Bà mẹ 5 con, vẫn học tiếp Harvard: 7 bí quyết quản lý thời gian ‘độc lạ’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chúng ta đến trên đời, đáng để sống một cuộc sống tốt hơn, và có những cuộc gặp gỡ đẹp đẽ hơn. Không phải vì có điều gì đó khó khăn, bạn không muốn đi làm. Mà là bởi vì bạn không muốn làm, điều đó càng trở nên khó khăn hơn.

Honami Yoshida, Trưởng nhóm nghiên cứu Viện Hàn lâm Khoa học Y tế Quốc gia Nhật Bản, Tốt nghiệp Trường đại học Y tế công cộng Harvard, Tiến sĩ Đại học Nagoya, và cũng đã xuất bản cuốn sách của riêng mình.

Đây là những gì một bà mẹ trẻ có 5 đứa con đã làm.

Honami Yoshida học 5 trường đại học Harvard và con gái
Honami Yoshida và con gái.

Năm 2004, Yoshida chỉ là một bác sĩ phụ khoa. Giống như hầu hết các bà mẹ đi làm khác, cuộc sống của cô rất bận rộn. Cô phải vừa đi làm, vừa chăm sóc con và lo lắng các công việc gia đình.

Đặc biệt là khi con gái lớn của cô một tuổi, đứa bé mắc bệnh hen suyễn do viêm phổi, nên cuộc sống của Yoshida thậm chí không còn thời gian riêng tư.

Điều này khiến cô cảm thấy bị “bó chặt”. Cô có những dự định muốn làm của riêng mình, nhưng nếu phải đợi cho đến khi có thời gian để đi làm, thì liệu còn dễ dàng có được cơ hội trong đời không?

Yoshida chỉ là một bác sĩ phụ khoa. Giống như hầu hết các bà mẹ đi làm khác, cuộc sống của cô rất bận rộn.

Vì vậy, Yoshida nói với gia đình rằng cô sẽ đến Harvard để học. Lúc đó, con gái lớn 2 tuổi và đứa con thứ hai chỉ mới 2 tháng tuổi.

Thời gian làm việc thông thường của cô là từ 9h sáng đến 5h chiều và phải mất ba giờ để đi làm mỗi ngày. Thông thường, sau khi tan ca, đón con thì cô về nhà lúc 7h tối.

Nhưng ngay cả với lịch trình bận rộn như vậy, Yoshida chỉ dành nửa năm để chuẩn bị cho kỳ thi Harvard. Và trong thời gian này, cô đang mang thai đứa con thứ ba.

Yoshida chỉ dành nửa năm để chuẩn bị cho kỳ thi Harvard. Và trong thời gian này, cô đang mang thai đứa con thứ ba.

Năm 2008, Yoshida đến Boston cùng ba cô con gái ba tuổi, một tuổi và một tháng rưỡi. Vì Yoshida quyết tâm đi du học, nên chồng cô cũng bỏ việc và theo cô đi du học ở Boston.

Hai năm sau, Yoshida thuận lợi lấy được bằng Harvard. Và điều không thể tin được là, trong thời gian du học, cô lại mang thai đứa con thứ tư.

Năm 2012, sau khi hoàn thành khóa học và trở về, Yoshida đã xuất bản một cuốn sách. Ngay khi cuốn sách của cô "Bởi vì không có thời gian, mới có thể làm được mọi thứ" được xuất bản, đứa con thứ năm của cô đã ra đời.

Chân dung gia đình, những nụ cười thật tươi và hạnh phúc
Chân dung gia đình, những nụ cười thật tươi và hạnh phúc.
Phiên bản tiếng Nhật của cuốn sách Bởi vì không có thời gian, mới có thể làm được mọi thứ.
Phiên bản tiếng Nhật của cuốn sách "Bởi vì không có thời gian, mới có thể làm được mọi thứ".

"Công việc", "du học", "chăm sóc một đàn con", những việc này đối với một người bình thường thực sự rất gian nan, nhưng Yoshida đã hoàn thành tất cả các nhiệm vụ cùng một lúc rất ‘tròn trịa’. Tất cả điều này là nhờ khả năng quản lý thời gian độc đáo và hiệu quả của cô.

