Từ đứa trẻ bị bại não đến tài năng Harvard, người mẹ này đã tạo ra một phép màu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong khi mọi người quay lưng, người cha bỏ mặc, thì người mẹ ấy vẫn kiên trì không bỏ cuộc, nuôi dưỡng con trai mình thành một nhân tài thực sự. Cô và cậu con trai từng bị bại não nghiêm trọng đã viết nên một câu chuyện cổ tích tuyệt đẹp.

Cậu bé có tên gọi là Đinh Đinh (Dingding) được nhận vào trường Đại học Harvard, cậu có một người mẹ vĩ đại, Trâu Hoành Yến (Zou Hongyan).

Đinh Đinh sinh ra ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, khi mới chào đời đã được chẩn đoán mắc chứng bại não nặng bẩm sinh. Các bác sĩ đã thẳng thắn tuyên bố rằng: không có cách nào để cứu chữa, đứa trẻ lớn lên nhiều khả năng là “đần độn”, hoặc thậm chí nằm liệt giường.

Các bác sĩ đã thẳng thắn tuyên bố rằng: không có cách nào để cứu chữa, đứa trẻ lớn lên nhiều khả năng là “đần độn”, hoặc thậm chí nằm liệt giường.
Các bác sĩ đã thẳng thắn tuyên bố rằng: không có cách nào để cứu chữa, đứa trẻ lớn lên nhiều khả năng là “đần độn”, hoặc thậm chí nằm liệt giường. (Ảnh: straitstimes.com)

Mọi người nghĩ người mẹ nên từ bỏ đứa con này, vì ở một đất nước có chính sách một con, một đứa con trai khỏe mạnh được coi trọng hơn tất cả.

Những lời này, tựa như tiếng sét đánh ngang tai người mẹ trẻ Trâu Hoành Yến. Nhưng đối mặt với một cú đánh nặng nề như vậy, cô không bỏ cuộc, kiên trì nắm lấy tia hy vọng mong manh để cứu con trai. Nhưng sau đó, cha của Đinh Đinh cũng quay lưng, cho rằng đứa con này không đáng để cố gắng, bỏ mặc Trâu Hoành Yến một mình nuôi dưỡng con trai.

Chăm sóc một đứa trẻ bình thường vốn đã là một hành trình khó khăn, chưa kể rằng cô ấy phải một mình chăm sóc đứa trẻ bị bại não. Nhưng Hoàng Yến tự nhủ bản thân mình rằng, miễn là cô không từ bỏ, sẽ có một ngày thành công.

Làm thế nào mà "cổ tích mẹ và con trai" đến đích thành công?

Biết được sự khác biệt giữa con trai và một người bình thường, trái tim người mẹ vẫn bình thản sẵn sàng đón nhận. Đinh Đinh phát triển chậm hơn nhiều so với những đứa trẻ khác. Điều khiến Hoành Yến ấn tượng nhất là cậu bé đến lúc 2 tuổi mới học được cách đứng thẳng.

Học cách sử dụng đũa là một nhiệm vụ mệt mỏi đối với cả Đinh Đinh và Hoành Yến, nhưng cô đã khuyến khích con cố gắng, chứ không bào chữa cho con.

Một đứa trẻ bình thường học vài lần đã hiểu, nhưng Đinh Đinh cần phải học trong vài ngày, vài tháng hoặc thậm chí một năm.

May mắn thay, khi Đinh Đinh được một tuổi, cậu được kiểm tra trí lực thì không thấy có vấn đề gì, chỉ là cậu bị liệt nửa người và sẽ có những trở ngại trong việc di chuyển.

Điều này cũng khiến người mẹ tin chắc rằng, miễn là cố gắng, con trai cô sẽ có thể sống tự lập.

Hoành Yến không lãng phí thời gian, cô đã đảm nhận nhiều công việc nhất có thể để chi trả cho các chi phí và nhu cầu y tế của Đinh Đinh, làm một công việc toàn thời gian tại một trường đại học địa phương và một số công việc bán thời gian khác. Bất cứ lúc nào có cơ hội, cô đều dành thời gian cho việc cải thiện đứa con của mình. Cô cho con chơi những trò chơi và bài tập kích thích tâm trí. Cô học về massage để giúp giảm bớt sự co cứng cơ bắp cho con.

Trâu Hoàng Yến kiên trì dạy học cho con, còn Đinh Đinh chăm chỉ học hỏi. Người mẹ không bao giờ dừng lại, và Đinh Đinh cũng ngày càng thành công hơn dưới sự chỉ dẫn của mẹ mình.

Trâu Hoàng Yến kiên trì dạy học cho con, còn Đinh Đinh chăm chỉ học hỏi. Người mẹ không bao giờ dừng lại, và Đinh Đinh cũng ngày càng thành công hơn dưới sự chỉ dẫn của mẹ mình.
Trâu Hoàng Yến kiên trì dạy học cho con, còn Đinh Đinh chăm chỉ học hỏi. Người mẹ không bao giờ dừng lại, và Đinh Đinh cũng ngày càng thành công hơn dưới sự chỉ dẫn của mẹ mình. (Ảnh: straitstimes.com)

Năm 2007, Đinh Đinh xuất sắc được nhận vào Đại học Bắc Kinh với số điểm 660.

