Tiểu tiết phản ánh giáo dưỡng, giáo dưỡng phản ánh tầng thứ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Làm cha mẹ, trước khi mong nghĩ con mình thành rồng thành phượng, thì trước tiên hãy dạy con mình từ những việc nhỏ. Tiểu tiết phản ánh giáo dưỡng. Và giáo dưỡng phản ánh tầng thứ của một người, dáng điệu của linh hồn người ấy.

Vài ngày trước, tôi đến thư viện đọc tài liệu và thấy một cảnh như vậy.

Một cô gái xinh đẹp với chiếc váy rất tinh tế đã gọi một cuộc điện thoại hơn mười phút trong thư viện. Mặc dù biết mọi người xung quanh đang cau mày nhìn mình, nhưng cô gái vẫn không nghĩ đến cảm xúc của người khác, và tiếp tục “buôn chuyện”.

Khi ấy, một cậu bé đi đến và đề nghị cô hãy giữ im lặng.

Bất ngờ, cô gái liếc nhìn cậu bé, khó chịu sắp lại đồ (không quên phát ra những tiếng động lớn) rồi miễn cưỡng rời đi. Và trên bàn của cô, nhiều quyển sách khác nhau vần bày lộn xộn, chiếm hết cả chỗ của ba người.

Người ta nói rằng, tiểu tiết phản ánh giáo dưỡng. Mặc dù cô gái ăn mặc sang trọng, tinh tế và có vẻ dịu dàng, nhưng những lời nói và hành động lại để lộ sự khó coi của cô ấy.

Người ta nói rằng, tiểu tiết phản ánh giáo dưỡng. Mặc dù cô gái ăn mặc sang trọng, tinh tế và có vẻ dịu dàng, nhưng những lời nói và hành động lại để lộ sự khó coi của cô ấy. (Ảnh: Shutterstock)
Người ta nói rằng, tiểu tiết phản ánh giáo dưỡng. Mặc dù cô gái ăn mặc sang trọng, tinh tế và có vẻ dịu dàng, nhưng những lời nói và hành động lại để lộ sự khó coi của cô ấy. (Ảnh: Shutterstock)

Ở lối vào ký túc xá, tôi thấy một người chú với dáng vẻ thật thà đang quét dọn trong bóng tối.

Tôi tò mò hỏi: "Chú ơi, sao chú lại quét dọn ở đây?"

Chú vừa quét vừa nói: "À, khi tôi mới vào đây để giao đồ ăn, thấy có nhiều thức ăn thừa rơi vãi trên sân. Nhiều người qua lại ở đây, nếu không chú ý, có thể sẽ bị ngã, đặc biệt là người già. Bây giờ tôi xong việc rồi nên rảnh rỗi, cứ để tôi dọn dẹp. Làm một loáng là xong thôi".

Nói xong, chú đem rác đến thùng rác cách đó không xa.

Trên thực tế, không ai yêu cầu người chú này phải dọn rác, và ông cũng không có nghĩa vụ phải làm như vậy. Nhưng hành động nhỏ này đã phản ánh thiện ý chân thành của ông.

Giáo dưỡng của một người được phản ánh đầy đủ trong từng tiểu tiết. Bởi vậy, nó sẽ được tiết lộ trong từng khoảnh khắc của cuộc sống.

Giáo dưỡng của một người được phản ánh đầy đủ trong từng tiểu tiết. Bởi vậy, nó sẽ được tiết lộ trong từng khoảnh khắc của cuộc sống.
Giáo dưỡng của một người được phản ánh đầy đủ trong từng tiểu tiết. Bởi vậy, nó sẽ được tiết lộ trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. (Ảnh: Shutterstock)

***

Trước đây, tôi từng nghe một câu chuyện ngụ ngôn thú vị.

Trong vương quốc động vật nọ, gấu trúc được các con vật khác kính trọng nhất, ngay cả con cáo vốn hay bắt bẻ cũng rất ngưỡng mộ nó.

Một ngày nọ, con nhím tìm đến gấu trúc và hỏi:

"Anh Panda, tại sao anh lại được người khác tôn trọng như vậy? Có bí mật nào không?"

Gấu trúc thành thật trả lời: "Bí mật ư? Không có đâu. Chỉ là tôi mở rộng trái tim mình, không ngừng bỏ vào đó những thứ như sự khoan dung, lịch sự, biết ơn, giữ chữ tín và trung thực ..."

Con nhím hỏi: "Mở rộng trái tim như vậy có ích lợi gì không?"

Gấu trúc nói: "Tất nhiên là có! Tôi mở rộng trái tim, và mỗi ngày kiên trì sử dụng nó cho người khác. Hiện tại chẳng phải tôi vẫn được hưởng lợi hay sao?"

Có câu rằng: “Đường dài mới biết được sức ngựa, sống lâu mới thấy rõ lòng người”. Đôi khi, chỉ với một điều nhỏ nhặt, bạn có thể thấy được ý nghĩ chân thực của một người. Những người chú trọng bồi dưỡng từ điều nhỏ nhất, sẽ dễ dàng chiếm được cảm tình của người khác.

