Tại sao sinh viên Trung Quốc đại lục không dám bày tỏ quan điểm về vấn đề Hong Kong?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đối với vấn đề Hong Kong, tại sao sinh viên Trung Quốc đại lục không dám đường đường chính chính bày tỏ quan điểm? Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả về thế hệ sinh viên Trung Quốc, sau vụ việc xảy ra tại một cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ Hong Kong tại trường Đại học Auckland của New Zealand hồi tháng 7/2019.

Gần đây, tôi đã tham gia một cuộc biểu tình ủng hộ Hong Kong do sinh viên Đại học Auckland của New Zealand tổ chức. Những người chủ trì cuộc biểu tình đã mời các sinh viên Trung Quốc bày tỏ quan điểm của họ. Các lưu học sinh Trung Quốc vào tuần trước đã phá hủy "Bức tường Lennon" được thành lập bởi các sinh viên Hong Kong trong khuôn viên trường, kích động một sinh viên nữ bảo vệ "Bức tường Lennon", và đẩy cô xuống đất, trở thành một vụ việc gây tranh cãi. [Thời điểm diễn ra vụ việc là ngày 29/7/2019].

Cuộc mít-tinh được tổ chức tại Quảng trường Food Court của Đại học Auckland. Quảng trường này có thể nói là Quảng trường Dân chủ ở Auckland. Nhiều bài phát biểu và tranh luận đã được tổ chức tại đây. Tại đây, 30 năm trước, các sinh viên Trung Quốc đã phản đối cuộc thảm sát Thiên An Môn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). "Bức tường Lennon" của các sinh viên Hong Kong cũng dựng ở quảng trường. Mọi người từ mọi tầng lớp đều tham gia cuộc biểu tình, trong đó có một số lượng lớn các phóng viên. Những cuộc biểu tình như thế này là một cơ hội tốt để sinh viên quốc tế Trung Quốc bày tỏ quan điểm của họ. Nhưng thật đáng tiếc, không có người nào tham dự. Một số sinh viên Trung Quốc trốn ở nhà, một số lẫn vào đám biểu tình và xé những biểu ngữ "Độc lập cho Hồng Kông", sau đó thì biến mất.

"Bức tường Lennon"
"Bức tường Lennon" vào ngày 13/08/2019. (Getty)

Tại sao sinh viên Trung Quốc không dám đường đường chính chính bày tỏ ý kiến ​​của mình, mà chỉ có những hành động như xé biểu ngữ của người khác, khiêu khích, lăng mạ và thậm chí đánh người?

Hành vi này của sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài là kết quả của giáo dục văn hóa của ĐCSTQ. Văn hóa của ĐCSTQ không bao giờ thảo luận về một sự kiện nào đó, cũng như thảo luận hay biện luận về mọi thứ một cách bình tĩnh, không chụp mũ thì cũng là ‘thọc gậy bánh xe’. Đối với Hong Kong, trước tiên phải loại trừ "Độc lập Hồng Kông". Một khi "Độc lập Hồng Kông" bị loại bỏ, ĐCSTQ có thể biện minh cho sự tàn bạo dưới danh nghĩa bảo vệ chủ quyền quốc gia. Và với danh nghĩa đó, các sinh viên Hong Kong sẽ bị đánh bại. Sau khi các sinh viên Hong Kong bị đánh, các sinh viên Trung Quốc sẽ được hoan nghênh trên phương tiện truyền thông xã hội và trang web của Lãnh sự quán Trung Quốc, cũng được ca ngợi là hành vi yêu nước.

Sinh viên Trung Quốc đại lục xé bỏ "Bức tường Lennon" ở Canada:

Ở Trung Quốc, miễn là bạn ở dưới ngọn cờ yêu nước, bạn có thể không điều ác nào không làm. Ví dụ, để phản đối Nhật Bản, có thể phá hủy xe của người khác theo ý muốn; để phản đối Hàn Quốc, người ta có thể đến cửa hàng để phá hủy hàng hóa của Hàn Quốc; những người chống Mỹ có thể đến đại sứ quán Mỹ để ném đá. Nhưng những hành vi này so với thời Cách mạng Văn hóa về bản chất vẫn không thay đổi. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, chỉ cần bạn đội một chiếc mũ phản cách mạng, ĐCSTQ có thể tịch thu nhà của bạn, giết chết bạn và thậm chí lấy danh nghĩa phản cách mạng mà ‘ăn tươi nuốt sống’ bạn (ví như vụ thảm sát ở huyện Đạo, nạn ăn thịt người Quảng Tây) - Đây là logic văn hóa cách mạng của ĐCSTQ. Chừng nào chế độ của Trung Quốc không thay đổi, logic này sẽ còn tiếp diễn. Hồng vệ binh trở thành sói chiến, và sói chiến không biết sẽ còn biến thành loại gì nữa, nhưng tinh thần này sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Đối với ĐCSTQ, những người yêu nước thực sự là những người yêu Đảng. Họ không bao giờ nghĩ về điều gì khác, cho dù là một cuộc phản cách mạng, hoặc một loại độc lập nào đó, hay điều nhỏ nhất là một cá nhân, một người đàn ông, phụ nữ, người già và trẻ nhỏ. Đàn ông ngang hàng với đàn ông, đàn ông lịch sự với phụ nữ, thanh niên tôn trọng người già và người lớn chăm sóc trẻ nhỏ. Nhưng trong mắt những người yêu ĐCSTQ, thì đó là sự bừa bãi.