Năm 2011, Đinh Đinh vào trường Cao học Luật Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh.

Năm 2016, Đinh Đinh được nhận vào trường Luật Harvard.

Đứa trẻ vốn khi sinh ra các bác sĩ không tìm thấy một tia hy vọng, nay đã làm được những điều mà một người bình thường cũng khó có thể làm được. Thật khiến người ta phải cảm phục!

Khi anh đứng trước trường và chụp ảnh với mẹ, đôi mắt anh tràn đầy tự tin. Người mẹ đứng ở bên cạnh chắc chắn đang tràn ngập niềm tự hào, khi cuối cùng sự kiên trì và niềm tin mãnh liệt vào nỗ lực giúp con của bà đã được đền đáp.

Khi anh đứng trước trường và chụp ảnh với mẹ, đôi mắt anh tràn đầy tự tin. Người mẹ đứng ở bên cạnh chắc chắn đang tràn ngập niềm tự hào, khi cuối cùng sự kiên trì và niềm tin mãnh liệt vào nỗ lực giúp con của bà đã được đền đáp.
Khi anh đứng trước trường và chụp ảnh với mẹ, đôi mắt anh tràn đầy tự tin. Người mẹ đứng ở bên cạnh chắc chắn đang tràn ngập niềm tự hào, khi cuối cùng sự kiên trì và niềm tin mãnh liệt vào nỗ lực giúp con của bà đã được đền đáp. (Ảnh: straitstimes.com)

Vậy, người mẹ đằng sau tài năng của Harvard đã sử dụng phương pháp giáo dục nào?

Muốn khiến đứa trẻ kiên trì, "nội lực" là rất trọng yếu

Đối với cậu con trai Đinh Đinh, Trâu Hoành Yến đặc biệt chú trọng bồi dưỡng cho con tính chủ động.

Khi con gặp phải một vấn đề, cô sẽ khuyến khích đứa trẻ tự giải quyết, tự tìm đáp án thông qua sự khám phá và thực hành của chính mình. Yêu cầu giúp đỡ chỉ có thể là bước cuối cùng.

Khi Đinh Đinh học tiểu học, cô đưa cho cậu con trai một cuốn từ điển, giúp đứa trẻ dưỡng thành thói quen tốt, miễn là gặp phải một từ mà cậu không biết, thì trước tiên sẽ kiểm tra từ điển.

Cô cũng không kiểm tra bài tập về nhà của đứa trẻ, mà giao nhiệm vụ này cho chính bản thân Đinh Đinh. Trong quá trình đó, con trai từ từ học cách làm bài cẩn thận, và hình thành thói quen kiểm tra kỹ lưỡng.

Hầu hết các bậc cha mẹ, trong vấn đề này thì đều tham gia quá mức, nhưng đối với Hoành Yến, ở phương diện học tập thì việc đầu tiên mà cô làm là dưỡng thành cho con trai Đinh Đinh tính cách chủ động.

Vì vậy, động lực cho sự tiến bước không ngừng của Đinh Đinh, không phải là sự quan tâm của cha mẹ, mà chính là "động lực bên trong".

Hãy là chỗ dựa vững chắc cho con bạn, đồng hành cùng con tiến bước

Trên hành trình nuôi dưỡng con trai trưởng thành, Hoành Yến đã không ngừng cải thiện bản thân. Để có thêm nguồn tài chính, cô làm một số công việc bán thời gian cùng một lúc, và liên tục nhìn nhận lại phương pháp giáo dục của mình.

Trong đợt tập huấn quân sự ở trường trung học cơ sở, vì lý do thể chất nên Đinh Đinh đã không bị phạt vì làm không tốt. Các học sinh hỏi huấn luyện viên tại sao không phê bình Đinh Đinh?

Huấn luyện viên nói một câu "Vì cậu ấy bị bại não" khiến Đinh Đinh rất buồn. Cậu gọi điện gấp cho mẹ và nói rằng muốn nghỉ học. Trâu Hoàng Yến đã đi xe suốt đêm để kịp đến trường, gặp gỡ nói chuyện với giáo viên và các bạn cùng lớp.

Kể từ đó, Đinh Đinh không bao giờ bị bắt nạt nữa, hơn nữa thường xuyên đứng đầu lớp về thành tích học tập.

Con có thể về đích, chỉ là chậm chút thôi

Trên hành trình lớn lên cùng con trai, người mẹ này không bao giờ nghĩ đến việc bỏ cuộc. Cô luôn tin rằng con trai mình có thể làm được, chỉ là chậm hơn một chút so với những người khác mà thôi.

Trong mắt cô, con trai mình so với những người khác không có gì khác biệt và thua kém, và cuối cùng, Đinh Đinh đã chứng minh cho mọi người thấy anh là người xuất sắc.

Phía sau một nhân tài chính là tình yêu thương tựa như dòng nước không ngừng chảy của người mẹ. Tình yêu ấy, không chỉ giúp đứa trẻ đi đến đích trong học tập, mà còn dưỡng thành cho con phẩm chất quý giá. Niềm tin và sự đồng hành của người mẹ là điểm tựa vững chắc để con vượt qua mọi thử thách trong đời...

Hòa An
Theo tw.aboluowang.com

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Từ đứa trẻ bị bại não đến tài năng Harvard, người mẹ này đã tạo ra một phép màu