Hãy để con mình chịu khổ! Trải qua đắng cay mới thấu ngọt bùi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thực sự yêu một đứa trẻ, đừng đặt con vào một chiếc lọ mật ong ngọt ngào, mà cần để chúng tự mình khám phá, tự mình trải nghiệm cuộc sống ‘khổ tận cam lai’, cuối cùng tìm thấy ý nghĩa và giá trị đích thực của cuộc đời...

Nhìn xung quanh, có thể thấy rằng, có không ít phụ huynh nhịn ăn nhịn mặc, nhưng lại sẵn sàng không chút do dự mua quần áo hàng hiệu đắt tiền cho con cái; đối với đứa trẻ thì cơm bưng nước rót tận nơi, một chút việc nhỏ trẻ cũng không cần động tới...

Không nói chúng ta cũng có thể đoán được, điều gì sẽ xảy ra với những đứa trẻ như vậy khi chúng lớn lên!

“Chúc con bất hạnh và gặp thật nhiều khổ đau”

John Roberts – Chánh án Tòa án Tối cao Hoa Kỳ từng tốt nghiệp đại học Harvard. Tháng 7/2018 ông có đến tham dự lễ tốt nghiệp trung học của cậu con trai, nhưng không phải với tư cách chánh án, mà là vai trò một người cha. Bài phát biểu của ông ngày hôm ấy đã khiến tất cả mọi người sửng sốt, và rồi... tán dương.

“Ta rất lấy làm tiếc phải nói với các con một điều rằng, thời khắc vui vẻ nhất và thoải mái nhất trong cuộc đời của các con sắp trở thành quá khứ rồi…”

“Ta rất lấy làm tiếc phải nói với các con một điều rằng, thời khắc vui vẻ nhất và thoải mái nhất trong cuộc đời của các con sắp trở thành quá khứ rồi…”
“Ta rất lấy làm tiếc phải nói với các con một điều rằng, thời khắc vui vẻ nhất và thoải mái nhất trong cuộc đời của các con sắp trở thành quá khứ rồi…” (Ảnh: Wikipedia)

Ngài Chánh án bắt đầu bài diễn văn của mình trong sự ngỡ ngàng của đám học trò non nớt. Lũ trẻ vô cùng kinh ngạc bởi điều chúng chờ đợi là những lời chúc may mắn, tốt đẹp trong tương lai. Nhưng ông đã không làm thế, và đây là lý do tại sao:

“Từ giờ về sau, ta hy vọng con có thể gặp phải một chút đối xử bất công, bởi chỉ có như vậy con mới có thể cảm nhận được giá trị của sự công bằng.

Ta hy vọng con có thể nếm trải một chút mùi vị của sự phản bội, bởi chỉ có như vậy con mới có thể hiểu được tầm quan trọng của sự chân thành.

Xin lỗi phải nói thế này, nhưng ta hy vọng con cảm nhận được sự cô đơn hàng ngày, bởi chỉ có như vậy con mới hiểu được rằng bạn bè đối xử tốt với mình không phải là chuyện đương nhiên, người ta không thiếu nợ con.

Ta hy vọng con có thể gặp xui xẻo một vài lần, bởi chỉ có như vậy con mới hiểu được ý nghĩa của cơ hội và vận may, để con khiêm tốn hiểu được rằng sự thành công mình có chỉ là bởi vận may, và sự thất bại của người khác cũng không phải là đáng đời.

Ta hy vọng khi con gặp thất bại, đối thủ của con có thể châm chọc và cười nhạo trên sự đau khổ của con. Bởi như vậy con mới hiểu có phong độ rốt cuộc quan trọng như thế nào.

