“Trạng nguyên” Trung Quốc sau khi học tập ở Mỹ, đã hiểu được nền giáo dục của nước nhà (P1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

"Cậu bé không gian" Trịnh Nhân Nguyên (Zheng Renyuan), nhà vô địch cuộc thi "Dự án Thanh niên Không gian Trung Quốc - Hoa kỳ" năm 2008, từng nhận được lời mời từ 9 trường đại học Hoa Kỳ. Sau đây là một phần trong cuốn nhật ký của chàng trai trẻ tốt nghiệp Đại học Washington này.

Zheng Renyuan là người đứng đầu kỳ thi tuyển sinh trung học tỉnh Hồ Bắc năm 2005, cũng là nhà vô địch cuộc thi ‘không gian Trung Quốc-Hoa Kỳ’ năm 2008. Anh đã giành được học bổng ASU toàn phần. Sau đó, anh đi học tại Đại học Washington ở Hoa Kỳ. Năm 2010, với tư cách là phóng viên đặc biệt của Thời báo Hoàn cầu, anh đã đến thăm năm quốc gia Đông Nam Á.

Năm 2012, Zheng từ chối lời đề nghị trả lương cao của người giàu nhất Nhật Bản, Tadashi Yanai, để thành lập một Tổ chức phi lợi nhuận về giáo dục dài hạn và tiếp cận các khu vực miền núi nghèo của Trung Quốc.

Năm 2013, anh đã xuất bản một bài phê bình giáo dục, "Nhận thức về giáo dục Trung Quốc sau bốn năm đại học ở Hoa Kỳ". Những hiểu biết độc đáo và sâu sắc của anh về giáo dục Trung Quốc và phương Tây, khiến người ta thật khó để tưởng tượng rằng điều này được viết bởi một chàng trai trẻ mới bước vào xã hội. Bài viết đã giành được lời khen ngợi từ hơn 10 triệu độc giả trên toàn thế giới.

Hãy xem "Trạng nguyên" Trung Quốc cảm thấy thế nào về giáo dục của nước nhà sau khi học tập tại Hoa Kỳ.

***

Hôm nay tôi nhận được một cuộc gọi từ người em họ, cô ấy vừa tra được kết quả thi vào trường cao đẳng, hỏi tôi ngày mai nên đăng ký học chuyên ngành gì. Bố cô ấy nói rằng học tài chính kỹ thuật là tốt rồi, sau này có thể tìm việc ở ngân hàng, thu nhập ổn định. Vậy có nên đăng ký tài chính kỹ thuật hay không?

Tôi phải khuyên cô ấy như thế nào đây? Bản thân tôi đã phải dành một đến hai năm để suy nghĩ về việc chọn một chuyên ngành, đến bây giờ vẫn chưa kết luận cuối cùng về nghề nghiệp của mình. Vậy tôi làm sao có thể trong vòng một buổi tối mà nhanh chóng đưa ra phán đoán bảo cô ấy nên học ngành nào đây?

Giáo dục ở Trung Quốc chính là như vậy, học sinh trung học cái gì cũng đều không hiểu, không biết chuyên ngành rốt cuộc nghĩa là gì, tình trạng việc làm cũng như các nghề nghiệp trong xã hội rốt cuộc có ý nghĩa như thế nào, bọn họ rốt cuộc am hiểu cái gì, cảm thấy hứng thú đối với cái gì, điều cả đời theo đuổi là gì, hết thảy đều không biết... Vì thế ngay sau khi biết điểm thi vào trường cao đẳng, ở trên bàn cơm cùng với bố mẹ bàn luận một chút, liền qua loa báo cáo tài chính, báo phải mua cái máy tính... Nhưng một chuyện quan trọng như vậy, làm thế nào ở trên bàn cơm một hai giờ có thể quyết định đây?

