu cuộc sống; Sự công bằng và Bình đẳng; Trung thực và giữ chữ tín.

"Giáo dục sức khỏe xã hội cá nhân" chủ yếu bao gồm bốn khái niệm cốt lõi: Tình yêu cuộc sống; Sự công bằng và Bình đẳng; Trung thực và giữ chữ tín.
"Giáo dục sức khỏe xã hội cá nhân" chủ yếu bao gồm bốn khái niệm cốt lõi: Tình yêu cuộc sống; Sự công bằng và Bình đẳng; Trung thực và giữ chữ tín. (Ảnh: Getty)

Các trường học ở Đức thường không có các khóa giáo dục đạo đức đặc biệt, nhưng họ tổ chức các khóa học về các tôn giáo lớn khác nhau trên thế giới, bao gồm Phật giáo và Đạo giáo. Và điều này được coi là rất quan trọng đối với phẩm cách đạo đức và tu dưỡng của trẻ em.

Không chỉ vậy, hầu hết các trường học ở Đức đều tổ chức các cuộc thảo luận trên lớp mỗi tuần, chọn một số sự kiện trong trường hoặc xã hội, để trẻ bày tỏ quan điểm, thảo luận cùng nhau, tự mình lĩnh ngộ và phán đoán đúng sai. Ngoài ra, các trò chơi nhóm là một cách thức quan trọng. Trong quá trình tham gia trò chơi, giúp trẻ biết cách quan tâm và bao dung người khác, hiểu được cách phối hợp với bạn bè như thế nào. Các trường học Đức cũng thường khuyến khích trẻ em nuôi động vật nhỏ, tổ chức cho học sinh đến viện dưỡng lão để trò chuyện với người già, gây quỹ cho các tổ chức từ thiện và tham gia các hoạt động môi trường hoặc phúc lợi công cộng khác, bồi dưỡng cho trẻ tình yêu và khả năng giao tiếp xã hội. Đối với người Đức, trung thực không phải là một phẩm đức bị cô lập, mà có mối liên hệ chặt chẽ với lòng tự trọng, tôn trọng người khác, và tình yêu đối với sinh mệnh và thiên nhiên.

Giáo dục của nước Đức khiến con trẻ suy nghĩ độc lập

Cậu con trai mười tuổi của cô Trần thích tự làm đồ ăn, thường hỏi mẹ là nó có thể làm bánh sau giờ học không. Chỉ cần mẹ đồng ý, một lúc sau, đã có bánh mang đến cho mẹ nếm thử.

Có lần cậu tự hào tuyên bố: "Mẹ ơi, hôm nay con sẽ nấu ăn". Rồi cậu mở xem công thức, đi siêu thị với bố để tự chọn nguyên liệu và bận rộn trong bếp khi về nhà. Từ súp trước bữa ăn đến nước táo, từ bữa tối đến món tráng miệng của riêng mình, cha mẹ đều có thể thưởng thức. Bữa ăn này chính là bữa cơm chính thống của Đức, có thịt lợn luộc, bánh bao khoai tây và bắp cải tím. Hơn nữa, hương vị hoàn toàn xác thực. Cậu con trai nhìn cha và mẹ thưởng thức bữa tối mà cậu làm, cảm giác rất hài lòng.

Trần gọi cho mẹ chồng (ở Trung Quốc) để kể về chuyện này. Bà rất vui và nghĩ rằng các cháu cần phải tập làm. Bà hỏi lại đứa trẻ đang làm gì? Tôi nói với mẹ chồng rằng con trai đang đan một chiếc khăn len nhỏ cho người tuyết, đây là bài tập thủ công về nhà. Bà rất vui, và nói rằng phương pháp giáo dục của trường học Đức rất tốt. Nó cho phép trẻ em tiểu học có thể thực hành các kỹ năng khác. Không giống như giáo dục ở một số nơi khác, trẻ không thể làm bất cứ điều gì khi chúng lớn lên, tất cả đều dựa vào cha mẹ.