Ta hy vọng khi con gặp thất bại, đối thủ của con có thể châm chọc và cười nhạo trên sự đau khổ của con. Bởi như vậy con mới hiểu có phong độ rốt cuộc quan trọng như thế nào.
Ta hy vọng khi con gặp thất bại, đối thủ của con có thể châm chọc và cười nhạo trên sự đau khổ của con. Bởi như vậy con mới hiểu có phong độ rốt cuộc quan trọng như thế nào. (Ảnh: Shutterstock)

Ta hy vọng thi thoảng con bị người khác coi thường, chỉ có như vậy con mới hiểu được học cách tôn trọng và lắng nghe là quan trọng tới mức nào. Và ta cũng hy vọng con có được đủ đau đớn để học cách cảm thông.

Cho dù ta có hy vọng những điều này hay không thì thật ra sớm muộn gì nó cũng sẽ xảy ra trong cuộc sống của con. Con có thể tiếp thụ giáo huấn hoặc thu hoạch được gì trong đó hay không, đều dựa vào việc con có nhìn thấy những bài học trong khổ đau của mình hay không”.

Tuy ngôn từ không mỹ miều, thậm chí là “khó nghe”, nhưng những lời này giống như một cây gậy cảnh tỉnh. Đây là những nỗi niềm được nói lên từ tận đáy lòng của một người cha, mong muốn con mình học cách đối mặt với những gian nan gập ghềnh trong cuộc sống. Đồng thời đó cũng là một lời nhắc nhở các bậc cha mẹ, nên dạy con học cách đối diện với khó khăn thay vì trốn tránh.

Người ta nói rằng “Đời là bể khổ”, “mười phần thì có 8, 9 phần không như ý”. Quả thật như vậy, “học hành rất khổ”, “làm việc rất khổ”, “cuộc đời rất khổ”... Nhưng mà “khổ tận cam lai”, trải qua một hồi cay đắng sẽ có được ngọt bùi. Vì vậy, đừng ngại để con bạn phải chịu một chút khổ!

Quả thật như vậy,  “học hành rất khổ”, “làm việc rất khổ”, “cuộc đời rất khổ”... Nhưng mà “khổ tận cam lai”, trải qua một hồi cay đắng sẽ có được ngọt bùi.
Quả thật như vậy, “học hành rất khổ”, “làm việc rất khổ”, “cuộc đời rất khổ”... Nhưng mà “khổ tận cam lai”, trải qua một hồi cay đắng sẽ có được ngọt bùi. (Ảnh: Shutterstock)

Đừng đặt đứa trẻ của bạn vào một chiếc lọ mật ong ngọt ngào...

Nhắc tới Phạm Trọng Yêm, có lẽ mọi người sẽ nhớ đến câu nói nổi tiếng của ông: “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ” (Nguyên văn: Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi nhạc nhi nhạc). Tuy vậy rất nhiều người không biết rằng, bốn người con của Phạm Trọng Yêm đã nỗ lực không ngừng trong học tập, về sau đều là những người tài đức, quan cao, bổng lộc nhiều, nhưng lại sống một cuộc đời thanh liêm, giản dị.

Con trai cả của Phạm Trọng Yêm là Phạm Thuần Hữu mới 16 tuổi đã theo cha chiến đấu với Tây Hạ, lập được chiến công liên tiếp, là trợ thủ đắc lực của cha. Con trai thứ Phạm Thuần Nhân sau này làm Tể tướng, suốt 50 năm làm quan luôn tận tụy với trách nhiệm công tác. Người con thứ ba là Phạm Thuần Lễ làm quan tới Thượng thư. Con trai thứ tư Phạm Thuần Túy làm tới Thị lang bộ Hộ.

Xem thêm:

Là một nhà chính trị, nhà văn, nhà quân sự, nhà giáo dục lỗi lạc thời Bắc Tống, Phạm Trọng Yêm từ nhỏ đến lớn đều sống cuộc sống nghèo khổ, cần kiệm cho nên khi làm quan cũng vô cùng giản dị, không bao giờ xa hoa mà quên gốc. Trong nhà ông, nếu không phải là có khách thì thức ăn là vô cùng đơn giản. Vợ và con của ông, sống một cuộc sống chỉ ở mức “cơm đủ ăn, áo đủ mặc”. Nhưng đối với người bên ngoài, ông và gia đình lại vô cùng phóng khoáng, thường xuyên bố thí, cứu giúp người nghèo khổ.