Giáo dục ở Trung Quốc chính là như vậy, học sinh trung học cái gì cũng đều không hiểu, không biết chuyên ngành rốt cuộc nghĩa là gì, tình trạng việc làm cũng như các nghề nghiệp trong xã hội rốt cuộc có ý nghĩa như thế nào, bọn họ rốt cuộc am hiểu cái gì, cảm thấy hứng thú đối với cái gì, điều cả đời theo đuổi là gì, hết thảy đều không biết...
Giáo dục ở Trung Quốc chính là như vậy, học sinh trung học cái gì cũng đều không hiểu, không biết chuyên ngành rốt cuộc nghĩa là gì, bọn họ rốt cuộc am hiểu cái gì, điều cả đời theo đuổi là gì, hết thảy đều không biết... (Ảnh: Shutterstock)

Tôi quyết định viết ra một chút sau cuộc điện thoại này, đó là những suy nghĩ của tôi về giáo dục đại học trong bốn năm ở Hoa Kỳ. Trong thời gian này, một cộng đồng khác nghe được cuộc tọa đàm của tôi, bèn mời tôi đến thuyết giảng về ước mơ, kinh nghiệm và lựa chọn. Tôi cảm thấy xấu hổ, bởi vì tôi dù sao cũng không có nhiều ý kiến ​​vượt trội hơn so với các bạn đồng trang lứa, nhưng tôi vô cùng hy vọng rằng các em học sinh đang bối rối, sẽ có được năng lượng tích cực, khi đối mặt với áp lực và thách thức càng thêm kiên định tự tin, và có sự lựa chọn tốt nhất.

Vì vậy, tôi đã viết thành một bài báo, hy vọng rằng có thể truyền cho mọi người một chút cảm hứng. Tất nhiên, tôi không phải là một chuyên gia về giáo dục, nhất gia chi ngôn, có chút quan điểm thiên vị, mong được chỉ ra chỗ sai.

Những người thành công đang làm những gì họ muốn làm

Đầu tiên tôi hỏi cô ấy: Bạn có muốn trở thành một người thành công không? Cô ấy không cần nghĩ ngợi, liền nói: Muốn! Tôi nói: Tôi nói với bạn rằng, tất cả những người thành công, đều không có ngoại lệ, đều đang làm những gì mà họ cảm thấy hứng thú. Nếu bạn không thích tài chính, nhưng là vì cảm thấy tài chính dễ tìm việc liền đăng ký tài chính, thì bốn năm đại học sẽ vô cùng khổ sở, sau này ra làm việc sẽ cảm thấy cực kỳ áp lực, chất lượng cuộc sống cũng vì vậy mà không tốt....

Nhưng nếu bạn nghĩ rằng bạn thực sự thích vẽ tranh, hay bạn có thể nghiên cứu bản đồ không mệt mỏi, và bạn sẽ rất hào hứng khi nói đến cách nấu các loại món ăn khác nhau, thì rất có thể bạn nên đi học mỹ thuật tạo hình, địa lý hoặc nấu ăn, hơn nữa sẽ có khả năng đạt được những thành tựu to lớn. Faust, Chủ tịch Đại học Harvard từng nói tại lễ tốt nghiệp: Bạn có thể chọn đường lui của mình, nhưng cuộc sống rất dài, trước tiên hãy làm những gì bạn yêu thích nhất, không nên ngay từ đầu đã lựa chọn đường lui.

Vâng! Cuộc sống vẫn còn rất dài, ngay cả khi bạn đã ở tuổi trung niên, chỉ cần kiên định mục tiêu, đều có thể bắt đầu lại! Người Mỹ thường chuyển đổi nghề nghiệp nhiều lần. Đây cũng là một quá trình họ liên tục khám phá sở thích của chính mình. Nhưng mà, bình thường đối với người đến từ Á Đông mà nói, bắt đầu lại từ đầu luôn bị coi là đặc biệt khó khăn và bẽ mặt.

