Lý do 1 quốc gia Châu Á có giải Nobel nhiều hơn cả Hoa Kỳ và Đức

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trên thế giới có rất nhiều quốc gia, nói về diện tích và dân số thì đều được xếp vào hạng “tiểu quốc”. Nhưng khi nói đến kinh tế, quân sự, nghiên cứu khoa học và giáo dục, thì lại là đất nước có sức mạnh vượt trội.

Một quốc gia Châu Á có dân số chỉ hơn 8 triệu người, chiếm khoảng 1/3 dân số Bắc Kinh, diện tích đất cũng chỉ bằng hai lần thành phố Thiên Tân. Tuy nhiên, đất nước này là một cường quốc có nền khoa học kỹ thuật vượt trội: đóng góp hơn 20% số người đoạt giải thưởng Nobel trên thế giới. Tính theo bình quân đầu người, đây là quốc gia có số người giành giải thưởng Nobel nhiều hơn cả Hoa Kỳ và Đức. Tại đây có khoảng 40.000 nhà khoa học.

Tôi có những người bạn đang tham gia nghiên cứu và phát triển các sản phẩm công nghiệp, họ thường nói về sức mạnh quân đội, điện tử, máy tính, y tế, sinh học, hàng không và các lĩnh vực khác tại đất nước này.

Đây là quốc gia nào? Bạn hoàn toàn có thể đoán được, đó chính là Israel.

3 từ khóa: thất bại, tự do và nghi vấn

Gần đây tôi đã xem nhiều lần bộ phim tài liệu của Zhou Yijun, Thời thơ ấu ở một quốc gia khác (Childhood Elsewhere).

Bộ phim tài liệu này đã được trình chiếu ở Phần Lan, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước khác để người ta quan sát phương pháp giáo dục này một cách sâu sắc.

Israel được phục quốc vào năm 1948. Trong vài thập kỷ qua, nền kinh tế đất nước này đã phát triển nhanh chóng. Năm 2018, GDP bình quân đầu người đạt 40.799 đô la Mỹ, vượt qua Nhật Bản và Pháp.

Mã lực lớn của Israel là gì? Điều gì khiến Israel có được nền khoa học kỹ thuật không ngừng ổn định và phát triển?

Israel phục quốc vào năm 1948, kể từ đó đến nay, quốc gia này luôn có sự tăng trưởng vượt bậc trên mọi lĩnh vực sánh ngang với các cường quốc lớn.
Israel phục quốc vào năm 1948, kể từ đó đến nay, quốc gia này luôn có sự tăng trưởng vượt bậc trên mọi lĩnh vực sánh ngang với các cường quốc lớn. (Ảnh: Getty)

Thời thơ ấu ở một quốc gia khác từ góc độ giáo dục đã giải thích cho chúng ta, làm thế nào đất nước này đã trở thành một quốc gia đổi mới.

Sự phát triển của một đất nước nằm ở con người.

Sức mạnh của Israel được hưởng lợi từ nguồn nhân lực dồi dào. Đằng sau nguồn nhân lực là hệ thống giáo dục và đào tạo độc nhất vô nhị của Israel.

Vậy, loại hệ thống giáo dục nào được ẩn giấu ở Israel đã giúp đất nước này trở thành một quốc gia đổi mới và phát triển mạnh mẽ kỳ diệu như vậy? Và chúng mở mang cho chúng ta những kiến thức giáo dục gì?

Từ bộ phim này, tôi có thể tóm tắt ba từ khóa chính của triết lý giáo dục Israel: thất bại, tự do và nghi vấn.

Từ khóa 1: Giáo dục thất bại

Theo Thời thơ ấu ở một quốc gia khác, trường đại học Green Start đã trở thành tâm điểm. Đây là Học viện mở rộng của trường trung học Akfa-Ayalok, Israel. Tại đây, sinh viên có thể đem những ý tưởng sáng tạo và nghiên cứu của mình áp dụng vào thực tiễn. Họ có thể tự mình hoặc thành lập các nhóm đội và áp dụng một cách hiệu quả kiến ​​thức trong sách giáo khoa vào thực tế.

Các sinh viên đã hưởng ứng tích cực, sẵn sàng dành nhiều thời gian và năng lượng cho Green Start để làm phong phú thêm cuộc sống ngoại khóa của họ.

