Tiết học của vị thầy giáo già đánh thức phận làm con của mỗi học trò

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đến giờ học, vị giáo sư già bước vào lớp với một nụ cười và nói với cả lớp: "Thầy được ủy nhiệm làm một cuộc khảo sát câu hỏi. Mong các trò hãy giúp một tay".

Khi nghe điều này, dưới lớp rì rầm: Câu hỏi như thế nào vậy ạ? Có vẻ sẽ thú vị hơn nhiều so với học bài đây....

Vị thầy giáo già chuyển tập câu hỏi xuống lớp. Các sinh viên háo hức xem, và chỉ có hai câu hỏi.

  1. Anh ấy rất yêu cô ấy. Cô gái có khuôn mặt trái xoan, đôi lông mày cong, nước da trắng nõn, xinh đẹp xúc động lòng người.

Nhưng một ngày nọ, cô không may gặp tai nạn giao thông. Sau khi chữa lành, trên gương mặt vẫn còn sót lại vài vết sẹo to xấu xí. Bạn có nghĩ rằng, anh ấy sẽ vẫn yêu cô ấy như trước đây hay không?

A, Anh ấy chắc chắn có

B, Anh ấy không

C, Anh ấy có thể

  1. Cô ấy rất yêu anh ấy. Chàng trai là một thương nhân thành đạt, nho nhã điềm đạm, dám nói dám làm.

Bỗng một ngày, anh bị phá sản. Bạn có nghĩ rằng, cô ấy vẫn sẽ yêu anh như trước?

A, Cô ấy chắc chắn có

B, Cô ấy sẽ không

C, Cô ấy có thể

Một lúc sau, các sinh viên đã hoàn thành.

Đến giờ học, vị giáo sư già bước vào lớp với một nụ cười và nói với cả lớp: "Thầy được ủy nhiệm làm một cuộc khảo sát câu hỏi. Mong các trò hãy giúp một tay".
Đến giờ học, vị giáo sư già bước vào lớp với một nụ cười và nói với cả lớp: "Thầy được ủy nhiệm làm một cuộc khảo sát câu hỏi. Mong các trò hãy giúp một tay". (Ảnh: Shutterstock)

Sau khi thu lại các tờ khảo sát, giáo sư nhận thấy: Trong câu hỏi đầu tiên, 10% học sinh chọn A, 10% học sinh chọn B và 80% học sinh chọn C; Trong câu hỏi thứ hai, 30% học sinh chọn A, 30% học sinh chọn B và 40% học sinh chọn C .

"Xem ra, mỹ nữ bị biến dạng sắc đẹp khó làm cho người ta chấp nhận hơn nam nhân phá sản”. Vị giáo sư cười. "Khi trả lời hai câu hỏi này, trong tiềm thức, các em nghĩ anh ấy và cô ấy có mối quan hệ tình yêu đúng không?"

"Đúng vậy", cả lớp trả lời rất nghiêm túc. "Nhưng mà, đầu đề có nói rằng anh ấy và cô ấy có mối quan hệ tình yêu không?"

Giáo sư nhìn mọi người một cách đầy ẩn ý, và nói:

"Bây giờ, hãy giả sử rằng nếu “anh ấy” trong câu hỏi đầu tiên là cha của "cô ấy", và "cô ấy" trong câu hỏi thứ hai là mẹ của "anh ấy". Cho các bạn trả lời lại hai câu hỏi này, các bạn sẽ lựa chọn như ban đầu chứ?"

Tập câu hỏi được gửi xuống cho các sinh viên một lần nữa, lớp học đột nhiên trở nên rất yên tĩnh, những gương mặt trẻ trở nên ưu tư, chăm chú và trầm lắng.

Vài phút sau, tập câu hỏi đã được thu về, và giáo sư đã thống kê lại. Điều bất ngờ là, đối với cả hai câu hỏi, 100% sinh viên đều đã chọn đáp án A.

Giọng của giáo sư thâm trầm và xúc động:

"Trong thế giới này, có một loại tình yêu, mãi mãi lâu bền, vô tư vô cầu, không vì mùa vụ mà thay đổi, cũng không vì danh lợi thăng trầm mà đổi thay. Đó chính là tình yêu của cha mẹ!".

"Trong thế giới này, có một loại tình yêu, mãi mãi lâu bền, vô tư vô cầu, không vì mùa vụ mà thay đổi, cũng không vì danh lợi thăng trầm mà đổi thay. Đó chính là tình yêu của cha mẹ!".
"Trong thế giới này, có một loại tình yêu, mãi mãi lâu bền, vô tư vô cầu, không vì mùa vụ mà thay đổi, cũng không vì danh lợi thăng trầm mà đổi thay. Đó chính là tình yêu của cha mẹ!" (Ảnh: Pixnio.com)

Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ chẳng đợi

Giọng thâm trầm, vị giáo sư tiếp tục kể lại cho các học trò một điển tích:

Điển cố “Con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ chẳng đợi” bắt nguồn từ thời kỳ Xuân Thu. Chuyện kể rằng, trên đường sang nước Tề, Khổng Tử nghe thấy văng vẳng tiếng khóc vô cùng đau đớn, liền cưỡi ngựa lần tìm theo tiếng khóc. Ông nhìn thấy một người đang đeo liềm, buộc dây đay, ngồi ở đó đau khổ, lúc này khóc không thành tiếng.

