Vai trò của cha có thua kém vai trò của mẹ trong việc nuôi dạy con cái?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Từ bao đời nay, việc chăm lo gia đình, nuôi dạy con cái luôn là thiên chức của người mẹ. Người mẹ có sự gắn kết mật thiết với con từ khi mang thai đến lúc sinh nở, cho con dòng sữa ngọt ngào, ẵm bồng chăm sóc. Mẹ luôn hiền hậu bao dung, theo sát mỗi bước trưởng thành của con. Vậy nên cũng thật dễ hiểu con cái thường thích ở gần mẹ, ngay cả khi đã lớn khôn, mẹ luôn là điểm tựa cho con chia sẻ mọi khoảnh khắc vui buồn trong cuộc đời.

Vậy còn vai trò của cha? Dù không gần gũi với con như mẹ nhưng trên thực tế vai trò, trách nhiệm của cha cũng không kém phần quan trọng, con trẻ không thể thiếu sự dạy dỗ, chỉ bảo của cha. Trong gia đình, tình thương yếu mềm của mẹ được bồi đắp bằng sự nghiêm nghị của cha. Sự lo lắng bồn chồn của mẹ được bồi đắp bằng lời động viên khích lệ của cha. Những kỹ năng thiên bẩm của cha, mẹ tuy rất quan trọng, rất cần thiết trong việc nuôi dạy con trẻ nhưng sẽ vẫn không toàn diện nếu thiếu vắng đi vai trò của một trong hai người.

Dù không gần gũi với con như mẹ nhưng trên thực tế vai trò, trách nhiệm của cha cũng không kém phần quan trọng, con trẻ không thể thiếu sự dạy dỗ, chỉ bảo của cha. (Ảnh: Piqsels)
Dù không gần gũi với con như mẹ nhưng trên thực tế vai trò, trách nhiệm của cha cũng không kém phần quan trọng, con trẻ không thể thiếu sự dạy dỗ, chỉ bảo của cha. (Ảnh: Piqsels - CC0)

Chỉ cần để ý tại các công viên, khu vui chơi dành cho trẻ nhỏ, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong việc dạy dỗ con cái giữa cha và mẹ. Trẻ con rất thích cầu trượt, nhưng với những trẻ nhỏ lần đầu tiên tiếp xúc với đường trượt các em em thường rụt rè, có khi sợ hãi không dám trượt xuống. Với các mẹ, họ thường đứng sát cạnh đường trượt, nơi các bé chuẩn bị trượt xuống, đứng càng gần con càng tốt, nhẹ nhàng dỗ dành, động viên con. Con còn lưỡng lự, mẹ sẽ vươn tay đỡ con trượt xuống làm quen. Con có biểu hiện sợ hãi chưa sẵn sàng, mẹ sẽ bế con ra khỏi đường trượt. Nhưng với cha thì không như vậy, họ thường đứng ở cuối đường trượt, vỗ tay và khích lệ con những lời như: “Cố lên con!”, “Trượt xuống đi con!”. Nếu đứa trẻ muốn được đưa ra khỏi máng trượt, cha thường không dễ đáp ứng như mẹ mà phản ứng bằng cách lắc đầu không đồng ý, tiếp tục khích lệ con “Cố lên con, cha ở đây, đừng sợ, con làm được mà!”.

Con trẻ cần được truyền dạy đức tính kiên định, chín chắn, mạnh mẽ từ cha và sự dịu dàng, cảm thông, chia sẻ từ mẹ. Cách thức dạy dỗ của cha và mẹ tuy khác nhau nhưng đều có tác dụng bổ khuyết cho nhau và cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Cách thức dạy dỗ của cha và mẹ tuy khác nhau nhưng đều có tác dụng bổ khuyết cho nhau và cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. (Ảnh: Pxhere)
Cách thức dạy dỗ của cha và mẹ tuy khác nhau nhưng đều có tác dụng bổ khuyết cho nhau và cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. (Ảnh: Pxhere)

Trong nhiều trường hợp cha, mẹ không nhận ra rằng mình đang bổ sung những mặt còn khuyết thiếu cho nhau mà ai cũng cho rằng cách dạy con của mình là đúng thì xung đột trong việc nuôi dạy con cái sẽ rất dễ xảy ra. Mẹ cố ép con ăn đủ số lượng, chất lượng dinh dưỡng trong một bữa ăn thì cha chỉ khuyến khích con ăn theo nhu cầu. Mẹ muốn con cố gắng học thêm chút nữa, cha lại muốn con học theo năng lực. Cha mẹ nếu không tăng cường chia sẻ, trao đổi để đi đến một thống nhất chung trong việc giáo dục con cái, đứa trẻ ở giữa hai luồng ý kiến khác nhau sẽ bị rối không biết nghe ai, về lâu dài chúng sẽ lợi dụng bất đồng quan điểm của cha mẹ mà nghiêng về ý kiến của ai đáp ứng ứng được lợi ích, mong muốn của chúng nhiều hơn, khiến bất đồng giữa cha mẹ càng gia tăng mà việc dạy con lại không được như kỳ vọng.

