12 sự thật khoa học đáng sợ khiến ai cũng kinh ngạc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Xung quanh chúng ta là một thế giới có vô vàn điều kì diệu và bí ẩn. Có những điều mang lại sự thú vị, hấp dẫn người đọc; nhưng cũng có những sự thật khoa học thật đáng sợ. Những sự thật khoa học thú vị đến đáng sợ dưới đây sẽ khiến bạn không khỏi kinh ngạc. Hãy cùng chúng tôi khám phá một số điều.

  1. Axit trong dạ dày đủ mạnh để phá hủy thép không gỉ

Một trong những sự thật khoa học khiến chúng ta vô cùng kinh ngạc là nồng độ đậm đặc của axit dạ dày có khả năng phá hủy hoàn toàn thép không gỉ. Thép không gỉ thường nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 1.510oC. Xương tan chảy ở nhiệt độ chỉ nhỉnh hơn một chút là 1.650oC. Do vậy, nếu lấy lượng axit dạ dày ra khỏi cơ thể, nó có thể hủy hoại toàn bộ xương của con người chúng ta.

Làm thế nào lượng axit này có thể tồn tại trong cơ thể mà không ảnh hưởng tới sức khỏe con người? Rất may, cơ thể con người có một hệ thống tiêu hóa vô cùng hoàn hảo. Axit dạ dày trong cơ thể con người về cơ bản là axit clohydric được tạo ra bởi lớp tế bào niêm mạc dạ dày, tế bào thành cũng như các tuyến dạ dày. Có nghĩa là, khu vực chứa axit dạ dày có cấu tạo tương tự như khu vực tạo ra axit. Do vậy mà cơ thể chúng ta luôn được bảo vệ an toàn.

  1. Bọ chét khỏe và di chuyển nhanh hơn tàu vũ trụ

Bạn có thể không nhận ra bọ chét vì thân chúng chỉ dài khoảng 1,5 mm. Bọ chét là loài khỏe phi thường. Chúng có thể đẩy những quả bóng nặng hơn bản thân mình gấp 30 lần, có thể quay những vòng ngựa gỗ mà trọng lượng gấp 20.000 lần thể trọng trung bình của chúng.

Ngoài ra bọ chét có tốc độ nhảy vô cùng nhanh. Bọ chét có thể nhảy xa tới 35 cm và cao tới 20 cm. Hơn nữa, chúng có thể gia tăng vận tốc cao hơn 140 lần so với vận tốc rơi tự do. Chúng cũng có thể di chuyển với tốc độ nhanh hơn tốc độ của tàu vũ trụ.

Làm thế nào loài bọ chét có khả năng này? Bí mật nằm ở giải phẫu của chính con bọ chét. Tất cả chúng đều có một loại protein co giãn, gần giống như cao su, giúp chúng vận động đạt đến tốc độ siêu nhanh và khỏe. Chúng sử dụng protein này để dự trữ năng lượng và giải phóng khi cần để vận động như một loại lò xo siêu nhạy.

Bọ chét di chuyển nhanh hơn tàu vũ trụ là một sự thật khoa học không thể tưởng tượng.
Bọ chét di chuyển nhanh hơn tàu vũ trụ là một sự thật khoa học không thể tưởng tượng. (Ảnh: Wikipedia)
  1. Núi Everest là một nghĩa địa dưới lớp băng tuyết

Người ta cho rằng công việc nguy hiểm nhất trên hành tinh là làm hướng dẫn viên cho đỉnh núi Everest. Nhưng nhiều người vẫn tập luyện và trải nghiệm thách thức khó tin này hàng năm. Và mỗi năm, đỉnh Everest lại đưa ra báo cáo về số người thiệt mạng tại thung lũng tử thần.

Khu vực tử thần của Everest là nơi đã cướp đi sinh mạng của nhiều nhà leo núi bởi thời tiết khắc nghiệt, lượng oxy thấp và gió mạnh trong hành trình lên tới đỉnh. Tuy nguy hiểm nhưng công việc hướng dẫn leo núi là kế sinh nhai duy nhất của những người sống trong bộ tộc Sherpa và họ tận dụng cơ hội này một cách tốt nhất có thể.