Bận rộn không phải là một trở ngại, nó là cánh cửa lớn để tiến lên cấp độ tiếp theo

Khi Yoshida chỉ là một bác sĩ phụ khoa lâm sàng, cuộc sống của cô vốn đã bận rộn rồi. Có rất nhiều việc vặt ở nhà, cô con gái lớn lại phải thường xuyên nhập viện vì bệnh hen suyễn, giống như “một cây đèn cầy nhiều đầu thiêu”, Yoshida cảm nhận sâu sắc cảm giác ‘tâm cùng lực kiệt’. Hơn nữa, tình trạng công tác không cải thiện, vẫn ‘dẫm chân tại chỗ’ như cũ. Trong hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan, Yoshida bắt đầu tự hỏi liệu cô có nên làm điều gì đó không?

Thế là ý tưởng du học nảy ra. Đây là khởi đầu của con đường đến trường Harvard của cô.

Nếu quá bận rộn như vậy, bạn có muốn đi học không? Điều lạ lùng là, khi càng có ít thời gian, người ta sẽ càng khát khao "muốn làm điều gì đó". Bởi vì bận rộn với công việc, bạn sẽ muốn có thời gian để đọc một cuốn sách hay, và vì bận rộn với việc chăm sóc trẻ con, bạn sẽ muốn đi du lịch.

Và nếu điều bạn muốn làm là mong muốn từ tận đáy lòng của bạn, thì lúc này, chính là thời điểm tốt nhất để bắt đầu làm những gì bạn muốn. Và việc ‘không có thời gian” sẽ trở thành động lực của bạn. Bởi vì năng lượng "muốn làm một cái gì đó" đã tăng lên đến đỉnh điểm trong trái tim bạn vào lúc này, và sự chán nản do "tất cả mọi thứ không suôn sẻ" đã trở thành nhiên liệu, là cơ hội hoàn hảo để kích nổ năng lượng ấy.

Đối với những bà mẹ không muốn từ bỏ sự nghiệp, thì vào một giai đoạn nào đó cần suy xét lại và lên kế hoạch cho sự nghiệp của mình, đây là một việc rất trọng yếu. Trong thời kỳ đi xuống của sự nghiệp, phân tích chính xác về hoàn cảnh mà bạn được đặt vào, để tìm được nguyên nhân, mới có thể biến bất lợi thành một tình huống thuận lợi.

Đối với những bà mẹ không muốn từ bỏ sự nghiệp, thì vào một giai đoạn nào đó cần suy xét lại và lên kế hoạch cho sự nghiệp của mình, đây là một việc rất trọng yếu.

Làm mọi việc cùng một lúc, thay vì lần lượt

Một khi bạn có một ý tưởng, bạn cần phải hành động.

Công việc, nuôi dạy con cái, học tập tại Harvard... cuộc sống của Yoshida chỉ có một từ: Bận rộn! Và điều ‘không hẹn mà gặp’ chính là, trong thời gian đó Yoshida đang mang thai đứa con thứ ba, vì vậy cô có một nhiệm vụ khác: mang thai và sinh nở.

Rất nhiều người khi phải đối mặt cùng lúc nhiều nhiệm vụ như thế, họ sẽ phải lựa chọn xem cần phải bỏ thứ gì và giữ lại điều gì. Nhưng cuộc đời quá ngắn ngủi, làm sao làm được từng cái một! Vì vậy, Yoshida đã chọn phương pháp And thay vì Or (Và thay vì Hoặc)

Cũng giống như tập thể dục và làm việc, nhiều việc xảy ra cùng một lúc, nhưng ngược lại điều tốt nhất của cả hai đều có thể đạt được. Ba lý tưởng sống của Yoshida là: tiếp tục làm việc, học tập ở nước ngoài và làm mẹ của một đàn con. Chúng không phải độc lập với nhau, mà đan xen và bổ sung cho nhau giống như ba sợi tơ, củng cố thêm cho cuộc sống của Yoshida.

Đừng mong đợi đạt được "sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc", bởi vì không phải chúng được đặt trên chiếc cân tiểu ly mà có thể phân tách rõ ràng, mà chúng thường sẽ đan xen vào nhau.

"Những việc không thể không làm" là nhờ vào "những gì bạn muốn làm" mà được giải phóng. Nguyên nhân là vì sự tập trung của "những gì bạn muốn làm" khiến nỗi đau khổ do "những việc không thể không làm” bị giảm bớt.