Trong “Khúc vị cựu văn” có ghi chép, cháu nội của Phạm Trọng Yêm là Phạm Chính Bình vì để ra ngoài thành đi học, mỗi ngày phải tự đi bộ cả đi lẫn về 40 dặm, mùa hè chỉ dùng quạt che nắng, không ai biết cha của cậu Phạm Thuần Nhân, là một vị quan lớn trong triều.

Tất cả đều là nhờ Phạm Trọng Yêm đã nghiêm khắc dạy bảo, ông thường nói với con cháu rằng: "Tiền tài đừng khinh, chịu khó chịu khổ sẽ đắc được; xa hoa chớ học đòi, kẻo tự rước lấy bần cùng”.

"Tiền tài đừng khinh, chịu khó chịu khổ sẽ đắc được; xa hoa chớ học đòi, kẻo tự rước lấy bần cùng”. 
"Tiền tài đừng khinh, chịu khó chịu khổ sẽ đắc được; xa hoa chớ học đòi, kẻo tự rước lấy bần cùng”. (Ảnh: baike.baidu.com)

Khi Phạm Thuần Nhân kết hôn, ông và thê tử dự định dùng tơ lụa đắt tiền làm màn trang trí cho phòng cưới. Việc này đối với những gia đình quan lại khác là một việc bình thường, nhưng đối với Phạm Trọng Yêm thì lại là một việc không vui. Ông nghiêm khắc nói với con trai: “Tơ lụa quý là dùng để làm màn sao? Nhà chúng ta xưa nay sống thanh bần giản dị, sao có thể dung túng cho con xa xỉ, tùy tiện phá hủy gia pháp như vậy được? Con nếu dám lấy lụa quý làm màn, cha sẽ ở ngay trong sân mà đốt nó đi!”

Dưới sự quản giáo nghiêm khắc của Phạm Trọng Yêm, gia đình họ Phạm trước sau đều giữ gìn được nếp sống thanh bần, giản dị. Các con của Phạm Trọng Yêm chịu ảnh hưởng từ cách sống của ông nên cũng rất yêu thích giúp đỡ người khác, vui với việc trợ giúp người nghèo. Họ luôn lấy cha làm tấm gương để học hỏi, noi theo. Truyền thống gia đình được kế thừa từ đời này qua đời khác, gia tộc họ Phạm đã hưng thịnh suốt 800 năm.

***

Trong xã hội ngày nay, rất nhiều cha mẹ nghèo khó vì không muốn con mình phải chịu khổ, bèn liều mạng nuôi dưỡng đứa trẻ như những nhà giàu có. Và kết cục nhận được lại là “trái đắng”.

Họ không biết rằng, sự trưởng thành của mỗi đứa trẻ là một quá trình tôi luyện không ngừng. Như Mạnh Tử từng nói: “Khi trời giao sứ mạng trọng đại cho những người ấy, nhất định trước hết phải làm cho ý chí của họ được tôi rèn, làm cho gân cốt họ bị nhọc mệt, làm cho thân xác họ bị đói khát, làm cho họ chịu nỗi khổ sở nghèo túng, làm việc gì cũng không thuận lợi. Như thế là để lay động tâm trí người ấy, để tính tình người ấy trở nên kiên nhẫn, để tăng thêm tài năng cho người ấy”.

Vì vậy, thực sự yêu một đứa trẻ, đừng đặt con vào một chiếc lọ mật ong ngọt ngào. Cần để chúng tự mình khám phá, trải nghiệm cuộc sống ‘khổ tận cam lai’, cuối cùng tìm thấy ý nghĩa và giá trị đích thực của cuộc đời.

Làm được như vậy, đến khi đối mặt với gió mưa, đứa trẻ của bạn vẫn có thể vững vàng, và sẵn sàng tiến về phía trước.

Quỳnh Chi

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Hãy để con mình chịu khổ! Trải qua đắng cay mới thấu ngọt bùi