‘Vì sao bạn muốn sinh con?’ Câu trả lời thật cảm động

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vì sao bạn muốn sinh con? Không phải là để nối dõi tông đường... cũng không phải để có người dưỡng già, mà là...

Hiện tại, khi nói về lý do tại sao muốn sinh con, có thể có rất nhiều đáp án.

Có cha mẹ trong quá trình giáo dục con cái đã dần dần lĩnh hội về ý nghĩa của nhân sinh.

Cũng có bậc cha mẹ đang phải vật lộn đau khổ trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Trên thực tế, Thượng Đế đã mang đến cho bạn thiên thần nhỏ này để làm dịu đi những bước chân vội vàng của bạn, để bạn có thể dừng lại một lúc trên con đường vội vã ấy. Thiên thần nhỏ sẽ cho bạn trải nghiệm một cuộc sống khác, cho bạn như được tái sinh một lần mới.

Sau bữa tối, vợ đi tắm còn tôi đang rửa chén trong bếp, đứa con trai 2 tuổi của tôi lấy một chiếc ghế nhỏ ra ngồi trước cửa phòng tắm.

Tôi hỏi con trai đang làm gì, và nó trả lời với vẻ nghiêm túc: "Con đang đợi mẹ". Vừa hay, ban nãy cậu bé không chịu ăn nên bị mẹ mắng một trận.

Trên thực tế, Thượng Đế đã mang đến cho bạn thiên thần nhỏ này để làm dịu đi những bước chân vội vàng của bạn, để bạn có thể dừng lại một lúc trên con đường vội vã ấy.
Trên thực tế, Thượng Đế đã mang đến cho bạn thiên thần nhỏ này để làm dịu đi những bước chân vội vàng của bạn, để bạn có thể dừng lại một lúc trên con đường vội vã ấy. (Pxfuel)

Đột nhiên, trái tim tôi tràn ngập một cảm giác không thể giải thích, một hương vị vừa ấm áp vừa chua xót.

Tại sao chúng ta có con?

Có lần tôi đã thấy câu trả lời trong một cuốn sách: "Vì sao chúng ta có con? Không phải để ‘mở mày mở mặt’, không phải nối dõi tông đường, cũng không phải để có người dưỡng già… mà là để tham gia vào quá trình trưởng thành của một sinh mệnh. Miễn là cuộc sống này tồn tại, tôi có thể đi dạo trong thế giới tươi đẹp này, hãy cho tôi cơ hội đồng hành cùng với đứa trẻ một lúc ... "

Đây quả là một câu trả lời đẹp!

Thật vậy, chúng ta đang tham dự vào quá trình trưởng thành của một sinh mệnh. Từ một ‘hạt giống nảy mầm’ trong cơ thể người mẹ, rồi từ từ lớn lên, bạn có thể cảm nhận được cánh tay và bàn chân nhỏ xíu húc vào bụng bạn, hoặc đá bạn một cước. Cho đến một ngày, chúng “liều mạng” chui ra, và bước đến thế giới này.

Từ một ‘hạt giống nảy mầm’ trong cơ thể người mẹ, rồi từ từ lớn lên, bạn có thể cảm nhận được cánh tay và bàn chân nhỏ xíu húc vào bụng bạn, hoặc đá bạn một cước.
Từ một ‘hạt giống nảy mầm’ trong cơ thể người mẹ, rồi từ từ lớn lên, bạn có thể cảm nhận được cánh tay và bàn chân nhỏ xíu húc vào bụng bạn, hoặc đá bạn một cước. (Shutterstock)

Khi lần đầu tiên làm cha mẹ, chúng ta có nhớ công việc vất vả như thay tã, cho con ăn mỗi đêm hay chăm sóc con khi bị ốm hay không? Không, những gì chúng ta sẽ nhớ mãi là những thời khắc: khi đứa trẻ nhìn bạn và nhoẻn cười lần đầu tiên, khi chúng lần đầu tiếng “ba… mẹ…”, hay lúc chiếc răng đầu tiên của đứa trẻ nhú lên, và những bước đi chập chững đầu đời của chúng. Cho đến khi đứa trẻ đi học mẫu giáo, đi học tiểu học, và trở thành một học sinh trung học... và nhiều thứ khác nữa.