Theo một nghĩa nào đó, nó hơi giống với “Đại học khởi nghiệp" được thành lập tại nhiều trường đại học ở Trung Quốc đại lục, mở ra một vài lớp học nhỏ có treo biển hiệu và bắt đầu một dự án kinh doanh nếu bạn cảm thấy hứng thú. Không thành vấn đề nếu bạn thất bại.

Cơ chế này rất quan trọng. Việc thành lập các tổ chức giáo dục như Green Start chính là ươm mầm cho một đất nước đổi mới.

Điều đáng giá chính là tại Green Start, trẻ em có thể bừng bừng nhiệt huyết để thực hành, phản ánh khái niệm giáo dục rất được tôn trọng tại Israel: giáo dục thất bại.

Vì không phải lo lắng về thất bại, trẻ em sẽ nhiệt tình hơn khi tham gia nghiên cứu sáng tạo.

Tại học viện Green Start, 96% các dự án khởi nghiệp cuối cùng sẽ thất bại. Nhưng cả giáo viên phụ trách lẫn cha mẹ đều khuyến khích họ thực hiện, như mẹ của một CEO tuổi teen từng nói: “Tôi nghĩ rằng mọi người cần biết cách đối diện với thất bại”.

Tại học viện Green Start, 96% các dự án khởi nghiệp cuối cùng sẽ thất bại. Nhưng cả giáo viên phụ trách lẫn cha mẹ đều khuyến khích họ thực hiện, như mẹ của một CEO tuổi teen từng nói: “Tôi nghĩ rằng mọi người cần biết cách đối diện với thất bại”. 
...96% các dự án khởi nghiệp cuối cùng sẽ thất bại. Nhưng cả giáo viên phụ trách lẫn cha mẹ đều khuyến khích họ thực hiện: “Tôi nghĩ rằng mọi người cần biết cách đối diện với thất bại”. (Ảnh: Pexels)

Quan điểm của các giáo viên đối với thất bại vẫn luôn là khoan dung.

Tôi nghĩ rằng chính việc giáo dục bao dung đối với sự thất bại này đã hình thành nên một tố chất kinh doanh của người Israel: từ làm việc chăm chỉ đến thất bại, làm việc chăm chỉ rồi thất bại, họ vẫn tiếp tục làm việc cho đến khi thành công.

Theo cảm nhận của tôi, người dân Trung Quốc nói chung không đủ độ khoan dung cho những thất bại khi khởi nghiệp, họ thường dùng những lời lẽ chế giễu và cười nhạo.

Trong một cuộc phỏng vấn với Udi-Ahaloni, Quản lý Đại học Tel Aviv, ông nói:

“Nếu bạn khởi nghiệp thất bại ở Israel, các nhà đầu tư sẽ cấp cho bạn nhiều thất bại hơn. Bởi vì khi bạn học hỏi được từ những sai lầm của mình, thì cơ hội phạm sai lầm tương tự sẽ là rất thấp, điều đó có nghĩa là cơ hội thành công của bạn tăng lên”.

Ông thừa nhận rằng họ ngưỡng mộ những nỗ lực thử và sai lặp lại nhiều lần của các doanh nhân.

Khi đối mặt với thất bại, trẻ em Israel rất thoải mái, vì chúng không bị trách mắng hay phải chịu áp lực nào từ thất bại, ngược lại còn được khích lệ nhiều hơn.

Dự án "Chú hề giáo dục" được thực hiện tại các trường học ở Israel, biểu tượng là chú hề với chiếc mũi màu đỏ, đã truyền cảm hứng về sự nhiệt thành và nỗ lực chăm chỉ của các em học sinh, mang lại tâm trạng tốt cho các em học tập mỗi ngày.

Thỉnh thoảng, giáo viên sẽ đóng vai một chú hề giáo dục, tham gia các trò chơi, nhảy, hát và hoạt động khác cùng học sinh, xen kẽ trong các tiết học dạy kiến thức, ví dụ như kiến thức về giới tính, kiến ​​thức về sức khỏe, v.v. hoặc dạy trẻ cách thư giãn.

Những chú hề này đi đến đâu đều mang lại tiếng cười cho học sinh. Đối với một ngôi trường mang tử khí nặng nề mà nói, nó giống như mang đến cho trái tim trẻ nhỏ một bức vẽ có màu sắc tươi sáng.

Nhìn thấy điều này, tôi thực sự cảm thấy ghen tị, đến bao giờ các trường học ở Trung Quốc đại lục mới có những "chú hề giáo dục" như vậy?