Người Mỹ thường chuyển đổi nghề nghiệp nhiều lần. Đây cũng là một quá trình họ liên tục khám phá sở thích của chính mình. Nhưng mà, bình thường đối với người đến từ Á Đông mà nói, bắt đầu lại từ đầu luôn bị coi là đặc biệt khó khăn và bẽ mặt.
Người Mỹ thường chuyển đổi nghề nghiệp nhiều lần. Đây là một quá trình họ liên tục khám phá sở thích của chính mình. Đối với người đến từ Á Đông mà nói, bắt đầu lại từ đầu luôn bị coi là đặc biệt khó khăn và bẽ mặt. (Ảnh: Shutterstock)

Bạn có biết nguyên lý của origami không?

Nếu 50 năm phấn đấu của cuộc đời là 50 tờ giấy xếp chồng lên nhau, cũng chỉ có vài cm. Nhưng một người có mục tiêu kiên định, 50 năm đều quay chung quanh một mục tiêu ở cuộc sống, như vậy thành tựu của 50 năm sau mở ra sẽ vô cùng lớn, giống như gấp giấy 50 lần vậy! Một tờ giấy gấp 50 lần nhất định sẽ rất dày, phải không? Nhưng bạn không thể tưởng tượng rằng độ dày của nó có thể chạm từ trái đất đến mặt trời!

Chúng ta bây giờ hãy tưởng tượng, vì sao có người cả đời cống hiến cho nhân loại là bé nhỏ không đáng kể, nhưng có người lại có thể viết lại lịch sử loài người? Đây là sức mạnh của những giấc mơ!

Đương nhiên, điều này không thích hợp với những người không có tham vọng thành công, rất nhiều người chính là thích an nhàn, cuộc sống gia đình tạm ổn, theo nước chảy bèo trôi mà chọn nghề nghiệp, tham gia vào thể chế, cũng không phải là tệ. Nhưng tôi muốn nói rằng, xã hội vĩnh viễn chỉ có thượng du tuyệt đối và hạ du tuyệt đối, cùng một cái đang ở thu nhỏ lại chính là vùng trung du. Mạch đập kinh tế của Trung Quốc là không ngừng, mà tầng lớp xã hội đang kiên cố hóa, dòng sông không tiến ắt sẽ lùi, không thể đứng trên thuyền để có thể đi lại thoải mái.

Nói đến chuyện chọn một chuyên ngành, tôi cho rằng trước hết không cần lo lắng tìm việc được hay không, vì dù sao cũng không dễ tìm! Năm nay chỉ có không đến 30% sinh viên tìm được việc làm, hơn nữa, tìm một công việc không liên quan đến chuyên ngành cũng là chuyện hết sức bình thường. Khẳng định sẽ có người nói, không tìm được một công việc tốt thì tôi phải làm sao bây giờ? Kiếm không đủ tiền để cưới vợ thì làm sao bây giờ…

Kỳ thực, đây không phải là phạm vi mà bài này muốn thảo luận, nhưng nếu cho phép tôi phát biểu một chút quan điểm của mình, tôi cảm thấy nói tìm không được công việc nghĩa là tìm không được công việc tốt, nhưng ngay cả công việc trên công trường xây dựng ít nhất cũng có thể cho phép mình có cơm ăn. Nếu ước mơ đủ vững chắc, có thể cảm nhận được niềm vui vẽ tranh khi lang thang, sẽ không nhìn vào nỗi cay đắng hiện tại nặng nề như vậy...

Tôi tin rằng một cô gái tốt sẽ yêu thích một chàng trai có chí khí và hoài bão. Nhiều người thích bài viết này là những người có khả năng và tham vọng, tôi tin rằng các bạn sẽ không ngay cả chính mình cũng không nuôi được.