Ở Trung Quốc, dưới sự cai trị của ĐCSTQ, thứ văn hóa bạo lực đã ăn sâu vào trong tiềm thức suốt nhiều thế hệ nối tiếp nhau, từ đó đánh mất nét văn hóa được bồi dưỡng suốt hàng nghìn năm.
Dưới sự cai trị của ĐCSTQ, thứ văn hóa bạo lực đã ăn sâu vào trong tiềm thức suốt nhiều thế hệ nối tiếp nhau, từ đó đánh mất văn hóa truyền thống chân chính của người Trung Hoa được bồi dưỡng suốt hàng nghìn năm. (Miền công cộng)

Ba sinh viên Trung Quốc từ Đại học Auckland đối mặt với một cô gái yếu đuối, ngay cả khi họ có quan điểm bất đồng, họ cũng phải biết lịch sự, ‘nhường ba phần’. Tôn trọng phụ nữ là văn hóa cơ bản của phương Tây. Ngay cả ở Trung Quốc, có những người đàn ông tốt cũng không đấu với phụ nữ. Nhưng văn hóa của ĐCSTQ không có những điều này, họ chỉ có nhục mạ, đánh nhau, và giết chóc. Đây là khoảng cách giữa văn minh của Trung Quốc và Hong Kong. Khoảng cách này đã tạo ra một cuộc đối đầu giữa sinh viên Trung Quốc và Hong Kong.

Sinh viên Trung Quốc đã bị đầu độc bởi văn hóa đảng ở Trung Quốc, và hầu hết trong số họ đã đi học ở các trường đại học phương Tây với sự thù địch. Họ chỉ xem các phương tiện truyền thông của nước mình, và vẫn dùng WeChat. Họ không giao lưu với bạn học ở nước sở tại, chỉ tụ tập với bạn học người Trung Quốc. Dùng một câu để khái quát, thì chính là “nhân tại Tào doanh tâm tại Hán”. Chỉ có một số ít sinh viên Trung Quốc có thể nổi bật giữa dòng nước bùn của văn hóa ĐCSTQ và đón nhận giá trị của nền văn minh.

Sinh viên Trung Quốc đại lục tấn công nữ sinh viên Hong Kong:

Sau vụ tấn công của sinh viên Bắc Kinh, có kênh truyền thông đã phỏng vấn thế hệ Hoa kiều đầu tiên ở New Zealand. Hầu hết mọi người đều cho rằng hành vi này của sinh viên Trung Quốc đáng bị lên án, đó là mang thói hư tật xấu trong nhà đến New Zealand. Trong một cuộc họp, một nữ sinh Trung Quốc đã bày tỏ quan điểm của mình bằng tiếng Anh trôi chảy. Cô nói rằng Hong Kong và đại lục là một quốc gia, và sinh viên Trung Quốc nên lắng nghe tiếng nói của sinh viên Hong Kong, mà không nên ngăn trở họ.

Vâng, New Zealand là một quốc gia dân chủ, và trường đại học là một lĩnh vực tự do học thuật. Bất cứ ai cũng có thể bày tỏ quan điểm của mình, không ai có thể ngăn cản, càng không thể dùng phương thức bạo lực. Tuy vậy, nhiều sinh viên Trung Quốc đáng thương không hiểu được đạo lý đơn giản này, họ chỉ tin tưởng vào bạo lực. Bởi vì ĐCSTQ đã bồi dưỡng họ, là dựa vào tính bạo lực để nuôi họ lớn lên, và văn hóa của ĐCSTQ là văn hóa bạo lực.

Quỳnh Chi
Theo Chen Weijian / secretchina.com

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Tại sao sinh viên Trung Quốc đại lục không dám bày tỏ quan điểm về vấn đề Hong Kong?