Chỉ làm cùng một lúc, chúng ta mới có thể cảm nhận được tất cả cùng một lúc. Lẫn lộn cùng nhau, chúng ta sẽ hoàn thành được cả hai; khó để tách rời, mới có thể hoàn mỹ cả hai thế giới.

Công việc, nuôi dạy con cái, học tập tại Harvard... cuộc sống của Yoshida chỉ có một từ: Bận rộn!

Kỳ hạn ư? Nó chỉ là động lực để tăng tốc mà thôi!

Thực tế là, từ khi Yoshida quyết định muốn tới Harvard học đến lúc tham gia kỳ thi, thời gian chỉ vỏn vẹn nửa năm mà thôi. Điều này có nghĩa là Yoshida phải hoàn thành tất cả các thủ tục để đăng ký kỳ thi trong vòng sáu tháng.

Nhiều người đã muốn từ bỏ ngay khi họ thấy rằng chỉ còn nửa năm nữa, nhưng đối với Yoshida, thời hạn nửa năm này là một trong những lý do khiến cô có thể đi du học thành công.

Chuyển đổi công tắc, hạ quyết tâm "Bắt đầu làm!", "Tiến về phía trước!", và hành động - bạn sẽ cảm giác rằng bản thân mình như thể vừa ‘thoát thai hoán cốt’.

Nếu có giới hạn thời gian, hãy lấy kỳ hạn đó làm động lực để tăng tốc nhiệt tình của bạn. Bởi kỳ hạn chính là một yếu tố quan trọng để chúng ta tăng tốc. Những điều không thể hoàn thành ở tốc độ bình thường sẽ có thể thành công nếu chúng được tăng tốc.

Miễn là bạn có thể đam mê và toàn lực tập trung vào những gì bạn muốn làm, tự nhiên bạn sẽ dễ dàng bỏ qua những tạp âm không cần thiết.

Từ khi Yoshida quyết định muốn tới Harvard học đến lúc tham gia kỳ thi, thời gian chỉ vỏn vẹn nửa năm mà thôi

Không có 25 giờ, làm thế nào để sử dụng thời gian?

Làm mọi thứ cùng một lúc, khó khăn lớn nhất đương nhiên là vấn đề thời gian.

Yoshida phân khu cho các nhiệm vụ theo mức độ quan trọng và cấp bách, và làm rõ khi nào và loại việc gì cô làm sẽ có hiệu quả tốt nhất. Bằng cách này, Yoshida có thể sắp xếp hợp lý cho những gì cô ấy muốn làm và những gì phải được thực hiện.

Cùng xem cách chuẩn bị thời gian biểu của Yoshida:

(Yoshida chuẩn bị thời gian biểu cho một tuần, mỗi giờ phân thành 30 phút một và đặt lịch vào mỗi sáng thứ Hai hàng tuần)

  • Bước 1: Chia thành các chủ đề khác nhau, liệt kê và đánh số tất cả danh sách việc cần làm.
  • Bước 2: Quan sát lịch trình và khoanh tròn thời gian rảnh bằng bút đỏ (thời gian rảnh của cô thường chỉ vào buổi sáng trước khi trẻ thức dậy và đi làm và nghỉ trưa)
  • Bước 3: Điền vào vòng tròn màu đỏ với số lượng việc cần làm, tham khảo mức độ ưu tiên, mức độ khẩn cấp và thời gian cần thiết.

Không có 25 giờ, làm thế nào để sử dụng thời gian?

Làm thế nào để một vài tảng đá lớn, một đống đá nhỏ và cát mịn có thể nhét vào cái thùng rỗng? Tất nhiên, đầu tiên cần đặt vào những viên đá lớn, sau đó là những viên đá nhỏ, và cuối cùng đổ vào cát mịn. Quản lý thời gian cũng vậy. Trước tiên, bạn phải gán một khoảng thời gian hoàn chỉnh cho "tảng đá lớn", đây là điều quan trọng nhất vào lúc này.

