Vì sao trẻ biếng ăn?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trẻ biếng ăn là bởi vì chúng ta không cho chúng cơ hội được thèm ăn.

Ăn uống là bản năng tự nhiên

Nếu chúng ta quan sát trong tự nhiên, có một điều có thể dễ dàng nhận ra, hầu như không có con vật nào biếng ăn cả. Ăn uống vốn là bản năng tự nhiên của mọi loài động vật, bao gồm cả con người.

Thượng Đế sáng tạo ra "cơn đói" để chỉ cho con người và các loài vật biết bao giờ cần phải nạp đồ ăn. Cơn đói vô cùng quan trọng, nó tạo ra cảm giác thèm ăn, muốn lấp đầy bao tử, đói còn giúp ăn ngon miệng hơn. Đây là quy luật của tự nhiên.

Bất kỳ động vật nào bao gồm cả con người cũng đều được sinh ra với bản tính háu ăn. Mới chào đời là trẻ đòi bú sữa mẹ ngay, đây chính là bản năng mà Thượng Đế ban cho chúng. Có thể khẳng định không có đứa trẻ nào lười ăn bẩm sinh. Trẻ em mới đẻ cũng biết khóc khi đói.

Trẻ em cần phải giữ được bản năng này, chúng cần hiểu rằng ăn là vì đói, và vì lý do đói nên mới phải ăn. Đây là điều hết sức quan trọng.

Mới chào đời là trẻ đòi bú sữa mẹ ngay, đây chính là bản năng mà Thượng Đế ban cho chúng. Có thể khẳng định không có đứa trẻ nào lười ăn bẩm sinh. Trẻ em mới đẻ cũng biết khóc khi đói.
Mới chào đời là trẻ đòi bú sữa mẹ ngay, đây chính là bản năng mà Thượng Đế ban cho chúng. Có thể thấy không có đứa trẻ nào lười ăn bẩm sinh. Trẻ em mới đẻ cũng biết khóc khi đói. (Ảnh: Pixabay)

Nhiều khi chúng ta quá thương con

“Nó mới đẻ còn bé xíu, đỏ hỏn, muốn nó uống nhiều sữa hơn một chút, nó uống được bao nhiêu thì cho nó uống bấy nhiêu.”

“Ở nhà trẻ nó còi nhất lớp, muốn nó ăn thật nhiều để nó mau lớn.”

“So với anh chị em họ nó cũng thuộc loại thấp bé nhẹ cân.”

"Con phải ăn thật nhiều để các cô các chú không chê con còi xương nhé".”

Vô tình chúng ta đang ra điều kiện cho con mình: "Con phải ăn nhiều, khỏe mạnh, cân nặng chiều cao đầy đủ thì cha mẹ mới hạnh phúc".

Và thế là chúng ta tước đi của trẻ quyền được "đói".

Không cần nói cũng biết chúng ta thực hiện việc đó thế nào. Con vừa ngủ dậy chưa đói đã có ngay bình sữa chờ sẵn. Con không muốn ăn hết bát cơm thì bằng mọi cách để nó ăn hết, từ dụ dỗ đến nhồi nhét, dọa nạt. Mới ăn xong bữa trưa no căng, ngủ dậy phải ăn ngay đĩa hoa quả, chưa kịp đói đã lại đến bữa tối rồi.

Qua quá trình lâu ngày, trẻ đã đánh mất bản năng tự nhiên.

Chúng ta dần luyện cho con biết rằng con ăn không phải vì đói, mà là vì cha mẹ muốn như thế. Việc ăn trở thành nghĩa vụ đối với con và là nỗi bực mình đối với cha mẹ từ lúc nào không hay. Mà đã là nghĩa vụ thì chắc chắn không thể vui được rồi.