Chúng ta thật vinh dự khi được làm cha mẹ và tham gia vào mỗi một hành trình của con cái, với những đắng cay, ngọt ngào, niềm vui và cả nước mắt.

Duyên phận phải sâu đậm đến mức nào, mới có thể kết thành mối quan hệ tình thân cha mẹ - con cái trong kiếp này. Đứa trẻ được Thiên Đường gửi đến đây là để giúp bạn hoàn thành vai trò và nhiệm vụ làm cha mẹ. Nó cho chúng ta nhận thức bản thân mình rõ ràng hơn, biết chính mình muốn gì và tình yêu là gì?

Nếu chúng ta luôn hướng ra phía ngoài để tìm kiếm sức mạnh và thể diện của bản thân, thì chúng ta sẽ coi đứa trẻ là "thành tích" và "khuôn mặt đại diện" của chính mình. Chúng ta chỉ cho phép chúng khỏe mạnh, thông minh, xinh đẹp và đạt thành tích tốt. Dường như chỉ có như vậy, chúng ta mới cảm thấy “mở mày mở mặt” và đáng sống.

Duyên phận phải sâu đậm đến mức nào, mới có thể kết thành mối quan hệ tình thân cha mẹ - con cái trong kiếp này.
Duyên phận phải sâu đậm đến mức nào, mới có thể kết thành mối quan hệ tình thân cha mẹ - con cái trong kiếp này. (Peakpx)

Nhưng mà, trẻ em có đáng bị bậc làm cha mẹ chúng ta "khống chế" như vậy hay không?

Chúng ta yêu ưu điểm của con, nhưng tại sao lại không thể bao dung những khuyết điểm của chúng? Vì sao lại như vậy?

Đến một ngày, con trai con gái của chúng ta đi học xa nhà, mỗi tuần hay thậm chí mỗi tháng, mỗi năm chỉ có thể về nhà một lần ít ỏi. Mỗi buổi chiều, ta đều chờ đợi tiếng chuông cửa sẽ vang lên, mong được nhìn thấy nụ cười tinh nghịch của chúng.

Chúng ta chỉ có thể đi cùng đứa trẻ một đoạn thời gian, cho đến khi chúng có bạn đời, có nhà riêng và gia đình nhỏ. Chúng ta dần dần rút lui khỏi vai trò thành viên gia đình của chúng.

Tất cả những gì chúng ta có thể đồng hành cũng chỉ là 18 năm hoặc cùng lắm là 20 năm. Vậy thì, trong 20 năm ngắn ngủi ấy, tại sao chúng ta không nỗ lực hết mình và không thể hiện tất cả tình yêu để đi cùng con cái?

Vậy thì, trong 20 năm ngắn ngủi ấy, tại sao chúng ta không nỗ lực hết mình và không thể hiện tất cả tình yêu để đi cùng con cái? (Pikist)
Vậy thì, trong 20 năm ngắn ngủi ấy, tại sao chúng ta không nỗ lực hết mình và không thể hiện tất cả tình yêu để đi cùng con cái? (Pikist)

Tại sao chúng ta muốn có con?

Có lẽ, chúng ta cần phải cảm ơn ông Trời, vì chính cô bé hay cậu bé ấy chứ không phải ai khác đã trở thành con của chúng ta. Bởi đây là định mệnh, giúp ta có cơ hội gieo hạt giống tình yêu trong trái tim đứa trẻ, cho ta cơ hội chứng kiến ​​sự trưởng thành của một sinh mệnh, và cho ta trở thành người thân thương yêu quý nhất của chúng.

***

Khi chúng ta không hài lòng với hiện trạng của đứa trẻ, xin hãy nhớ rằng: Mọi thứ phát sinh, đều là nhất định là chuyện phải xảy ra, nó giúp chúng ta nhận rõ hơn bản thân và nhìn thấy nội tâm của chính mình. Để giải quyết mọi vấn đề, cách khả thi duy nhất là tu dưỡng và thay đổi bản thân. Khi chúng ta có đủ trí tuệ và sức mạnh nội tâm, trẻ em sẽ tự nhiên bị ảnh hưởng bởi chúng ta và hướng tới một lối sống tốt đẹp hơn cho chúng.