Đồng thời, biết cách sử dụng những mẩu thời gian ngắn cũng rất quan trọng. Yoshida sẽ sử dụng thời gian nghỉ trưa và các khoảng thời gian trống lẻ tẻ để hoàn thành một số công việc, chẳng hạn như viết tên và ngày của kế hoạch, chia nhỏ thời gian biểu thành 15 phút.

Bằng cách này, cô tăng mật độ thời gian và tích lũy tất cả thời gian bị phân mảnh. Và khi cô tập trung nhanh chóng vào những khoảng thời gian vụn vặt này, toàn bộ thời gian đã được cô sử dụng.

‘Tối đa hóa giá trị của thời gian’ không chỉ đơn giản là nhồi nhét mọi thứ để giải quyết trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, khi trẻ tỉnh táo, Yoshida không bao giờ làm việc trước mặt chúng, mà sẵn sàng ở lại chơi cùng con. Theo cô, điều này là để tối đa hóa giá trị của thời gian, hơn nữa tình yêu đối với lũ trẻ là nguồn động lực cho những cố gắng bền bỉ của Yoshida.

Phương pháp "tối đa hóa giá trị của thời gian" như Yoshida đã mang lại hiệu quả rất tốt, là điều không còn phải nghi ngờ. Tận dụng tốt thời gian thực sự có thể thay đổi mỗi phút, mỗi ngày, mỗi năm hoặc thậm chí cả cuộc đời của bạn.

Tận dụng tốt thời gian thực sự có thể thay đổi mỗi phút, mỗi ngày, mỗi năm hoặc thậm chí cả cuộc đời của bạn.

Không chấp nhất quy củ cố hữu, có thể tạo ra thời gian

Là một người mẹ, bạn có rất ít thời gian để làm chủ.

Vì vậy, trong thời gian luyện thi Harvard, Yoshida đã thực hiện những điều chỉnh đặc biệt cho lịch trình của mình. Cô đi ngủ cùng con mỗi ngày, nhưng thức dậy vào lúc 3h sáng, còn những đứa trẻ thường thức dậy lúc 6h. Nói cách khác, mỗi buổi sáng, Yoshida có ba giờ rảnh rỗi để tập trung vào những gì cô ấy muốn làm.

Nhưng buổi sáng dẫu có vắt kiệt thời gian cũng không dễ để làm hết các việc, bạn có thể không làm tiếp được không? Nếu không làm, sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình bình thường của bạn. Vậy bạn nên làm gì? Giải pháp của Yoshida là nhờ một người bảo mẫu giúp việc.

Xem thêm:

Trên thực tế, chấp nhận người khác giúp đỡ cũng là một loại năng lực. Không có thời gian để làm việc nhà, có thể tìm người giúp đỡ và bạn sẽ giải phóng thời gian để tập trung vào các nhiệm vụ khác. Sử dụng hỗ trợ từ bên ngoài để giải quyết tình trạng khó khó khăn và cải thiện tình hình. Nếu bạn có thể suy nghĩ từ một góc độ khác, yêu cầu sự giúp đỡ từ ai đó cũng đại diện cho một loại niềm tin, người được ủy thác và nhờ cậy cũng sẽ cảm thấy rất hạnh phúc!

Rất nhiều lần chúng ta cảm thấy rằng thời gian thật là khan hiếm, nó có thể bị đánh cắp bởi cái gọi là "lẽ thường". Ví dụ, phụ nữ Nhật Bản dành rất nhiều thời gian cho việc nhà mỗi ngày vì xã hội có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về thời gian và chất lượng việc nhà cho phụ nữ.

Nhưng nếu bạn muốn có một chút thời gian để làm những gì bạn muốn, bạn có thể xem xét hạ thấp các yêu cầu một cách thích hợp. Nếu cái gọi là ‘lẽ thường’ và quy tắc trở thành yếu tố ràng buộc sự tiến lên, chúng ta phải nghiêm túc suy ngẫm về nó và loại bỏ nó một cách dũng cảm.

Nếu có thể từ bỏ cái gọi là ‘lẽ thường’ và thiết lập các quy tắc riêng của mình, chúng ta có thể tập trung vào những gì chúng ta muốn làm.

Nếu có thể từ bỏ cái gọi là ‘lẽ thường’ và thiết lập các quy tắc riêng của mình, chúng ta có thể tập trung vào những gì chúng ta muốn làm.