Ngọn núi Everest chứa đầy thi thể của những người đã chết vì nhiều lý do khác nhau. Có những người chết vì bị cóng do giá lạnh. Một số người không vượt qua được trận bão tuyết. Một số chết vì tuyết lở.

Bất kỳ ai chết trong khu vực tử thần, nghĩa địa của họ sẽ là thung lũng cầu vồng. Đẩy xác chết xuống thung lũng cầu vồng trở nên cần thiết vì tuyến đường xuyên qua thung lũng tương đối hẹp, mỗi lần chỉ vừa một người leo núi. Việc giải cứu xác chết gần như không thể. Điều cần thiết phải làm là đẩy xác chết xuống để nhường đường cho người leo núi. Do vậy, các xác chết chất dưới thung lũng cầu vồng ngày một nhiều.

  1. Bạn có thể ăn phải côn trùng mọi lúc mà không nhận ra

Đây là một trong những sự thật khoa học có thể khiến bạn kinh ngạc. Bạn có thể ăn phải nhiều côn trùng hơn những gì bạn cảm nhận được. Côn trùng có thể ở trong bao bì hay xâm nhập vào thực phẩm hoặc đồ uống trong quá trình sản xuất.

Nơi nhiều côn trùng nhất mà chúng ta thường ăn phải là sâu bọ thực vật, rau và các sản phẩm từ trái cây. Rau và trái cây thường được trồng trong môi trường tự nhiên, và do vậy sâu bọ cũng có trong cả quá trình thu hoạch của người nông dân. Một nghiên cứu cho thấy trung bình chúng ta ăn một số loại sâu bọ lên tới 140.000 lần mỗi năm, nhiều trong số chúng có kích thước siêu nhỏ.

Sự thật khoa học là chúng ta vẫn thỉnh thoảng ăn côn trung mà không biết.
Sự thật khoa học là chúng ta vẫn thỉnh thoảng ăn côn trung mà không biết. (Ảnh: pxhere)
  1. Số nguyên tử trong một cốc nước nhiều hơn số cốc nước trong đại dương là sự thật khoa học thú vị

Ai cũng biết biển và đại dương chiếm 70% bề mặt trái đất và là nơi chứa nhiều nước nhất, do vậy thật kỳ lạ khi cho rằng có thứ gì có thể vượt qua kỷ lục này. Tuy nhiên, thật bất ngờ, số lượng nguyên tử trong một cốc nước lại nhiều hơn số cốc nước đong được từ đại dương.

Một cốc chứa 200ml nước có số lượng nguyên tử là 6.6855 x 10 đến lũy thừa thứ 24 (hoặc 6.6855 * 10 ^ 24). Trong khi chúng ta đếm số cốc 200ml nước từ đại dương chỉ có thể đếm được 6,67 x 10 đến lũy thừa thứ 21 (hoặc 6,67 * 10 ^ 21). Có nghĩa là nguyên tử trong một cốc nước nhiều hơn rất nhiều cốc nước đong được từ đại dương. Trên thực tế, nó nhiều hơn khoảng 1.600 lần.

  1. Hệ thống miễn dịch là kẻ thù của đôi mắt

Hệ thống miễn dịch của cơ thể con người thật tuyệt vời, chúng ta duy trì sự sống theo đúng nghĩa đen. Nếu không có hệ thống miễn dịch, con người trở nên ốm yếu, không có khả năng chống lại bệnh tật.

Trên thực tế, thuốc kháng sinh không thực sự giúp cơ thể loại bỏ nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh chỉ giúp giải quyết các triệu chứng do nhiễm trùng gây ra, hệ thống miễn dịch mới chính là thứ loại bỏ nhiễm trùng.

Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch của con người lại không phải là fan hâm mộ của đôi mắt. Đôi mắt được bảo vệ bởi mí mắt, lông mi và nhiều cơ quan khác. Đôi mắt vẫn có một hệ thống miễn dịch nhỏ hỗ trợ nhưng hệ thống miễn dịch đó đến từ bên ngoài chứ không phải bên trong cơ thể.

Hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể được coi là kẻ thù của đôi mắt. Nếu chúng có thể tiếp cận với mắt, chúng có thể tàn phá khiến đôi mắt có thể bị mù hoàn toàn. Nhưng hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể thường không tiếp cận được với mắt, vì vậy đây không phải là vấn đề lớn đối với con người.

  1. Người tự tin thường kém hiểu biết

Trong tâm lý học, hiệu ứng Dunning–Kruger là một dạng thiên kiến nhận thức trong đó mọi người đánh giá khả năng nhận thức của họ cao hơn năng lực thực tế.

Thông qua Hiệu ứng Dunning-Kruger, người ta phát hiện rằng những người tự tin nhất về một chủ đề cụ thể có xu hướng ít hiểu biết về chủ đề đó. Tương tự, những người thiếu tự tin về một chủ đề cụ thể lại thường có xu hướng hiểu rõ hơn về chủ đề đó. Điều này gây ra một chút khó hiểu nhưng chúng ta hãy cùng đọc phân tích dưới đây.

Về cơ bản, một người thiếu tự tin khiến họ cảm thấy luôn thiếu thứ gì đó. Còn một người tự tin sẽ cảm thấy như họ biết nhiều hơn những gì họ thực sự có thể làm và đơn giản là họ không biết những điều họ không biết.

  1. Cơ thể con người chứa nhiều tế bào vi khuẩn hơn gấp 10 lần tế bào của chính con người

Tiến sĩ Carolyn Bohach, một nhà vi sinh vật học của đại học Idaho, Hoa Kỳ cho biết, tế bào vi khuẩn trong cơ thể con người nhiều hơn khoảng 10 lần so với tế bào của chính con người, nhưng điều này không đáng lo ngại, rất nhiều vi khuẩn là có lợi cho cơ thể và chúng ta cần chúng để duy trì sự sống.

Vi khuẩn có rất nhiều nhiệm vụ chuyên biệt. Một số vi khuẩn thậm chí còn tạo ra các chất hóa học cụ thể giúp con người hấp thụ và sử dụng hợp lý các chất dinh dưỡng từ thực phẩm chúng ta ăn. Quá trình này mang lại năng lượng mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Con người cần một số dạng vi khuẩn để giúp cho hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường. Một trong những loại phổ biến nhất là vi khuẩn đường ruột, không chỉ giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn đúng cách, mà còn giúp cơ thể trao đổi chất và sản xuất ra một số vitamin.

  1. Vụ nổ siêu tân tinh Betelgeuse sẽ thắp sáng bầu trời trong nhiều tháng

Sự thật khoa học là vẫn luôn có những vụ nổ hành tinh xung quanh chúng ta và hành tinh của chúng ta không là ngoại lệ.
Sự thật khoa học là vẫn luôn có những vụ nổ hành tinh xung quanh chúng ta và hành tinh của chúng ta không là ngoại lệ. (Ảnh minh họa: Pxhere)

Betelgeuse là ngôi sao sáng thứ hai trong chòm sao Orion và là ngôi sao sáng thứ mười trên bầu trời đêm. Betelgeuse có kích thước vô cùng lớn, gấp 370 lần mặt trời. Độ sáng của ngôi sao cũng lớn hơn Mặt trời 10.000 lần. Đây là lý do tại sao chúng ta có thể quan sát thấy Betelgeuse dễ dàng. Tuy nhiên, ngôi sao này cách Trái đất 430 năm ánh sáng.

Một ngày sắp tới nào đó, ngôi sao siêu khổng lồ Betelgeuse này sẽ phát nổ thành một siêu tân tinh, đó sẽ là một cảnh tượng vô cùng hiếm. Do kích thước quá lớn nên chúng ta sẽ quan sát được khi nào vụ nổ sắp xảy ra. Một lượng lớn ánh sáng đi kèm với vụ nổ sẽ thắp sáng bầu trời của chúng ta ít nhất từ 2 đến 3 tháng trên toàn thế giới. Điều đáng nói là, Betelgeuse đã gần hết tuổi thọ và có thể bùng nổ vào bất cứ khi nào kể từ bây giờ.