Khổng Tử liền xuống xe, tiến về phía trước hỏi han thì được biết người đang khóc đó tên là Khâu Ngô Tử (còn gọi là Cao Ngư), trước đây từng làm quan nước Tề. Khổng Tử hỏi người này vì sao lại khóc lóc thảm thiết như thế, Khâu Ngô Tử liền kể về ba nỗi khổ và mất mát của chính mình.

Khâu Ngô Tử đau khổ nói: “Thời trẻ tôi rất hiếu học, đi chu du khắp nơi, lúc trở về mới biết rằng cha mẹ đã qua đời, đây là mất mát đầu tiên. Sau khi trưởng thành, tôi hầu hạ cho vua nước Tề. Vua ngày càng sống buông thả bản thân, không còn được nhân sĩ ủng hộ, coi như tôi không thể làm tròn được trách nhiệm của thần tử, đây là mất mát thứ hai. Ngày hôm nay người bạn từ thuở thơ bé của tôi cũng bỏ tôi mà đi, không còn liên lạc nữa, đây là mất mát thứ ba”.

Cuối cùng, Ngô Khâu Tử nói một câu khiến người nghe đau nhói cõi lòng: “Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ chẳng đợi”.

Ngô Khâu Tử nói một câu khiến người nghe đau nhói cõi lòng: “Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ chẳng đợi”.
Ngô Khâu Tử nói một câu khiến người nghe đau nhói cõi lòng: “Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ chẳng đợi”. (Ảnh: Miền công cộng)

Cây muốn yên lặng nhưng ngọn gió không chịu dừng, phận làm con đến lúc muốn phụng dưỡng chăm sóc mà cha mẹ đã không còn nữa. Thời gian một khi trôi đi sẽ không bao giờ quay trở lại, một khi đã rời xa thì cách biệt nghìn trùng. Ngô Khâu Tử đau đớn hối hận vì bản thân đã không làm tròn trách nhiệm của người làm con.

Câu nói “Con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ chẳng đợi” từ đó được lưu truyền về sau. Đây cũng là lời nhắc nhở cho những đứa con đang mải miết bận rộn trên đời: Khi cha mẹ còn sống, họ là bóng cây cổ thụ to lớn, che mưa chắn gió cho con cái. Khi cha mẹ mất đi, thân thể của người con như bị cắt đi từng khúc, đau đớn tột cùng.

Khi còn sống, cha mẹ thường xuyên gọi điện thúc giục bạn về nhà cùng ăn một bữa cơm đoàn viên. Lúc đó, mỗi cuộc điện thoại có khi còn khiến đứa con cảm thấy khó chịu. Khi cha mẹ ốm đau bệnh tật, đi lại gặp khó khăn, có những người con còn cảm thấy cha mẹ là gánh nặng trong cuộc sống của mình.

Nhưng… đến khi cha mẹ không còn trên đời nữa, không còn ai giục bạn về nhà, không còn ai giục bạn ăn cơm, không còn ai âu yếm gọi biệt danh của bạn... Không còn tình yêu thương ấm áp của mẹ, không còn sự nghiêm khắc của cha, dẫu bạn có trưởng thành bao nhiêu, cũng chỉ cô độc một mình trên đời, không còn chỗ dựa... Muốn được làm ấm đôi bàn tay của cha mẹ thì bạn đã mãi mãi không còn cơ hội nữa rồi!

Hãy trân trọng những khoảnh khắc được ở bên cùng gia đình, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ để sau này không phải lưu lại bất kỳ tiếc nuối nào. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Hãy trân trọng những khoảnh khắc được ở bên cùng gia đình, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ để sau này không phải lưu lại bất kỳ tiếc nuối nào. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Món ăn ngon chứa đựng hương vị của tình yêu thương, được cha đơm mẹ nấu, đời này kiếp này không bao giờ được nếm lại. Nó đã trở thành món ăn đắt giá nhất trên đời, cho dù dùng hết tiền bạc cũng không thể nào mua lại được.

Đến lúc này, cho dù muốn nói “Con yêu cha mẹ” biết bao nhiêu thì cha mẹ cũng vĩnh viễn không thể nghe thấy.

***

Nhà phê bình văn hóa người Đài Loan, Long Ứng Thai (Lung Ying-tai) từng nói:

"Mối quan hệ được gọi là phụ - tử và mẫu - tử, có nghĩa là, bạn và cha mẹ có duyên phận trong kiếp này, nhưng bóng dáng của họ càng lúc càng rời xa, và họ dùng bóng dáng của mình để nói với bạn rằng ‘không cần phải truy đuổi’".

Trước nay, phận làm con, bạn đã bao giờ nghĩ đến việc sưởi ấm đôi bàn tay lạnh giá một đời vất vả của cha mẹ?

Kỳ nghỉ năm mới đã qua, lại thêm một kỳ học hành bận rộn đang tới.

Nếu bạn cảm thấy nhớ nhà, hãy gọi điện thoại về nhà, hoặc gửi tin nhắn cho cha mẹ. Cha mẹ bạn chắc chắn sẽ rất vui mừng! Một hành động nho nhỏ của bạn thôi cũng đủ làm họ cảm thấy lâng lâng hạnh phúc suốt cả tháng ngày.

Phận làm con, đừng để đến lúc phải hối hận xót xa như câu nói: Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ chẳng đợi”.

Quỳnh Chi

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Tiết học của vị thầy giáo già đánh thức phận làm con của mỗi học trò