7 chiến lược dựa trên cơ sở khoa học để đối phó với chứng lo âu về đại dịch viêm phổi Vũ Hán

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán tiếp tục lan rộng trên toàn cầu và số ca nhiễm bệnh được chẩn đoán tiếp tục gia tăng, sự lo lắng liên quan đến đại dịch cũng gia tăng.

Giáo sư tâm lý học Jelena Kecmanovic tại Đại học Georgetown đã chia sẻ với The Conversation về những điều mà bà đã thấy trong thực tiễn cuộc đời nghiên cứu tâm lý của mình. Mặc dù cảm thấy lo lắng khi đối phó với mối đe dọa là một phản ứng bình thường của con người, nhưng sự lo lắng thái quá và kéo dài có thể làm suy yếu các phản ứng tích cực đối với khủng hoảng. Những người hay bị lo lắng thái quá có khả năng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Những gợi ý sau, dựa trên khoa học tâm lý, có thể giúp chúng ta đối phó với chứng lo âu về đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

1. Thực hành chịu đựng sự không chắc chắn

Không chấp nhận sự không chắc chắn đang gia tăng ở Hoa Kỳ, khiến mọi người dễ bị lo lắng. Một nghiên cứu trong đại dịch cúm 2009 cho thấy những người gặp khó khăn hơn trong việc chấp nhận những tình huống không chắc chắn có nhiều khả năng gặp phải tình trạng lo lắng kéo dài và tăng cao.

Giải pháp là học cách dần dần đối mặt với sự không chắc chắn trong cuộc sống hàng ngày bằng cách giảm bớt các hành vi tìm kiếm sự chắc chắn.

Bắt đầu từng bước nhỏ: Đừng gửi tin nhắn ngay lập tức cho bạn bè vào lần tới khi được yêu cầu trả lời câu hỏi. Không kiểm tra thời tiết trước một chuyến đi xa. Khi luyện tập xây dựng sự chịu đựng về sự không chắc chắn, trước tiên hãy giảm số lần tham khảo thông tin trên internet để cập nhật về đại dịch.

2. Giải quyết nghịch lý lo lắng

Lo lắng càng tăng khi người đó càng cố gắng muốn thoát khỏi nó. Hay như Carl Jung đã nói trong tác phẩm The Basics (Bản chất) của mình, “những gì bạn muốn chống lại thì chúng vẫn luôn tồn tại cùng bạn’’.

Đấu tranh để giảm sự lo lắng có nhiều hình thức. Mọi người có thể cố gắng đánh lạc hướng mình bằng cách uống, ăn hoặc xem Netflix nhiều hơn bình thường. Họ có thể liên tục tìm kiếm sự trấn an từ bạn bè, gia đình hoặc các chuyên gia sức khỏe. Hoặc họ có thể liên tục tìm hiểu các luồng thông tin và hy vọng làm dịu nỗi sợ hãi của họ. Mặc dù những hành vi này có thể giúp đỡ trong giây lát, nhưng chúng có thể làm cho sự lo lắng tồi tệ hơn trong thời gian dài. Cố gắng né tránh đối diện trực tiếp với sự lo lắng hầu như luôn luôn phản tác dụng.

Thay vào đó, hãy cho phép những suy nghĩ, cảm nhận và cảm giác lo lắng của bạn gột rửa bạn, chấp nhận sự lo lắng như một phần không thể thiếu trong trải nghiệm của con người. Khi làn sóng lo lắng về đại dịch viêm phổi Vũ Hán xuất hiện, hãy cảm nhận và diễn tả trải nghiệm cho chính bản thân mình hoặc người khác mà không phán xét. Chống lại sự thôi thúc muốn thoát ra hoặc làm dịu nỗi sợ hãi bằng cách đọc các bản cập nhật virus một cách bình tĩnh. Nghịch lý thay, đối mặt với sự lo lắng trong thời điểm này sẽ dẫn đến ít lo lắng hơn theo thời gian.

3. Lo lắng siêu việt

Mối đe dọa sức khỏe làm nền tảng cho mọi nỗi sợ hãi, đó là sợ chết. Khi phải đối mặt với những lời nhắc nhở về tỷ lệ tử vong của dịch bệnh, mọi người có thể trở nên mệt mỏi với sự lo lắng về sức khỏe và quá tập trung vào bất kỳ triệu chứng bệnh tật nào của cơ thể.