  1. Vẫn còn tồn tại các bộ tộc ăn thịt người là sự thật khoa học

Ăn thịt đồng loại là điều con người coi đó là đó phương sách cuối cùng. Tuy nhiên, ở một số nơi trên thế giới, việc giết và ăn thịt người không phải không còn tồn tại. Sự thật kinh hoàng này khiến các nhà khoa học tốn không ít giấy mực.

Trong các xã hội ăn thịt đồng loại, người ta cho rằng thịt người có phần tương đối giống với thịt lợn và có nhiều mối liên hệ chặt chẽ với thịt lợn. Các van tim của lợn được sử dụng để thay thế một số van tim ở người, và da của lợn được cho là dai như da của con người. Do vậy các sinh viên y khoa thường thực hành cắt mổ nội tạng lợn trong trường hợp tử thi người không có sẵn. Chúng ta có lẽ nên cẩn thận khi ăn thịt xông khói nhập khẩu từ các nước khác.

  1. Ong bắp cày biến gián thành xác sống là một sự thật khoa học

Một con ong bắp cày xanh ngọc (Jewel Wasp) sẽ chỉ giao phối một lần trong đời. Sau khi giao phối, con cái sẽ có hàng chục quả trứng được thụ tinh. Trong thời gian sinh sản, nó sẽ sử dụng thị giác và âm thanh để tìm một con gián và tấn công. Nhưng thật không dễ dàng khi tấn công gián vì gián có kích thước lớn gấp sáu lần so với ong bắp cày.

Ong bắp cày phải dùng ngòi của mình để chích nọc độc vào não con gián khiến nó tê liệt nhưng vẫn còn sống. Một khi nọc độc can thiệp vào cơ thể, gián không thể chạy trốn để tự cứu mình. Sau đó, ong bắp cày sử dụng cơ thể gián để ấp trứng cho nó. Sau hai ngày, trứng ong bắt đầu nở ra. Ấu trùng bắt đầu ăn nội tạng và cơ thể gián trong khi con gián vẫn còn sống.

Khi gián bị gặm nhấm tới lúc cơ thể trống rỗng, ấu trùng sẽ tiết dịch kháng khuẩn vào các bề mặt bên trong xác chết của gián. Trong tháng tiếp theo, ấu trùng hóa nhộng bên trong vỏ gián. Cuối cùng, nó phá vỡ xác chết của gián và trở thành một con ong trưởng thành.

  1. Thời gian có khả năng không tồn tại là sự thật khoa học huyền bí

Tất cả chúng ta đều ở trên Trái đất cùng một lúc. Chúng ta có thể cảm ơn Albert Einstein về khái niệm của Thuyết tương đối rằng thời gian không hoạt động theo cách chúng ta giả định. Nếu Einstein đúng thì quá khứ, hiện tại và thậm chí cả tương lai đều không thực sự tồn tại.

Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là chúng ta đang chia sẻ thời gian với những người di chuyển cùng tốc độ tương tự như chúng ta. Nếu chúng ta bắt kịp siêu tốc độ của nhân vật anh hùng hư cấu Flash do hãng truyện tranh DC Comics phát hành, thời gian sẽ di chuyển chậm hơn. Nhân vật Flash có thể du hành xuyên thời gian. Điều này có khả năng xảy ra, nhưng con người hiện chưa thể di chuyển với tốc độ nhanh khủng khiếp như vậy.

Nếu chúng ta đến một hành tinh khác… chúng ta sẽ điều chỉnh tốc độ của mình theo tốc độ thời gian của nơi đó. Có nghĩa, “sự thật đích thực” không thực sự tồn tại. Điều duy nhất tồn tại là thời gian và cách chúng ta điều chỉnh nó.

Những sự thật khoa học trên có thể khiến chúng ta cần phải tỉnh táo cả vào ban đêm!

Theo Science Sensei



BÀI CHỌN LỌC

12 sự thật khoa học đáng sợ khiến ai cũng kinh ngạc