Đừng để những cơn trầm cảm nhỏ phá hủy ý chí

Có một số điều nhỏ nhặt, chẳng hạn như "ai đó đã chỉ trích tôi hôm nay", những điều như vậy có thể khiến bạn bận tâm và chán nản, hãy liệt kê ra, bởi vì "trầm cảm nhỏ sẽ lấy đi nhiều năng lượng hơn bạn nghĩ" .

Rất nhiều khi bạn bị mất tập trung làm việc, thường không phải là những rắc rối lớn thực sự cản trở, mà là những chi tiết nhỏ nhặt làm ta vướng mắc.

Điều này giống như chạy đà trước khi nhảy. Nếu bạn muốn tập trung vào một việc gì đó, bạn phải tận dụng thời gian trước khi tập trung và xử lý những điều nhỏ nhặt này.

Miễn là không từ bỏ, bạn sẽ luôn tìm ra giải pháp cho vấn đề

Trải qua một phen cố gắng, cuối cùng Yoshida đã nhận được thư thông báo từ Harvard. Sau một thời gian ngắn vui mừng, thì một loạt các vấn đề tiếp theo lại phát sinh: chăm sóc trẻ em, chi phí y tế, thuê nhà, văn hóa khác biệt...

Trải qua một phen cố gắng, cuối cùng Yoshida đã nhận được thư thông báo từ Harvard.

Ví dụ, Yoshida đến thư viện để học vào mỗi cuối tuần. Cô con gái ba tuổi và chồng đang chơi trong khu vực sách ảnh. Cô bế cô con gái thứ hai một tuổi và làm việc với một ngân hàng câu hỏi trong phòng đọc sách.

Nhưng cô con gái thứ hai không thể ngoan ngoãn cả buổi sáng, lúc thì khoa tay múa chân muốn chạy nhảy, lúc lại ê a nói... Sợ rằng mình có thể gây ồn ào, Yoshida phải cầm một cuốn sách, đi tới đi lui quanh thư viện để đánh lạc hướng con gái.

Rốt cuộc, khi cô con gái thứ hai im lặng, thì ngay lập tức chuyển sang cô con gái lớn kêu đói bụng. Cô sẽ ra ngoài mua cơm hoặc bánh mì, và đưa đứa trẻ đến công viên để ăn...

Các vấn đề đã xuất hiện hết lần này đến lần khác, khiến Yoshida phải vật lộn ứng phó để có thể tiếp tục công việc nghiên cứu. Nhưng Yoshida đã giải quyết từng vấn đề một với niềm tin rằng sau khi quyết định được đưa ra, bộ não sẽ chủ động tìm hướng giải quyết.

Yoshida đã giải quyết từng vấn đề một với niềm tin rằng sau khi quyết định được đưa ra, bộ não sẽ chủ động tìm hướng giải quyết.

Yoshida không bị mắc kẹt bởi những thất vọng vì các vấn đề xảy ra trong suốt hành trình. Bởi vì cô biết rằng mặc dù chúng ta nghĩ bằng đầu, dùng đầu mà lo lắng, nhưng có rất nhiều việc trên thế giới, chỉ dựa vào đầu để nghĩ thôi thì chưa đủ, phải thực sự đi làm mới có thể hiểu được.

Chỉ bằng cách lao ra ngoài, bạn mới có thể có cơ hội từ từ điều chỉnh quỹ đạo.

"Tôi nghĩ cuộc đời giống như một chiếc xe đạp đang lao nhanh. Nếu bạn dừng lại giữa chừng, bạn sẽ dễ dàng bị ngã. Nhưng nếu bạn có thể tiếp tục lái xe, bạn sẽ có thể tiếp tục đi tới. Tôi nghĩ đây là bí quyết để tôi có thể đi đến ngày hôm nay”.

Hy vọng rằng tất cả chúng ta, những ai đã hoặc sắp đảm nhận vai trò làm mẹ, có thể làm những gì bạn muốn ở mọi lúc, mọi nơi. Giống như Yoshida, không sợ hãi và hối tiếc, và không bao giờ từ bỏ ước mơ của chính mình!

Quỳnh Chi
Theo tw.aboluowang.com

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Bà mẹ 5 con, vẫn học tiếp Harvard: 7 bí quyết quản lý thời gian ‘độc lạ’