Chúng ta hãy thử kết nối bản thân với mục đích cuộc sống của mình và có thể liên hệ với các mục tiêu cao cả có ý nghĩa cho cuộc sống, chẳng hạn như tâm linh, các mối quan hệ thân thuộc hoặc theo đuổi một mục tiêu nào đó. Bắt tay vào một cái gì đó quan trọng mà bạn rất mong làm được nhưng đã bỏ qua trong nhiều năm và chịu trách nhiệm về cách bạn sống cuộc sống của mình. Thử tìm hiểu xem “tại sao’’ cuộc sống luôn đồng hành với những mối lo lắng không hề ngớt, bản thân đã trải qua những mối lo lắng nào và đã vượt qua nó ra sao. Chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta thực sự mạnh mẽ hơn chúng ta nghĩ.

Hướng đến cuộc sống tâm linh để gột rửa mọi lo lắng. (Ảnh: Pixabay)

4. Đứng đánh giá thấp khả năng chịu đựng của con người

Nhiều người lo sợ họ sẽ xử lý như thế nào nếu virus xuất hiện ở thị trấn, tại nơi làm việc hoặc ở trường học của họ. Họ lo lắng không biết cách làm thế nào để đối phó với việc cách ly, đóng cửa nhà trẻ hoặc tiền lương bị mất. Tâm trí con người rất giỏi dự đoán điều tồi tệ nhất.

Nghiên cứu cho thấy mọi người thường có xu hướng đánh giá quá cao ảnh hưởng xấu do các sự kiện tiêu cực gây ra và đánh giá quá thấp mức độ chịu đựng đối phó và điều chỉnh các tình huống khó khăn của bản thân.

Hãy chú ý rằng bạn kiên cường hơn bạn nghĩ. Nó có thể giúp làm giảm sự lo lắng của bạn.

5. Đừng bị hút vào việc đánh giá quá cao mối đe dọa

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán có thể nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong ước tính 1,4% đến 2,3%. Vì vậy, mọi người nên nghiêm túc về việc thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa hợp lý chống lây nhiễm theo hướng dẫn của các tổ chức chuyên ngành.

Nhưng mọi người cũng nên nhận ra rằng con người có xu hướng phóng đại sự nguy hiểm của những mối đe dọa xa lạ so với những mối đe dọa quen thuộc, như cúm mùa hoặc tai nạn giao thông. Các phương tiện truyền thông quá khích liên tục góp phần gây cảm giác nguy hiểm cho mọi người, dẫn đến nỗi sợ hãi ngày càng tăng cao và gieo rắc thêm về nhận thức nguy hiểm đối với cộng đồng.

Để giảm bớt lo lắng, chúng ta nên hạn chế tiếp xúc với tin tức về đại dịch, không nên quá 30 phút mỗi ngày. Và hãy nhớ rằng chúng ta thường trở nên quá lo lắng khi phải đối mặt với những tình huống không có tiền lệ rõ ràng. Lo lắng, đến lượt nó, làm cho mọi thứ dường như khủng khiếp hơn.

6. Tăng cường chăm sóc sức khỏe bản thân

Trong những lúc lo lắng về dịch bệnh này, điều quan trọng là phải nhớ các chiến lược phòng ngừa và giảm lo âu đúng cách. Ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, luyện tập thiền chánh niệm, dành thời gian cho thiên nhiên và sử dụng các kỹ thuật thư giãn khi bị căng thẳng.

Rất nhiều các nghiên cứu đã chứng minh rằng thực hành thiền định đều đặn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bẩm sinh của chúng ta giúp chống lại bệnh tật và duy trì sức khỏe.

Rất nhiều các nghiên cứu đã chứng minh rằng thực hành thiền định đều đặn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bẩm sinh của chúng ta. (Ảnh: ĐP)

Thực hiện những hành vi này trong cuộc khủng hoảng đại dịch có thể tạo thói quen hướng tới việc tăng cường sức khỏe tâm lý và củng cố hệ thống miễn dịch của chúng ta.

7. Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp nếu cần

Những người dễ bị lo lắng thái quá có thể thấy đại dịch viêm phổi Vũ Hán quá mạnh. Do đó, họ có thể gặp các triệu chứng lo lắng làm ảnh hưởng đến công việc, duy trì mối quan hệ thân thiết, giao tiếp xã hội hoặc chăm sóc bản thân và những người khác.

Nếu điều này xảy đến với chúng ta, hãy liên hệ trợ giúp chuyên nghiệp từ bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần. Liệu pháp hành vi nhận thức và một số loại thuốc an thần có thể điều trị thành công các vấn đề lo lắng.

Mặc dù bạn có thể cảm thấy bất lực trong thời gian căng thẳng này, nhưng làm theo các chiến lược này có thể giúp giữ cho sự lo lắng không trở thành vấn đề theo cách riêng của mình và cho phép bạn vượt qua đại dịch bệnh hiệu quả hơn.

Ánh Dương

Theo The Conversation

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

7 chiến lược dựa trên cơ sở khoa học để đối phó với chứng lo âu về đại dịch viêm phổi Vũ Hán