Cha mẹ người Đức thường quan tâm đến việc con cái họ có hạnh phúc ở trường hay không, chúng có thích đi học không và tại sao. Trong khi đó, một số phụ huynh khác, ví như phụ huynh Trung Quốc quan tâm nhiều hơn đến những lớp học mà con họ đã học ngày hôm nay, học được những gì và đạt bao nhiêu điểm. Hầu hết trẻ em Trung Quốc đều xuất sắc, thông minh, chăm chỉ và có điểm số tốt. Tại Olympic Toán học quốc tế được tổ chức tại Đức năm ngoái, đội tuyển Trung Quốc đã giành vị trí thứ nhất về tổng điểm của đội. Đây là lần thứ năm đội tuyển Trung Quốc giành được chức vô địch này trong sáu năm qua.

Nhưng trẻ em Trung Quốc đang chịu áp lực và có kiến ​​thức hẹp. Một số trẻ bắt đầu tự học từ 7 giờ sáng. Ngoại trừ 3 bữa ăn, về cơ bản chúng đang học. Bài tập về nhà của chúng phải làm đến đêm khuya. Chúng thậm chí xách 2kg gạo trên tay, mới đi vài bước đã la lên vì mệt.

Hầu hết trẻ em Trung Quốc đều xuất sắc, thông minh, chăm chỉ và có điểm số tốt. Nhưng trẻ em Trung Quốc đang chịu áp lực và có kiến ​​thức hẹp.
Hầu hết trẻ em Trung Quốc đều xuất sắc, thông minh, chăm chỉ và có điểm số tốt. Nhưng trẻ em Trung Quốc đang chịu áp lực và có kiến ​​thức hẹp. (Ảnh: Getty)

Đa số trẻ em Trung Quốc chỉ có nửa ngày để chơi mỗi tuần. Sau khi tham gia một ngày học đầy đủ, còn phải học vô số lớp học với nhiều tên gọi khác nhau, như toán học Olympic, hội họa, âm nhạc, tiếng Anh, v.v... Sau giờ học, bài tập về nhà thường phải tối hoặc thậm chí là đêm khuya mới làm xong. Những lớp học thêm đó được gọi là "tham gia tự nguyện", nhưng thực tế mọi trẻ em đều phải trả tiền để tham gia. Nếu chúng không tham gia, sẽ có thể bị phân biệt đối xử trong trường học. Trẻ em Trung Quốc lớn lên trong một môi trường như vậy và chịu áp lực rất lớn.

Nói một cách tương đối, học sinh tiểu học Đức thoải mái hơn nhiều và chỉ mất nửa ngày học. Số học lớp một chỉ cần học từ 1 đến 20, dường như là rất thấp. Tuy nhiên, người Đức rất nghiêm túc. Giáo viên sửa bài tập về nhà, trẻ em viết chữ không đúng vị trí đều phải viết lại. Ở trong lớp học, yêu cầu của giáo viên rất nghiêm ngặt. Họ có một khóa học tổng hợp rất quan trọng, tương đương với sự tích hợp của địa lý, lịch sử, nhân văn, văn hóa, tôn giáo, thường thức và chính trị. Độ rộng của phạm vi liên quan là đáng ngạc nhiên, rất nhiều kiến ​​thức đã được học trong một thời gian ngắn. Đôi khi có một báo cáo trong lớp, và giáo viên sẽ đưa ra các câu hỏi tương ứng để học sinh tự tìm tài liệu. Do đó, trẻ em đã tự lập từ nhỏ, và chúng cũng có thể đưa ra những ý kiến ​​độc đáo của riêng mình.