Từ khóa thứ 2: giáo dục tự do

Có nên cho con trẻ tự do, hay không muốn chúng làm phiền?

Tôi tin rằng nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc đều có những nghi hoặc như vậy. Các kỹ năng giáo dục của nhà giáo dục Israel Eyal Delon trong phim đã thay đổi quan niệm của tôi.

Khi chúng ta yêu cầu đứa trẻ rằng không được làm điều đó, rằng chúng không làm được việc đó và phải đi ngủ trước 10h, thì Eyal-Deron đã thoát ra khỏi những quy tắc này.

Ông hoàn toàn trao quyền quyết định cho đứa trẻ, để chúng tự cảm nhận được giới hạn và học cách chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Ông hoàn toàn trao quyền quyết định cho đứa trẻ, để chúng tự cảm nhận được giới hạn và học cách chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Ông hoàn toàn trao quyền quyết định cho đứa trẻ, để chúng tự cảm nhận được giới hạn và học cách chịu trách nhiệm về hành động của mình. (Ảnh: Shutterstock)

Cấp cho con trẻ sự tự do thất bại, vui vẻ ở lớp học, tự do học tập và nghỉ ngơi, kỳ thực như vậy vẫn là chưa đủ.

Ở Israel, để tạo cho con cái một môi trường tự do thể hiện cá nhân, một số phụ huynh thậm chí còn tổ chức xây dựng một ngôi trường để con cái họ có thể lớn lên với đúng bản chất của chính mình.

Trường Dân lập Nadav ở Modin là một ví dụ.

Một người mẹ đã thay đổi 5 trường học mà cô con gái 5 tuổi vẫn không thể đi học bình thường vì chưa có một ngôi trường phù hợp. Cuối cùng, cô cùng với các bậc cha mẹ khác ở địa phương đã đồng sáng lập ngôi trường này.

Con gái có thể lớn lên hạnh phúc ở đây, hơn nữa đã thu hút nhiều phụ huynh khác lựa chọn, ban đầu chỉ có vài học sinh, đến nay đã trở thành một ngôi trường nổi tiếng.

Một trong những lý do quan trọng khiến phụ huynh sẵn sàng cho con vào trường dân lập là học sinh có thể chọn khóa học hoặc chọn môn thi của riêng mình.

Cha mẹ chú trọng đến trường học, nhưng quan trọng hơn là liệu trẻ có thể tự chủ và tự tin hơn ở trường hay không.

Ở Trung Quốc đại lục, phụ huynh có thể cùng nhau tự lập ra một trường học? Đó có lẽ chỉ là chuyện trên trời giữa đêm khuya.

Từ khóa thứ 3: Giáo dục nghi vấn

Ở Israel, chúng ta thường thấy mọi người chăm chú đọc sách ở những nơi công cộng.

Trên thực tế, là một quốc gia yêu thích đọc sách, người Israel thường đặt ra các câu hỏi về chính quyền.

Họ có quyền tự do ngôn luận tuyệt đối khi họ đặt nghi vấn và được khuyến khích đặt câu hỏi của riêng mình.

Giáo viên, phụ huynh hoặc cấp trên đại diện cho chính quyền không sợ bạn tranh luận, chỉ hy vọng rằng bạn có thể tự do bày tỏ quan điểm của mình.

Dám đặt câu hỏi, điều này vô cùng quan trọng để đổi mới tư duy và cải thiện đội ngũ.

Có một từ rất quan trọng ở Israel, được gọi là “tigerthorn” - con hổ.

Nó nhấn mạnh tính cách táo bạo, trung thực và thẳng thắn của người Israel.

là một quốc gia yêu thích đọc sách, người Israel thường đặt ra các câu hỏi về chính quyền. Dám đặt câu hỏi, điều này vô cùng quan trọng để đổi mới tư duy và cải thiện đội ngũ.
Là một quốc gia yêu thích đọc sách, người Israel thường đặt ra các câu hỏi về chính quyền. Dám đặt câu hỏi, điều này vô cùng quan trọng để đổi mới tư duy và cải thiện đội ngũ. (Ảnh: Shutterstock)

Bất cứ ai cũng có thể đặt ra những nghi vấn và tranh luận với cấp trên của mình một cách bình đẳng, cấp trên cũng sẽ hỏi ý kiến ​​của cấp dưới thông qua tin nhắn và email, khuyến khích cấp dưới bày tỏ quan điểm của mình.