Tôi thời trung học là theo học khoa học tự nhiên. Tôi vẫn luôn có ý niệm trong đầu là theo nghiệp chính trị để phục vụ đất nước, vì thế đã xem xét sơ yếu lý lịch của nhiều nhà lãnh đạo, cảm thấy hẳn là nên đi học khoa học tự nhiên. Vì thế lên đại học cũng tiếp tục học ngành kỹ thuật điện (thật sự là một sự trùng hợp kỳ lạ, cũng may hiện nay các nhà lãnh đạo bắt đầu xuất thân từ khoa học xã hội).

Tôi đã học rất nhiều môn toán lý hóa, kết quả thấy rằng những môn học đó quá đơn giản để học (có thể nền tảng trường trung học trong nước là tốt), nhưng dần dần ngày càng cảm thấy hoang mang - tôi đã dành quá nhiều thời gian, trả rất nhiều tiền học phí như vậy, rốt cuộc muốn tới Mỹ quốc học cái gì?

Tôi không muốn hoàn thành bốn năm đại học của mình một cách mờ nhạt, cuối cùng cũng giống như hầu hết các sinh viên kỹ thuật tại Đại học Washington, đến Microsoft và Intel để tìm một công việc thoải mái. Tôi đã tiếp xúc với một số kỹ sư trong các công ty này, chỉ giao tiếp trong phạm vi rất hẹp vào mỗi ngày làm việc, cho nên tiếng Anh nói không được lưu loát (tất nhiên, tôi thực sự thích ngành này) ... Tôi đã xin nhà trường tạm nghỉ học, vì vậy tôi đã đi đến các tỉnh phía tây của Trung Quốc, rồi bắt đầu đi du lịch Châu Âu, sau đó quyết định muốn nghiên cứu khoa học xã hội - kinh tế học và nghiên cứu quốc tế học.

Tôi không muốn hoàn thành bốn năm đại học của mình một cách mờ nhạt, vì vậy tôi đã đi đến các tỉnh phía tây của Trung Quốc, rồi bắt đầu đi du lịch Châu Âu, sau đó quyết định muốn nghiên cứu khoa học xã hội - kinh tế học và nghiên cứu quốc tế học.
Tôi không muốn hoàn thành bốn năm đại học của mình một cách mờ nhạt, vì vậy tôi đã đi đến các tỉnh phía tây của Trung Quốc, rồi bắt đầu đi du lịch Châu Âu, sau đó quyết định muốn nghiên cứu khoa học xã hội - kinh tế học và nghiên cứu quốc tế học. (Ảnh: Andy Renyuan Zheng Facebook)

Nhưng mà không như chờ đợi khi ở trong nước! Sau khi học hơn một năm, phát hiện rằng tôi không thích nó, nếu lại chuyển thì chắc chắn là khó khăn! Chúng ta vẫn tự hỏi, ý nghĩa của việc học đại học rốt cuộc là gì?

Trong tiếng Anh, sở dĩ có sự khác nhau giữa ‘undergraduate’ (sau đại học) và ‘graduate’ (đại học), là bởi vì người phương Tây cho rằng nghiên cứu sinh mới được xem là thực sự ‘việc lớn đã thành’, còn đại học chỉ là nền móng mà thôi. Con cái của các gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu ở Mỹ quốc thích vào các trường học viện nghệ thuật, chính là bởi vì nơi đó có nền tảng đáng giá. Là nền tảng gì? Chính là nền tảng Nhân văn!

Những người Mỹ giàu có luôn cuối cùng cảm thấy rằng những ngành học kỹ thuật cao như tài chính, máy tính, công trình, y học là dành cho trẻ em tầng lớp trung lưu, và nhiều người châu Á thích học. Con cái của họ về sau phải làm quản lý cấp cao và tham gia chính phủ, nhất định phải học Anh văn, lịch sử, triết học, kinh tế, chính trị và pháp luật. Đây là những chuyên ngành mà người giàu có mới dám học, bởi vì tốt nghiệp đại học không cần phải gấp gáp nuôi gia đình, còn có thể trải nghiệm một vài năm ngoài xã hội, tiếp tục học chuyên sâu, và sau đó tiến vào giới kinh doanh và chính trị. (Đây là một tổng kết không toàn diện sau khi tôi giao lưu với nhiều người Mỹ. Nó không đại biểu cho sự phủ định đối với bất kỳ chuyên ngành nào. Cho dù đó là toán học, y học, kỹ thuật... đều là chuyên ngành có giá trị, bạn phải học những gì bạn yêu thích).