Những người chú trọng bồi dưỡng từ điều nhỏ nhất, sẽ dễ dàng chiếm được cảm tình của người khác. (Ảnh: Pexels)
Những người chú trọng bồi dưỡng từ điều nhỏ nhất, sẽ dễ dàng chiếm được cảm tình của người khác. (Ảnh: Pexels)

Từ ‘tiểu tiết’, suy ngẫm về việc giáo dục con trẻ ngày nay

Làm cha mẹ, ai cũng muốn con mình có thể thành rồng thành phượng, tương lai thành đạt, rạng rỡ tổ tông. Không ít cha mẹ không tiếc tiền, cho con học trường này thầy nọ, hết môn năng khiếu này đến lớp tài năng kia… Họ chỉ hy vọng sau này con cái có thể trở thành những giáo sư tiến sĩ, hay nhà nghiên cứu khoa học tài ba được thế giới ngưỡng mộ… Vì vậy, họ tuyên bố rằng: “Con chỉ việc lo học chữ, còn lại để cha mẹ lo”.

Cứ như thế, đứa trẻ chỉ biết học và học… tự chăm sóc cá nhân chưa chắc đã làm nổi, chưa nói đến đỡ đần cha mẹ việc nhà. Những việc nhỏ thường ngày, từ việc gấp chăn xếp quần áo, quét dọn góc học tập… cho đến lễ phép chào hỏi, không làm ồn nơi công cộng, chia sẻ giúp đỡ mọi người… chúng đều không biết hoặc bỏ qua, bởi vì... “quá bận học”.

Điều này quả thực là đáng tiếc! Bởi, những việc tưởng chừng nhỏ nhặt như dọn dẹp bàn học, quét những “góc chết” trong nhà… lại có thể thành tựu hoặc phá hỏng việc lớn của đời người.

Đời người chính là một chuỗi các việc nhỏ xâu lại cùng nhau, mỗi một bước đi, mỗi một khó khăn mà ta đã trải qua đều sẽ trở thành kinh nghiệm. Vì vậy, nếu chăm chỉ tích lũy, đúc rút kinh nghiệm thì những việc nhỏ “vụn vặt” ấy có thể giúp ta hoàn thành nghiệp lớn.

Lại có câu rằng: “Bờ kè ngàn dặm, cũng sập vì hang kiến”. Một tổ kiến nhỏ bé, cũng có thể khiến bờ kè cao trăm dặm đổ sập. Tương tự như vậy, chuyện nhỏ không cẩn thận sẽ gây ra họa lớn.

Đời người chính là một chuỗi các việc nhỏ xâu lại cùng nhau, mỗi một bước đi, mỗi một khó khăn mà ta đã trải qua đều sẽ trở thành kinh nghiệm. Vì vậy, nếu chăm chỉ tích lũy, đúc rút kinh nghiệm thì những việc nhỏ “vụn vặt” ấy có thể giúp ta hoàn thành nghiệp lớn.
Mỗi bước đi, mỗi khó khăn mà ta trải qua đều sẽ trở thành kinh nghiệm. Nếu chăm chỉ tích lũy, đúc rút kinh nghiệm thì những việc nhỏ ấy có thể giúp ta hoàn thành nghiệp lớn. (Ảnh: Shutterstock)

Trong Đạo Đức Kinh có đoạn: “Làm việc khó từ việc dễ, làm việc lớn từ việc nhỏ. Các việc khó khăn trong thiên hạ, đều do từ việc dễ mà thành. Các việc lớn trong thiên hạ, đều từ việc nhỏ mà nên. Cho nên Thánh nhân suốt đời không làm chuyện lớn, mà vẫn nên được chuyện lớn”. (Nguyên văn: Đồ nan ư kỳ dị. Vi đại ư kỳ tế. Thiên hạ nan sự tất tác ư dị. Thiên hạ đại sự tất tác ư tế. Thị dĩ thánh nhân chung bất vi kỳ đại. Cố năng thành kỳ đại).

Trong cuốn Hậu Hán Thư lại có ghi lại câu chuyện như sau. Vào thời Đông Hán có chàng thiếu niên tên là Trần Phiên. Trần Phiên biết mình thông minh nên tự cho bản thân bất phàm, tự cao tự đại chỉ muốn làm đại sự. Một ngày nọ, bạn của cậu tên là Tiết Cần đến nhà chơi, nhìn thấy căn phòng vô cùng bừa bộn đã khuyên cậu nên dọn dẹp gọn gàng.

Trần Phiền ưỡn ngực ngẩng cao đầu nói: "Đại trượng phu xử thế, nên quét thiên hạ, sao lo quét nhà?"

Tiết Cần nghe vậy liền nói: Quét nhà không xong, sao có thể quét thiên hạ”.

Nghe vậy, Trần Phiên lặng người suy nghĩ một hồi rồi hiểu ra và không thể nói được lời nào nữa.

Quả vậy! Người xưa cũng từng có câu: "Đại sự thiên hạ đều xuất phát từ những việc tưởng như nhỏ nhặt, chuyện khó thiên hạ đều xuất phát từ những việc tưởng là giản đơn". Nếu việc nhỏ còn không làm được thì sao có thể làm đến những việc lớn hơn đây?

Trong Khuyến học, nhà tư tưởng nổi tiếng thời Chiến quốc Tuân Tử từng nói: "Không tích bước đi, không đạt được ngàn dặm, không tích dòng chảy nhỏ, không thể thành biển sông."

Thế nên, làm cha mẹ, trước khi mong nghĩ con mình thành rồng thành phượng, thành những nhà sáng chế tài ba có thể “quét cả thiên hạ”… thì trước tiên hãy dạy con mình thành thạo “quét nhà”. Hãy giáo dục con từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống thường ngày, giúp chúng trở thành những đứa trẻ có giáo dưỡng. Người xưa có câu “Ôm chí lớn, không quên tiểu tiết” cũng chính là như vậy!

Hòa An



BÀI CHỌN LỌC

Tiểu tiết phản ánh giáo dưỡng, giáo dưỡng phản ánh tầng thứ