Trẻ em đi học về, cha mẹ Do Thái sẽ không hỏi con đã học những gì, cũng không hỏi kết quả bài kiểm tra, nhưng sẽ yêu cầu trẻ đặt câu hỏi cho ngày hôm nay? Giáo dục trẻ đặt câu hỏi, sẽ giúp trẻ có nhiều khả năng phát triển trí tuệ siêu phàm.

Giám đốc Nhà sách Bookworm, Tel Aviv người Israel đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng:

“Chủ nghĩa cá nhân được xã hội Israel đặc biệt tôn trọng. Hầu hết mọi người dân không sợ chính quyền, bạn có thể cười nhạo bất cứ điều gì”.

Cảm hứng mạnh mẽ: cho trẻ tự chủ

Trong "Thời thơ ấu ở một quốc gia khác", đạo diễn cũng đã đến thăm các trường học tôn giáo truyền thống, trường học giáo dục khoa học và trường học giáo dục thiên nhiên ở Kibbutz.

Điều này cho thấy rằng các trường học được ra đời bởi các ý tưởng giáo dục khác nhau, tạo thành một hệ thống giáo dục phong phú ở Israel.

Nhưng cho dù đó là hình thức giáo dục nào, tất cả đều xoay quanh vấn đề đào tạo trẻ theo phương cách tốt nhất.

Tôi nghĩ rằng, điều thể hiện sự thành công của giáo dục ở đất nước này, đó chính là sự tôn trọng đối với cá nhân. Ngay cả khi bạn gặp thất bại, ngay cả khi bạn là một đứa trẻ, bạn vẫn sẽ được công nhận và có quyền tự chủ tối đa.

Trong một môi trường giáo dục như vậy, mỗi cá nhân sẽ có thể tiếp tục giữ vững sự niềm tin và không ngừng phát huy giá trị bản thân.

Trong một cuộc phỏng vấn với Sol-Singh, tác giả cuốn sách “Quốc gia khởi nghiệp”, khi được hỏi làm thế nào để trẻ em có động lực học tập lâu dài, anh nói rằng điều này đòi hỏi cần cấp cho đứa trẻ nhiều quyền tự chủ hơn đối với những gì chúng làm.

Cho trẻ tự chủ hơn có nghĩa là chúng cần có trách nhiệm với hành động của mình, và chúng cần tự mình quản lý và tự kiểm soát nhiều hơn. Khi gặp phải vấn đề, cần tự mình đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề.

Lúc này, sau khi xem xong "Thời thơ ấu ở một quốc gia khác", tôi chợt nghĩ tới con tôi, cậu bé nay đã hơn ba tuổi, nhận thấy rằng tôi đã giáo dục con không đủ tốt mỗi ngày.

Chẳng hạn, khi đi siêu thị và mua đồ ăn vặt, con trai nói: “Con thích ăn món này”. Tôi xem xem, liền cảm thấy không được, bèn quyết định không mua.

Khi đi mua quần áo, cậu bé nói: “Con thích màu đỏ”. Tôi xem xem, liền cảm thấy xấu xí, rồi quyết định không mua.

Mua đồ chơi, thằng bé nói: “Con muốn mua người nhện”. Tôi phản đối: “Đã có mấy Người nhện ở nhà. Không, mua cái khác!”

Những sai lầm này, đã được thực hiện không ít bởi các bậc cha mẹ. Luôn có quá nhiều lo lắng, luôn là một loại suy nghĩ "tốt với mình" thay vì nghĩ cho đứa trẻ, kiểm soát quá nhiều mà quên rằng phải quan sát và tôn trọng sở thích của trẻ.

Hơn nữa, cần thông qua các việc trong cuộc sống hàng ngày, cho phép con trẻ tự học, tự kiểm soát và tự lựa chọn.

Tôi nghĩ rằng đây chính điều khiến Israel trở thành quốc gia đổi mới. Sức mạnh của nó đến từ những khái niệm giáo dục quan trọng này, chính là dựa trên nền giáo dục thực sự vượt trội.

Quỳnh Chi biên dịch
Theo Shi Fang, aboluowang.com

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Lý do 1 quốc gia Châu Á có giải Nobel nhiều hơn cả Hoa Kỳ và Đức