7 điều mà cha mẹ của những đứa trẻ kiên cường và thành công luôn làm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Con người không phải ai sinh ra cũng đều bình đẳng về mọi mặt. Có một vài người đã được thiên phú cho khả năng đặc biệt thành thạo bậc nhất trong một lĩnh vực nào đó - họ là những người đặc biệt. Nói cách khác, họ là 1% trong số 1% những người thành công nhất thế giới.

Một vài ví dụ có thể kể đến những nhà cách tân như Elon Musk và Jeff Bezos, các vận động viên như Michael Jordan và Serena Williams, và các nhạc sĩ như Mozart và Beethoven. Hoặc họ có thể là những người mà bạn chưa bao giờ nghe nói về người đã tìm ra thuốc chữa bệnh hoặc đoạt giải Nobel chỉ nhờ có được những kiến thức cải cách cơ bản.

Trong hơn 5 năm nghiên cứu và quan sát cách nuôi dạy những người trưởng thành đặc biệt, các nhà khoa học nhận thấy hầu như tất cả trong số họ khi còn nhỏ đều được phát triển các kỹ năng một cách tối đa về thể chất cũng như tinh thần và môi trường sống xung quanh. Những người này đều lớn lên trong một môi trường hoàn cảnh sống do cha mẹ của mình tạo nên.

Nghiên cứu khoa học dưới đây đã tổng kết 7 điều mà cha mẹ của những đứa trẻ đặc biệt kiên cường và thành công luôn làm:

  1. Họ khuyến khích con cái chơi theo sở trường của chúng

Thần đồng cờ vua Na Uy Magnus Carlsen đã cho thấy khả năng độc đáo là kiên nhẫn giải các câu đố và cấu trúc Lego tiên tiến khi còn rất nhỏ. Cha của Carlsen nghĩ rằng những kỹ năng này sẽ giúp ích rất nhiều cho cờ vua, và do đó, ông đã hướng dẫn cho cậu bé chơi các trò chơi đó.

Cuối cùng, Carlsen đã bộc lộ rất nhiều năng khiếu và rồi cha mẹ anh bắt đầu đưa anh đến các giải đấu cờ vua. Họ phát hiện ra một loạt các kỹ năng liên quan ở con trai mình và sau đó khuyến khích con chọn một hoạt động phù hợp với thế mạnh của mình.

Mọi đứa trẻ sinh ra đều có những thế mạnh trong một số lĩnh vực nào đó so với những đứa trẻ khác. Con bạn có thể có thế mạnh về không gian, chẳng hạn như khả năng suy nghĩ trừu tượng và đa chiều. Hoặc chúng có thể có năng khiếu về toán học và có thể phân tích các vấn đề một cách logic hoặc điều tra các vấn đề một cách khoa học.

Hãy luôn để ý đến năng khiếu bẩm sinh của con bạn và sau đó giúp chúng phát triển dựa trên tài năng bẩm sinh của mình.

  1. Chứng minh mối liên hệ giữa làm việc chăm chỉ và kết quả tương xứng

Để mô hình hóa quan điểm trên, cha mẹ của những đứa trẻ đặc biệt này luôn cống hiến, làm việc chăm chỉ và đạt kết quả tốt trong công việc. Điều đó sẽ để lại ấn tượng cho con họ.

Trong một bài đăng trên blog năm 2020 mô tả đạo đức làm việc của cha mình, người đồng sáng lập Microsoft Bill Gates đã viết: “Ông ấy là một trong những luật sư làm việc chăm chỉ và được kính trọng nhất ở Seattle, đồng thời là một nhà lãnh đạo dân sự lớn trong khu vực của chúng tôi. Ông ấy rất thận trọng và nghiêm túc trong việc học”.

Cha của Bill Gates đã dạy những đứa con của mình rằng chúng phải làm việc để được khen thưởng. Vì vậy, hãy cho con bạn thấy rằng làm việc chăm chỉ sẽ được đền đáp, rằng không có gì chỉ đơn giản là “được cho” và các cách đi đường tắt hay cửa sau sẽ không thể giúp chúng đạt được mục tiêu của mình.

  1. Tạo ra một nền văn hóa ca ngợi sự kiên trì và đột phá

Vào năm 2017, một nhóm các nhà nghiên cứu người Anh đã nghiên cứu sự khác biệt giữa các vận động viên “ưu tú” và “cực kỳ ưu tú”. (Tất nhiên, tất cả các cầu thủ NBA đều ưu tú - nhưng sau đó là Michael Jordan hoặc LeBron James hoặc Kobe Bryant, những người có thành tích nổi bật hơn hẳn so với những người khác).

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng phần lớn các vận động viên cực kỳ ưu tú đến từ những môi trường ủng hộ đức tính kiên trì. Họ lớn lên trong những ngôi nhà mà ở đó việc theo đuổi sự xuất sắc và được khuyến khích đột phá những giới hạn hay thành tựu của những người đi trước.

Ví dụ, thành công vô song của Venus và Serena Williams trên sân quần vợt có được cũng nhờ vào ảnh hưởng của môi trường chung vốn được tạo ra để họ cố gắng: Sự vươn lên đỉnh cao của họ bắt đầu từ cha của họ, Richard, người đã viết một kế hoạch chi tiết dài 78 trang cho con gái của ông để chúng có thể lên đỉnh thế giới quần vợt.