Khi ta đang ở trong một tâm trạng tồi tệ, ta sẽ mất bình tĩnh hoặc thậm chí tránh mặt con trẻ. Nhưng khi con trẻ gặp chuyện không vui, ta lại ngăn không cho con cáu giận, và sẽ chỉ trích trẻ, vậy mà đứa trẻ không chỉ không ghét ta, còn cố gắng tìm cách gần gũi để lấy lòng ta nữa.

Nhưng khi con trẻ gặp chuyện không vui, ta lại ngăn không cho con cáu giận, và sẽ chỉ trích trẻ, vậy mà đứa trẻ không chỉ không ghét ta, còn cố gắng tìm cách gần gũi để lấy lòng ta nữa.
Nhưng khi con trẻ gặp chuyện không vui, ta lại ngăn không cho con cáu giận, và sẽ chỉ trích trẻ, vậy mà đứa trẻ không chỉ không ghét ta, còn cố gắng tìm cách gần gũi để lấy lòng ta nữa. (Pxfuel)

Khi mệt mỏi, ta muốn ở một mình, đứa trẻ không được phép quấy rầy ta. Và khi trẻ mệt mỏi, ta không muốn chúng kêu khóc mà hãy tự mình ngủ thiếp đi. Và ngay cả khi trẻ không muốn, mà vẫn làm theo, nhưng hàng lông mi khép kín của chúng nói với ta rằng, chúng cần ta ôm ấp vỗ về đến nhường nào.

Ta luôn ‘khoa chân múa tay’ trước con trẻ, làm không được liền lớn tiếng quát to, và tự hào gọi đó là "Giáo dục phê bình". Nhưng đứa trẻ không những không dám chỉ tay vào ta, mà còn cố gắng kìm nén những giọt nước mắt trong mắt, kiềm chế nỗi sợ hãi để làm hài lòng cha mẹ.

Ta luôn thích dùng thủ đoạn đe dọa để yêu cầu đứa trẻ phải làm điều gì đó, và trẻ vẫn tin tưởng ta.

Đã bao lần ta nói với con: "Mẹ mặc kệ con", vậy mà trái tim nhỏ bé của đứa trẻ chưa một lần rời xa ta, ta đã đẩy con trẻ ra xa bao nhiêu lần, nhưng chúng vẫn ôm lấy chân cha mẹ.

Đã bao lần ta nói với con: "Mẹ mặc kệ con", vậy mà trái tim nhỏ bé của đứa trẻ chưa một lần rời xa ta, ta đã đẩy con trẻ ra xa bao nhiêu lần, nhưng chúng vẫn ôm lấy chân cha mẹ. (Pikist)
Đã bao lần ta nói với con: "Mẹ mặc kệ con", vậy mà trái tim nhỏ bé của đứa trẻ chưa một lần rời xa ta, ta đã đẩy con trẻ ra xa bao nhiêu lần, nhưng chúng vẫn ôm lấy chân cha mẹ. (Pikist)

Thỉnh thoảng, ta không muốn ăn hoặc muốn thay đổi khẩu vị. Vậy mà đôi khi đứa trẻ không muốn ăn, nhưng ta bắt chúng phải ăn, và chúng vẫn miễn cưỡng nuốt vào từng chút.

Ta dường như luôn bận rộn, không bận rộn việc nhà, thì cũng bộn bề việc công tác. Khi rảnh rỗi, ta không thể rời ra chiếc điện thoại di động, nhưng lại lơ là việc ôm đứa trẻ và kể cho con nghe một câu chuyện cổ tích. Vậy mà đứa trẻ vẫn không thấy chán nản, chúng tìm đến ta, thậm chí sẵn sàng xem điện thoại cùng ta dẫu không hiểu chút gì, miễn là được nằm trong vòng tay ta là chúng mãn nguyện hài lòng!

Đến những lúc này đây, ta mới nhận thấy rằng, ta đã yêu con không đủ, ít nhất không bằng con trẻ đã yêu ta!

Cảm ơn con đã cho bậc làm cha mẹ chúng ta tham gia vào quá trình trưởng thành của một sinh mệnh. Chỉ cần cuộc sống này tồn tại, ta sẽ cùng con đi dạo một đoạn đường này!

Quỳnh Chi
Theo zhihu.com

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

‘Vì sao bạn muốn sinh con?’ Câu trả lời thật cảm động