Những người giàu có ở Trung Quốc cũng có người đang bắt đầu dần thay đổi lối suy nghĩ, bắt đầu tránh cho trẻ em chọn các chuyên ngành có thể học ở các trường kỹ thuật như kế toán và kỹ thuật, và để trẻ em được giáo dục nhân văn tốt hơn.

Đừng bao giờ thừa hưởng hình mẫu suy nghĩ không thành công của cha mẹ

Tôi đã thấy một bài báo cách đây vài ngày, là người quản lý nhân sự của ngân hàng viết về việc phỏng vấn sinh viên thực tập. Bài viết nói rằng, bốn kiểu sinh viên đại học vào ngân hàng có những đặc điểm rõ ràng: con của công chức, con của thương nhân, con của thành phần trí thức và con của nông dân. Những bạn sinh viên có cha mẹ là công chức hoặc nhân viên của các doanh nghiệp nhà nước, họ thường tham gia vào các mối quan hệ và thích khéo léo khi làm kinh doanh; con cái của các doanh nhân tỏ ra tự tin và làm việc nghiêm túc; sinh viên có cha mẹ là những người trí thức, thì hơi kiêu ngạo và không hợp làm việc theo nhóm; còn các bạn sinh viên là con của nông dân, họ nói chuyện, trí tuệ cảm xúc không cao, nhưng chịu khó làm việc.

Theo tác giả, những đứa trẻ được hoan nghênh nhất là con của các doanh nhân, đều có thể ở lại; con của những công chức có mối quan hệ, cũng có thể; con của thành phần trí thức và nông dân thì thường rất khó ở lại ngân hàng…

Cha mẹ của mỗi người sẽ ‘bất tri bất giác’ đem một bộ những quan niệm đúng - sai và thái độ cư xử mà họ cho là đúng để dạy cho con cái. Kết quả là, những đứa trẻ hoàn toàn tiếp nhận lối suy nghĩ của cha mẹ, tạo thành nguyên nhân cả đời vất vả cần cù làm việc mà vẫn không thể thành công.

Cha mẹ của mỗi người sẽ ‘bất tri bất giác’ đem một bộ những quan niệm đúng - sai và thái độ cư xử mà họ cho là đúng để dạy cho con cái. Kết quả là, những đứa trẻ hoàn toàn tiếp nhận lối suy nghĩ của cha mẹ
Cha mẹ của mỗi người sẽ ‘bất tri bất giác’ đem một bộ những quan niệm đúng - sai và thái độ cư xử mà họ cho là đúng để dạy cho con cái. Kết quả là, những đứa trẻ hoàn toàn tiếp nhận lối suy nghĩ của cha mẹ... (Ảnh: Shutterstock)

Hầu hết các bạn đồng trang lứa mà tôi biết, đều nghe theo kế hoạch cuộc sống khắt khe mà cha mẹ đặt ra. Từ tiểu học đến trung học, đều là quyết định của cha mẹ. Việc chọn ngành học và đại học nào là do cha mẹ quyết định; tốt nghiệp đại học lập tức học tiếp nghiên cứu sinh hay thi công nhân viên chức, cũng là cha mẹ quyết định. Đến chuyện sống cùng cô gái nào… cũng là cha mẹ quyết định nốt… Bao nhiêu phần trong cuộc sống này là của riêng họ?