Nhìn chung, việc giáo dục tại các trường tiểu học ở Đức tương đối dễ dàng và bài tập về nhà có thể được hoàn thành trong hơn một giờ sau khi về nhà, và có nhiều thời gian rảnh hơn sau giờ học. Trẻ em Đức đã có thể tự đến thư viện một mình khi còn rất nhỏ, lên mạng để tìm tài liệu cho bài tập và chuẩn bị cho bài giảng trên lớp, cảm giác như chúng đã thực sự trưởng thành.

Đừng cho rằng phương pháp giáo dục này sẽ trì hoãn con bạn. Trên thực tế, sau khi vào cấp hai, sẽ có rất nhiều bài tập về nhà. Ở Đức, từ năm lớp 5, học sinh được phân loại (theo khả năng và mong muốn của gia đình) để nhập học vào một trong ba loại trường khác nhau: Hauptschule (trường cấp 2 - trường có chương trình học phổ thông đại trà), Realschule (Trường cấp 2 nâng cao) hoặc Gymnasium (Trường phổ phông dành cho học sinh khá giỏi). Chỉ có trẻ em của Gymnasium (khoảng 20%) mới có thể đi học đại học dựa trên cơ sở kết quả thi tốt nghiệp. Trẻ em của các trường Realschule sẽ đi học trường nghề, còn trẻ các trường Hauptschule sẽ vào các trường cao đẳng kỹ thuật.

Trẻ em của các trường Realschule sẽ đi học trường nghề, còn trẻ các trường Hauptschule sẽ vào các trường cao đẳng kỹ thuật. Bằng cách này, tất cả trẻ em có thể tránh được việc đối mặt với áp lực của kỳ thi tuyển sinh đại học.
Trẻ em của các trường Realschule sẽ đi học trường nghề, còn trẻ các trường Hauptschule sẽ vào các trường cao đẳng kỹ thuật. Bằng cách này, tất cả trẻ em có thể tránh được việc đối mặt với áp lực của kỳ thi tuyển sinh đại học. (Ảnh: Getty)

Bằng cách này, tất cả trẻ em có thể tránh được việc đối mặt với áp lực của kỳ thi tuyển sinh đại học. Trường phổ phông dành cho học sinh khá giỏi có nhiều khóa học và có thể tập trung vào đào tạo trẻ tài năng. Do đó, người Đức có một số lượng lớn các tài năng hàng đầu trong các lĩnh vực như công nghiệp và công nghệ. Trẻ em không có năng khiếu đọc sách có thể đào tạo nghề trong một ngành nhất định và ra ngoài xã hội sớm hơn. Vì vậy, người Đức là chuyên gia trong các ngành công nghiệp của tất cả các lĩnh vực cuộc sống.

Tất nhiên, hệ thống giáo dục của Đức cũng có nhiều thiếu sót, những người thấy được điều này đã thường xuyên kêu gọi cải cách giáo dục. Nhưng cho dù thay đổi nó như thế nào, trẻ em Đức vẫn sẽ có thời gian để chơi.

Trẻ em Đức sau khi được chơi, thì những kiến ​​thức và kỹ năng cũng thành thạo không kém. Có rất nhiều người Đức có thể đạt được kết quả trong các lĩnh vực khác nhau của toàn xã hội. Không có gì lạ, các chức sắc Đức thảo luận về các vấn đề, suy nghĩ nhanh nhạy và có thể biện luận tốt. Trong nhiều khía cạnh, như ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp hóa chất, y học, kinh tế và công nghệ cao, Đức đã dẫn đầu thế giới. Người Đức cũng đã đạt một nửa giải Nobel thế giới.

Vì sao trẻ em Đức trưởng thành trong hạnh phúc? Chỉ cần nhìn vào cách người Đức dạy trẻ suy nghĩ độc lập như thế nào, bạn sẽ hiểu nguyên nhân.

Hòa An
Theo bannedbook.org



BÀI CHỌN LỌC

Giáo dục Đức: 'Dù bạn giàu đến đâu, hãy để những đứa trẻ nghèo'