Chúng ta dần luyện cho con biết rằng con ăn không phải vì đói, mà là vì cha mẹ muốn như thế. Việc ăn trở thành nghĩa vụ đối với con và là nỗi bực mình đối với cha mẹ từ lúc nào không hay.
Chúng ta dần luyện cho con biết rằng con ăn không phải vì đói, mà là vì cha mẹ muốn như thế. Việc ăn trở thành nghĩa vụ đối với con và là nỗi bực mình đối với cha mẹ từ lúc nào không hay. (Ảnh: Pixabay)

Đâu là nguyên nhân, đâu là hệ quả?

Qua đây chúng ta có thể thấy được hệ quả của một "điều kiện" dành cho con cái. Bất cứ điều kiện nào cũng sẽ dẫn đến một vấn đề tương ứng, mà nếu suy xét kỹ, chúng ta có thể nhận ra.

Một điều kiện là nguyên nhân dẫn tới một vấn đề. Đôi khi chúng ta lầm tưởng rằng vì con lười ăn nên chúng ta mới phải ép chúng ăn. Thực ra cha mẹ vì sợ con đói nên ép con ăn, nên mới khiến chúng sợ ăn. Ở đây chúng ta cần phân biệt rõ đâu là nguyên nhân, đâu là hệ quả.

Muốn con không lười ăn nữa, chúng ta hãy đừng sợ chúng bị đói, bị gầy. Theo tôi không có đứa trẻ nào tự bỏ đói mình tới chết.

Mọi người có thể tham khảo

Vợ chồng tôi không bao giờ ép con gái ăn nếu nó không muốn, kể cả còn nguyên bát cơm. Nếu là buổi tối thì trước khi đi ngủ tôi cho con uống thêm sữa, sáng hôm sau cháu sẽ ăn nhiều vì cả đêm đói. Trưa cháu không ăn thì cho nhịn cả chiều, đến tối ăn hết bát rồi còn xin thêm bát nữa.

Điều quan trọng nhất là vợ chồng tôi không sợ con mình bị đói hoặc gầy, sút cân. Một người lớn có thể nhịn đói vài ngày, trẻ nhịn một buổi cũng chẳng phải chuyện gì lớn. Tuy nhiên cái được thì không hề nhỏ, nó biết cảm giác đói, nó muốn ăn, nó biết rằng lần sau không ăn thì mình sẽ bị đói. Và thế là tự nhiên đến bữa nó sẽ thích ăn.

Cách làm này tiết kiệm được nhiều thời gian và năng lượng của cả vợ chồng tôi và con gái.

Điều quan trọng nhất là vợ chồng tôi không sợ con mình bị đói hoặc gầy, sút cân. Một người lớn có thể nhịn đói vài ngày, trẻ nhịn một buổi cũng chẳng phải chuyện gì lớn.
Điều quan trọng nhất là vợ chồng tôi không sợ con mình bị đói hoặc gầy, sút cân. Một người lớn có thể nhịn đói vài ngày, trẻ nhịn một buổi cũng chẳng phải chuyện gì lớn. (Ảnh: Pixabay)

Kết luận

Người lớn cũng có người gầy người béo; người ăn khỏe, người ăn yếu, huống chi là trẻ em. Trong chúng ta có lẽ không ai thích bị ép ăn. Vậy thì cũng đừng nên ép con chúng ta phải ăn khi chúng không muốn.

Nhiều đứa trẻ ở mẫu giáo hoặc đến nhà người khác thì có thể ăn rất tốt, nhưng cứ ở nhà với bố mẹ là không chịu ăn. Vì sao lại như vậy? Chúng ta đã tự có câu trả lời.

Muốn được như vậy, cha mẹ phải không đưa ra bất kỳ điều kiện nào. Đây là việc không dễ. Tuy nhiên làm được việc khó nhất thì mới đạt được thứ tốt nhất.

Đương nhiên trẻ em biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng tôi nghĩ điều tôi vừa chia sẻ là một nguyên nhân tương đối chủ yếu, đáng để tham khảo.

Chúc các bố mẹ không sợ con mình đói, gầy, ốm yếu nữa. Chúc các con được trải nghiệm món quà của Thượng Đế dành cho tất cả chúng ta - "đói".

Vy An

 

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Vì sao trẻ biếng ăn?