Hầu hết sinh viên Mỹ sẽ không đi học nghiên cứu sinh ngay sau khi tốt nghiệp đại học (ngoại trừ một vài ngành khoa học lý luận như toán học, vật lý, v.v.), mà là tiến vào xã hội để trải nghiệm vài năm hoặc mười mấy năm. Thậm chí có người còn chưa nhập học đại học hoặc vừa học một hai năm đã gián đoạn trong nhiều năm để đi làm những gì mà mình cảm thấy hứng thú. Họ luôn cho rằng mang theo kinh nghiệm từng trải để tiến vào viện nghiên cứu sinh thì mới có thể học được càng nhiều, hơn nữa trong sự nghiệp mà gặp phải một ‘nút cổ chai’ thì việc lấy bằng cấp đó sẽ có mục đích hơn.

Cứ như vậy, họ có thể thử nghiệm rất nhiều lĩnh vực, thực sự biết bản thân mình thích cái gì, và sau đó lấy kinh nghiệm thực tế trong công việc của họ để đi nghe giảng bài. Thật sự là dùng thời gian và tiền vào những chỗ cần thiết cho học nghiên cứu sinh.

Nhìn lại Trung Quốc chúng ta, số lượng nghiên cứu sinh lớn như ong vỡ tổ, vô cùng mù quáng, đại đa số mọi người không biết chính mình muốn cái gì! Có được một tấm bằng như vậy, nếu bạn về sau tìm được một công việc không phù hợp với chuyên ngành của mình, sẽ cảm thấy như thế nào đây?

Không biết chính mình muốn làm cái gì? Bạn có thể làm một bài kiểm tra tính cách nghề nghiệp hoặc tiếp xúc nhiều với những nhân sĩ thành công hơn trong các lĩnh vực khác nhau (chẳng hạn như tham dự các diễn đàn hoặc tụ họp) để nghe về con đường thành công của họ. Bạn cũng có thể học thiền, tạm nghỉ học, đi làm, đi du lịch, để cho nội tâm mình thoát khỏi sự ồn ào náo động hối hả, và cẩn thận lắng nghe xem tiếng gọi bên trong của bạn là gì. Biết những gì bạn muốn, sau đó đi học, và dành thời gian trau dồi tất cả các kiến thức mà bạn cần, chứ không phải là ngược lại.

Cũng may, vẫn còn những người dám mạo hiểm, dám thách thức, nói “đi là đi”, đi vì lý tưởng giáo dục, có người tốt nghiệp đại học Yale đi làm nhân viên…. Đây đều là những thử nghiệm tuyệt vời. Mặc dù, ở Mỹ có thể tìm thấy những ví dụ như vậy ở khắp mọi nơi, nhưng ít ra ở Trung Quốc những năm sau thập niên 90 đã có những người có thói quen dám thử thách này, đây là một khởi đầu tốt!

Những ý kiến của cha mẹ, rất nhiều đương nhiên là những kinh nghiệm nhân sinh quý giá, nhưng trước khi bạn tự mình suy nghĩ và phán đoán, đừng ‘răm rắp’ nghe theo toàn bộ, trừ khi bạn không muốn phát triển tốt hơn, chỉ muốn sao chép quá trình cuộc sống của cha mẹ. Cha mẹ luôn luôn muốn tốt cho bạn, đúng như vậy! Nhưng cha mẹ không bao giờ biết lựa chọn nào là tốt nhất cho bạn!

Làm một người lái xe, làm một người chơi cờ, bạn phải tự mình suy nghĩ, cầm vô lăng trong tay và tự mình lên kế hoạch cho một ván cờ lớn, thay vì cầm vô lăng cùng với bố mẹ và chơi cờ trong tiếng cãi vã…

(Còn tiếp)

Hòa An (biên dịch)
Theo kannewyork.com



BÀI CHỌN LỌC

“Trạng nguyên” Trung Quốc sau khi học tập ở Mỹ, đã hiểu được nền giáo dục của nước nhà (P1)