Ở Pháp, giáo viên của trẻ cũng chính là giáo viên của cha mẹ!

Giúp NTDVN sửa lỗi

"Điều khiến tôi ấn tượng là giáo viên ở Pháp không chỉ tận tâm mà còn tôn trọng học sinh, hơn nữa cũng rất quan tâm đến cảm xúc của cha mẹ". Đó là những bộc bạch chân thành của một người mẹ châu Á sống tại Pháp.

Hàng năm, sau ngày khai giảng vào tháng 9 tầm 2 - 3 tuần, giáo viên các trường tiểu học hoặc trung học cơ sở ở Pháp sẽ gặp phụ huynh một lần. Con trai và con gái tôi học ở Pháp từ lớp một, lớp hai của trường tiểu học, và đến bây giờ là lớp 7 trung học cơ sở. Trong suốt những năm học qua, tôi đã quen tham dự các cuộc họp phụ huynh với cha mẹ Pháp. Nhưng cũng vì trong những năm qua, cả gia đình tôi phải di chuyển chỗ ở nên hai đứa trẻ đã thay đổi trường học nhiều lần, gặp gỡ các giáo viên khác nhau, giáo viên nam, giáo viên nữ, già và trẻ đều có cả. Điều khiến tôi ấn tượng là giáo viên ở Pháp không chỉ tận tâm mà còn tôn trọng học sinh, hơn nữa cũng rất quan tâm đến cảm xúc của cha mẹ.

Ngày đầu tiên của năm học mới ở trường tiểu học Pháp rất đơn giản, không chú trọng đến nghi thức. Đối với cuộc họp phụ huynh chính thức, đây cũng là cuộc họp duy nhất trong một năm học, thường được tổ chức trong vòng 3 tuần đầu tiên sau ngày khai giảng. Mục đích của cuộc họp là để giải thích rõ ràng cho phụ huynh về chương trình của năm học, kỷ luật lớp học và lịch sinh hoạt của trường. Điều thú vị là, ngay ở cùng một lớp, các giáo viên khác nhau có phương pháp giảng dạy khác nhau, họ thậm chí có thể chọn các sách giáo khoa khác nhau làm giáo trình.

Điều thú vị là, ngay ở cùng một lớp, các giáo viên khác nhau có phương pháp giảng dạy khác nhau, họ thậm chí có thể chọn các sách giáo khoa khác nhau làm giáo trình.
Điều thú vị là, ngay ở cùng một lớp, các giáo viên khác nhau có phương pháp giảng dạy khác nhau, họ thậm chí có thể chọn các sách giáo khoa khác nhau làm giáo trình. (Shutterstock)

Trong lòng giáo viên nước Pháp không có học sinh ngốc

Giáo viên mới của con gái tôi tên là Pascal Croibier. Cuộc họp phụ huynh diễn ra vào tối thứ Ba. Đó là một giáo viên nam, dáng người cao, gầy, dù đã qua tuổi trung niên, ông ăn mặc giản dị, với một chiếc áo len đỏ, quần jean và giày thể thao màu đỏ, trông rất năng động.

Lớp con gái tôi có tổng số 23 học sinh, tương đối ít (ở các trường tiểu học Pháp, một lớp hiếm khi vượt quá 30 học sinh), phụ huynh có thể dễ dàng tìm chỗ ngồi của con mình, ngồi xuống như "nghe giảng", và cuộc họp bắt đầu.

Đầu tiên thầy Croibier giới thiệu hoàn cảnh lớp học, sau đó đi vào chủ đề giáo trình: Mỗi học sinh có ba sách bài tập chính, sách bìa màu xanh được sử dụng cho các bài tập toán, sách bìa trong suốt được sử dụng cho các bài tập tiếng Pháp, và một cuốn bìa màu vàng là sổ ghi chép - chính là cuốn sổ liên lạc làm cầu nối giữa giáo viên và phụ huynh. Bất kỳ thông báo hoặc hoạt động nào trong trường học và lớp học đều được dán trên cuốn sổ này.