Các gia đình hiện đại trong những năm gần đây đang dần thiếu vắng hình ảnh người cha do tỷ lệ các cặp vợ chồng ly hôn ngày càng gia tăng và theo truyền thống Á Đông con cái có xu hướng ở với mẹ, do giới trẻ cổ xuý phong trào bà mẹ đơn thân nuôi con một mình, do hậu quả của việc sống thử, đứa trẻ sinh ra ngoài mong muốn và người cha đã bỏ rơi đứa con ngay khi còn trong bụng mẹ, cũng có hoàn cảnh người cha phải thường xuyên làm việc xa nhà… Dù ở hoàn cảnh nào những đứa trẻ không có cha luôn bị thiệt thòi rất nhiều so với những em có đủ cả và mẹ.

Dù ở hoàn cảnh nào những đứa trẻ không có cha luôn bị thiệt thòi rất nhiều so với những em có đủ cả và mẹ. (Ảnh:
Dù ở hoàn cảnh nào những đứa trẻ không có cha luôn bị thiệt thòi rất nhiều so với những em có đủ cả và mẹ. (Ảnh: Ivan Radic - CC BY 2.0)

Theo nhiều kết quả khảo sát, nghiên cứu, tỷ lệ các em học kém, bỏ nhà, bỏ học, rối loạn hành vi, phạm tội tuổi vị thành niên, tự tử ở các gia đình thiếu vắng người cha cao hơn rất nhiều so với các gia đình truyền thống. Các bé trai không có mẫu hình người cha để làm gương, thiếu sự hướng dẫn trong giao giao tiếp, xử lý vấn đề dưới góc nhìn của người đàn ông, thêm nữa các bé trai khi ít được tiếp xúc với người cùng giới thậm chí có xu hướng nữ tính hóa và yếu mềm. Còn các bé gái lớn lên với những hình ảnh tiêu cực về đàn ông, không có niềm tin về một gia đình hạnh phúc, ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống tương lai của các em. Vậy nên, dù là con trai hay con gái đều cần được tiếp xúc và dạy bảo từ cha. Ngay cả trong trường hợp cha mẹ ly hôn, người cha vẫn có thể kết nối với con cái để hướng dẫn chúng cho đến tuổi trưởng thành.

Vai trò của cả cha và mẹ đều rất quan trọng trong việc nuôi dạy và giáo dục con cái. Trước khi đến trường tiếp nhận kiến thức, các em đã có một quá trình dạy bảo tại gia đình, quá trình này còn tiếp tục duy trì và tác động đến mọi góc cạnh của việc hình thành nhân cách của các em.

Các bé trai không có mẫu hình người cha để làm gương, thiếu sự hướng dẫn trong giao giao tiếp, xử lý vấn đề dưới góc nhìn của người đàn ông, có xu hướng nữ tính hóa và yếu mềm. (Ảnh: Piqsels.com)
Các bé trai không có mẫu hình người cha để làm gương, thiếu sự hướng dẫn trong giao giao tiếp, xử lý vấn đề dưới góc nhìn của người đàn ông, có xu hướng nữ tính hóa và yếu mềm. (Ảnh: Piqsels.com - CC0)

Việt Nam chúng ta có nhiều ngày lễ kỷ niệm, tri ân đến các mẹ, các bà, các cô nhưng chưa chính thức có ngày kỷ niệm, tri ân đến phái mạnh. Tại thảo luận về dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) vừa qua, Đại biểu Quốc hội đã có kiến nghị nên có ngày của đàn ông hay ngày của cha.

Tại nhiều quốc gia, ngày của Cha được tổ chức vào Chủ nhật thứ 3 của tháng 6 hàng năm, năm 2020 sẽ là ngày 21/6. Chúng ta đã thường lãng quên sự hy sinh cao cả thầm lặng cũng như vai trò của người cha trong cuộc sống. Ngày của Cha chính là cơ hội để chúng ta bù đắp lại sự lãng quên đó, là dịp để con cái thể hiện và bày tỏ tình yêu thương, lòng kính trọng, sự biết ơn với người đã sinh thành và nuôi dạy mình, là nét đẹp ứng xử trong gia đình, gắn kết tình cảm, giúp mọi người yêu thương và trân quý nhau hơn.

Dù cha, mẹ có bao nhiêu ngày kỷ niệm thì cũng không sánh được với niềm vui thì thấy con cái khôn lớn, chín chắn trưởng thành. Hãy yêu thương, trân trọng từng phút giây bên gia đình để mỗi gia đình luôn là một tế bào hữu ích của xã hội.

May May



BÀI CHỌN LỌC

Vai trò của cha có thua kém vai trò của mẹ trong việc nuôi dạy con cái?