Giúp trẻ nuôi dưỡng thói quen tự kỷ luật

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây tôi có đọc cuốn sách giáo dục trong đó có nhiều cuộc phỏng vấn với những phụ huynh có con cái học tập tại những trường hạng nhất, vừa khớp với phương pháp giáo dục của tôi: Giúp trẻ nuôi dưỡng thói thói quen tự giác trước năm 4 tuổi.

Khi con trai tôi là Tiến Hùng chuyển từ Mỹ về Việt Nam học tiểu học, cháu làm bài tập luôn gạch gạch xoá xoá, được một lúc thì nói quá khó, lúc thì ngây người ra, lúc thì kêu đói… Một bài tập dễ cũng mất đến 2,3 giờ đồng hồ mới hoàn thành. Khi đó tôi rút ra kết luận vấn đề ấy là do sự “chuyển biến về ngôn ngữ”, nhưng sau này mới hiểu ra đây là hiện tượng mà rất nhiều đứa trẻ đều gặp phải.

Khi Tiến Hùng lên tiểu học, bài tập về nhà đối với cháu như một bộ phim dài tập, hơn nữa mỗi ngày chỉ học lấy lệ chưa đến 5 phút, đợi mẹ đi khỏi liền chơi đồ chơi. Sau khi mẹ đến thì liền bịa ra một số lý do, mẹ rời ra lại vẫn chứng nào tật đó.

Các bậc cha mẹ cần nhẫn nại, con mới có thể học được cách chuyên tâm

Vì chuyện này mà tôi không ngừng hao tâm tổn trí, mãi đến khi cháu lên lớp 2 thì tình trạng này mới có những cải thiện tích cực. Tôi đã áp dụng cách làm dưới đây:

  • Nghỉ ngơi 15 phút sau khi đi học về.
  • Giải quyết nhu cầu cá nhân của trẻ, cho chúng uống sữa hoặc ăn nhẹ, nghỉ ngơi từ 10-15 phút. Như vậy sẽ không khiến trẻ cảm thấy áp lực “vừa về nhà đã phải làm bài tập”.
  • Nghỉ trong khi làm bài tập.
Để trẻ hình thành thói quen tự lập
Bé trai 7, 8 tuổi với tính cách hoạt bát, nếu bắt chúng ngồi im làm bài tập là không phù hợp với nhu cầu sinh lý. (Ảnh: Pexels).

Theo nghiên cứu tâm lý học và qua quan sát thực tế, tôi phát hiện lực tự chế và lực chuyên tâm của bé gái phát triển sớm hơn bé trai, nên bé gái thường chủ động và hoàn thành bài tập về nhà sớm hơn, nhưng đối với bé trai thì sẽ không nên kỳ vọng quá cao. Bé trai 7, 8 tuổi với tính cách hoạt bát, nếu bắt chúng ngồi im làm bài tập là không phù hợp với nhu cầu sinh lý.

Khi Tiến Hùng làm bài tập đến lúc mất đi lực chú ý và kiên nhẫn, tôi sẽ để cháu “thả lỏng” một chút, như đi đọc cuốn sách yêu thích, chơi 10 phút xếp hình... Tôi cũng nói với cháu về những chuyện thú vị trong ngày hay chuyện bảo bối thần kỳ hoặc những chủ đề mà cháu thích nghe, để khiến chúng cảm thấy: “Mẹ thật lòng quan tâm mình, chứ không phải chỉ hỏi xem mình đã làm bài tập xong chưa?” Đồng thời cũng không phải lúc nào cũng nhắc chúng “Sắp hết 10 phút nghỉ ngơi rồi nhé” hay “Con còn 5 phút thôi nhé”. Chỉ cần áp dụng phương pháp đơn giản trên, bạn sẽ phát hiện ra sự thay đổi thần kỳ: Đến giờ, trẻ sẽ tự giác ngoan ngoãn ngồi vào chỗ tiếp tục làm bài tập!

Đừng ngồi liền hàng giờ trông chừng chúng

Chúng ta nên tôn trọng và để trẻ có không gian của riêng mình. Tất nhiên chúng ta sẽ mất vài hôm đầu để quan sát trạng thái của chúng. Tuy vậy, không phải lúc nào cũng cần bên cạnh giám sát chúng mà chỉ cần quan tâm một chút là được. Khi trẻ làm bài tập với tâm thái chán nản, rất nhiều khi là do chúng gặp phải bài khó không thể tự làm. Khi đó cha mẹ cần quan tâm và giúp chúng giải quyết vấn đề.

Khiến trẻ cảm thấy mẹ thật sự quan tâm mình
Nói với cháu về những điều thú vị trong ngày hay các chủ đề mà cháu thích nghe, để khiến chúng cảm thấy: “Mẹ thật lòng quan tâm mình, chứ không phải chỉ hỏi xem mình đã làm bài tập xong chưa?” (Ảnh: Pexels).

Sửa lại những thói quen xấu hay những động tác nhỏ của trẻ

Những đứa trẻ hiện đại ngày càng thông minh và sớm đã biết những sách tham khảo nào có thể dùng được, như sách văn mẫu, toán mẫu… nguy hiểm hơn là chúng chép toàn bộ lời giải trong những sách đó. Vì vậy, bố mẹ nhất định cần sớm giúp chúng uốn nắn thói quen này, bởi vì việc chép đáp án sẽ làm giảm thiểu khả năng tư duy tìm tòi của trẻ, mất đi ý nghĩa của việc làm bài tập. Đồng thời cần giáo dục trẻ về tính chân thật, không copy sao chép như vậy là giả dối, việc nhỏ nhưng sẽ tạo nên thói quen dối trá, làm những việc khuất tất, không chân chính sau này.

Ngoài ra, thói quen xấu khi viết chữ cũng cần được uốn nắn từ nhỏ như tư thế cầm bút, đặt bút, tư thế ngồi thẳng.... Tiến Hùng nhà tôi năm 4 tuổi đã quen uống một cốc nước và ăn một chút đồ ăn nhẹ khi đi học về, sau đó ngồi làm bài tập mà không cần người lớn thúc giục. Đôi khi tôi còn bảo cháu ăn cơm trước, nhưng cháu không đồng ý và nhất định hoàn thành bài tập trước mới được. Có thể vì cháu đã trở nên thành thục sau khi thực hành thói quen này từ 3 năm trước.

Nghĩ lại, những năm Tiến Hùng còn học ở Mỹ, dường như không có hiện tượng “phấn đấu hết mình với bài tập về nhà”. Lượng bài tập về nhà dành cho học sinh tiểu học ở Mỹ ít hơn Việt Nam rất nhiều, hơn nữa tư duy toán học của Việt Nam cũng phức tạp hơn. Những thói quen này phải mất rất nhiều thời gian, đào tạo trẻ lực chú ý mới có thể luyện thành. Vậy nên bậc cha mẹ cần nhẫn nại với các con, bỏ tâm huyết, thành tâm hỏi han và chia sẻ cùng chúng, sau một thời gian bạn sẽ phát hiện: Tất cả những điều này đều đáng giá!

Thu Hà biên dịch

Theo theepochtimes.com
Tác giả: Lê Vy

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Giúp trẻ nuôi dưỡng thói quen tự kỷ luật