Một cuốn bìa màu vàng là sổ ghi chép - chính là cuốn sổ liên lạc làm cầu nối giữa giáo viên và phụ huynh. Bất kỳ thông báo hoặc hoạt động nào trong trường và lớp học đều được dán trên cuốn sổ này.
Một cuốn bìa màu vàng là sổ ghi chép - chính là cuốn sổ liên lạc làm cầu nối giữa giáo viên và phụ huynh. Bất kỳ thông báo hoặc hoạt động nào trong trường và lớp học đều được dán trên cuốn sổ này. (Shutterstock)

Tiếp theo, chủ đề quan trọng hơn là kiểm tra và chấm điểm. "Tôi sẽ không xếp hạng học sinh". Thầy Croibier nói trong khi viết ra ba phương pháp chấm điểm trên bảng đen: A (acquis, đã nắm vững), AR (renforcer, cần cố gắng), NA (non acquis, chưa nắm vững).

Thầy Croibier nói: "Khi các ông/bà thấy bài kiểm tra của con bạn là "AR", xin đừng lo lắng, điều đó không có nghĩa là đứa trẻ học không tốt. Tôi là dựa theo trình độ của cả lớp để xem xét, nếu như lớp học chỉ có 10 em học sinh được' A' , 8 được 'AR', chứng tỏ kết quả như vậy là đủ điều kiện".

"Ngoài ra, nếu một bài kiểm tra nào đó, cả lớp không có ai đạt 'A', 3 em được 'AR', 16 em 'NA', thì đó là lỗi của tôi, là do tôi ra đề quá khó đối với học sinh".

Nghe đến đây, lại khiến tôi nhớ đến hồi con gái học lớp dự bị (CP - cours preparatoire) vào một năm trước. Giáo viên chủ nhiệm khi đó cũng nhấn mạnh với phụ huynh rằng, cô không phân loại học sinh thông minh và kém cỏi, chỉ là có học sinh hiểu bài nhanh hơn và có học sinh học chậm hơn một chút mà thôi. Đây là điều khiến tôi cảm động nhất! Trong những năm qua, cho dù tôi gặp phải giáo viên người Pháp nào, họ đều luôn coi giáo dục là trách nhiệm của chính mình, học sinh học được tốt hay không, là vấn đề ở phương pháp dạy, không phải lấy thành tích đến đánh giá học sinh tốt hay kém.

Giáo viên người Pháp đều coi giáo dục là trách nhiệm của chính mình, học sinh học được tốt hay không, là vấn đề ở phương pháp dạy, không phải lấy thành tích đến đánh giá học sinh tốt hay kém.
Giáo viên người Pháp đều coi giáo dục là trách nhiệm của chính mình, học sinh học được tốt hay không, là vấn đề ở phương pháp dạy, không phải lấy thành tích đến đánh giá học sinh tốt hay kém. (Shutterstock)

Khi tôi định thần lại, thầy Croibier đang nói về vấn đề học phụ đạo. "Đừng nghĩ rằng thật xấu hổ khi một đứa trẻ phải học phụ đạo. 'Lớp học phụ đạo' (trong tiếng Pháp là 'soutien') là do một số học sinh gặp khó khăn trong một môn học nào đó và cần thêm thời gian để củng cố. Trong lớp của tôi trước đây, có một số học sinh mặc dù thường có thành tích tốt, hoặc đặc biệt thích môn toán, đôi khi chúng chủ động tìm tôi để học thêm... ".

Trường tiểu học Pháp là trường kiểu chương trình học 5 năm, vì vậy làm thế nào để chuẩn bị trước khi lên trung học cơ sở là một chủ đề mà tất cả các bậc cha mẹ quan tâm. Tuy nhiên, thầy Croibier nói một cách thoải mái: "Xin mọi người hãy yên tâm, sau khai giảng hai tuần, tôi tin rằng lớp chúng ta sẽ tiến bộ". Các phụ huynh có mặt đã rất thích thú.

Tôi thầm nghĩ rằng các giáo viên ở Pháp thực sự chu đáo và nhân văn, không chỉ hiểu tâm lý của học sinh mà còn giúp phụ huynh yên tâm.

Giáo viên của trẻ cũng là giáo viên của cha mẹ

Sau khi tham dự buổi họp phụ huynh của con gái, đến lượt lớp con trai tổ chức họp phụ huynh. Con trai tôi năm nay đang học lớp hai trung học cơ sở (5eme - tương đương lớp 7 ở Việt Nam). Trường trung học cơ sở ở Pháp có hình thức giáo dục kiểu đại học, giáo viên của mỗi môn học trong các lớp học sẽ không cố định, nhưng cũng có một giáo viên chủ nhiệm lớp (tiếng Pháp gọi là 'Professeur principal').

Trường trung học cơ sở ở Pháp có hình thức giáo dục kiểu đại học, giáo viên của mỗi môn học trong các lớp học sẽ không cố định, nhưng cũng có một giáo viên chủ nhiệm lớp
Trường trung học cơ sở ở Pháp có hình thức giáo dục kiểu đại học, giáo viên của mỗi môn học trong các lớp học sẽ không cố định, nhưng cũng có một giáo viên chủ nhiệm lớp. (Shutterstock)

Cuộc họp phụ huynh ở trường trung học cơ sở cũng được tổ chức trong lớp học. Giáo viên của từng môn học thay phiên nhau giới thiệu các chương trình môn học tương ứng, kỷ luật lớp học... cho phụ huynh.

Trong quá trình nghe thuyết giảng, tôi thấy rằng tất cả các giáo viên trung học cơ sở đều là những người diễn thuyết, chẳng hạn như giáo viên ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Latin) thì lời của họ thường sẽ có vẻ nho nhã, còn các giáo viên hóa học, vật lý hoặc khoa học, thì quyết đoán và nhanh chóng, nhưng đều không thiếu sự hài hước. Lúc này, phụ huynh có mặt đều sẽ ghi chép nghiêm túc.

Khi tôi nhìn vào bản ghi chép nửa tiếng Pháp nửa tiếng Trung Quốc của mình, tôi không thể nhịn được cười, tự nhủ mình "tốt nhất là hãy tham gia một khóa học tiếng Pháp".

Nói về khóa học tiếng Pháp, nó làm tôi nhớ đến cuộc họp phụ huynh của con trai vào năm học năm ngoái. Đối với tôi, nó không chỉ tràn ngập cảm giác mới mẻ, mà một số gợi ý từ giáo viên tiếng Pháp lúc đó đã giúp tôi học được cách giao tiếp đúng đắn hơn với trẻ em.

Trong quá trình nghe thuyết giảng, tôi thấy rằng tất cả các giáo viên trung học cơ sở đều là những người diễn thuyết
Trong quá trình nghe thuyết giảng, tôi thấy rằng tất cả các giáo viên trung học cơ sở đều là những người diễn thuyết. (Shutterstock)

Giáo viên người Pháp nói: "Con bạn đang học trung học cơ sở, nhưng chúng vẫn là trẻ em. Đôi khi chúng vẫn cần cha mẹ giúp chúng kiểm tra sách giáo khoa trong cặp của chúng. Ở tuổi 10 và 11, có nhiều điều trong cuộc sống, hẳn là nên để chúng học cách tự gánh vác".

"Tôi đề nghị thay vì sử dụng âm lệnh, tốt hơn là nói chuyện với trẻ bằng những câu hỏi hoặc gợi ý, ví dụ: Con có nghĩ sẽ tốt hơn khi dọn phòng không? v.v."

Khi về đến nhà, tôi lập tức làm theo hướng dẫn của giáo viên người Pháp, và lập thức thấy kết quả.

Khi tôi nói với con trai tôi 4 hoặc 5 lần rằng nó cần đi tắm, và nó vẫn không chịu đi, tôi cố gắng nuốt 'ngọn lửa tức giận' vào cổ họng và sau đó bình tĩnh nói với con: "Con trai, mẹ vừa nói với con điều gì nhỉ?". Từ "đi tắm" vẫn còn chưa rơi ra khỏi miệng, thì cậu bé đã tự giác đi vào phòng tắm. Phản ứng ngay lập tức của con trai khiến tôi thực sự kinh ngạc. Hóa ra trước đây, chiêu bài hơi một chút là giận dữ của tôi quả thực là rất ngu ngốc.

Một ví dụ khác, tôi sẽ hỏi cậu bé "Con nói dối mẹ, có tốt không?", câu trả lời là "Không tốt".

"Con đã không giữ lời hứa, có hợp lý không?", câu trả lời là "Không hợp lý".

"Làm như vậy, con cảm thấy tốt không", câu trả lời là “Không tốt".

"Con là một người anh trai, và con gây sự với em gái, như vậy có nên không?, câu trả lời "Không nên"...

Mỗi lần nhận được câu trả lời thỏa đáng từ con trai, trong tâm tôi tôi đều thầm cảm ơn cô giáo người Pháp. Sau bao nhiêu năm làm mẹ, lần đầu tiên tôi đã học được cách giao tiếp với con mình.

Quỳnh Chi
Theo kannewyork.com

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Ở Pháp, giáo viên của trẻ cũng chính là giáo viên của cha mẹ!