Ông ấy đặt kỳ vọng từ rất sớm và viết ra kế hoạch của mình ngay từ khi hai chị em còn chưa lên 5 tuổi. Nhưng kết quả là điều đó đã làm nên hai trong số những nhà vô địch sung mãn nhất trong lịch sử quần vợt.

  1. Họ khuyến khích sự tự tin

Giúp con trẻ hình thành sự tự tin có thể tạo nên sự khác biệt rất lớn trong cuộc sống sau này của chúng. Sự tự tin có thể là động lực để chúng dám ước mơ lớn và giúp trẻ không dễ bỏ cuộc sau mỗi lần thất bại.

Ngay cả khi còn là những đứa trẻ, những đứa trẻ đặc biệt nhất luôn tin rằng chúng có thể đạt được những thành tích xuất sắc giống như những người mà chúng nhìn thấy trên TV hoặc đọc trên báo chí.

Khi cha mẹ khuyến khích sự tự tin (thay vì chỉ trích con cái của họ và hạ thấp chúng mỗi khi chúng thất bại ở một điều gì đó), con cái của họ có nhiều khả năng đạt được thành tích cao nhất và áp dụng suy nghĩ rằng cuối cùng chúng sẽ vươn lên dẫn đầu.

Sự tự tin này - hay niềm tin vững chắc rằng chúng có thể là người giỏi nhất - là chìa khóa để đạt được sự vĩ đại.

  1. Họ kiên nhẫn khi con họ đặt câu hỏi

Cha mẹ của những người thành công nhất luôn ưu tiên con mình học những điều mới. Và bởi vì họ dạy con cái của họ nắm bắt sự tò mò, một điều mà họ rất coi trọng và kiên nhẫn trả lời các câu hỏi.

Những người làm cha mẹ dạy con cái của họ nắm bắt sự tò mò, một điều mà họ rất coi trọng, và luôn kiên nhẫn trả lời các câu hỏi của chúng.
Những người làm cha mẹ dạy con cái của họ nắm bắt sự tò mò, một điều mà họ rất coi trọng, và luôn kiên nhẫn trả lời các câu hỏi của chúng. (Ảnh minh họa: Kalhh/Pixabay)

Người ta đã phỏng vấn một số người đoạt giải Nobel, và hầu như tất cả họ đều nhớ lại rằng, thậm chí sau này lớn lên, cha mẹ của họ luôn kiên nhẫn cố gắng trả lời những câu hỏi mà họ đặt ra. Và khi cha mẹ không có câu trả lời ngay lập tức, họ dạy con mình cách tìm kiếm câu trả lời và thường tìm kiếm chúng cùng nhau.

Cha mẹ của họ cũng rất chăm chỉ tìm kiếm những người cố vấn, huấn luyện viên và giáo viên giỏi nhất có thể hỗ trợ sự phát triển về mặt tinh thần và kỹ năng của con mình.

  1. Họ khuyến khích 'chuyên môn hóa sớm'

Các bậc cha mẹ thường phải đối mặt với câu hỏi liệu họ có nên áp dụng phương pháp “chuyên gia” và khuyến khích con cái họ phát huy năng lực tập trung vào hoạt động mà chúng có tiềm năng tốt, hay áp dụng phương pháp “tổng quát hóa” và cho chúng tiếp xúc với nhiều thứ khác nhau (ví dụ: bóng chày, bóng đá, piano, toán học) để giúp các em trở nên toàn diện.

Hầu hết các bậc cha mẹ chọn phương pháp thứ hai, nhưng cha mẹ của những đứa trẻ đặc biệt chọn cách tiếp cận thứ nhất là chuyên môn hóa.

Chuyên môn hóa sớm không có nghĩa là con bạn từ bỏ làm những việc khác, mà chỉ là làm những việc đó cho giải trí hoặc thậm chí là để biết. Điều đó có nghĩa là chúng sẽ tập trung sức lực vào một hoạt động cụ thể để trở nên tốt nhất trong lĩnh vực đó.

Quan điểm của cha mẹ là họ càng khuyến khích con cái học những kiến thức cơ bản về một lĩnh vực của họ càng sớm càng tốt.

Trẻ có triển vọng thì trẻ càng sớm tiến tới các kỹ năng nâng cao hơn. Và càng sớm phát triển các kỹ năng nâng cao đó, họ sẽ phát triển các kỹ năng tốt nhất trong lớp càng nhanh. Và càng nhanh chóng đạt được các kỹ năng tốt nhất trong lớp, chúng càng có nhiều khả năng đạt được trình độ thông thạo hiếm có và ưu tú.

  1. Họ khuyến khích tạo những áp lực và tính sáng tạo

Nhiều người trong số những người đặc biệt đã được nghiên cứu và phỏng vấn đã lớn lên trong một môi trường có nhiều áp lực cạnh tranh liên tục.

Việc cạnh tranh ngay từ khi còn nhỏ, ngay cả trong những hoạt động nhỏ như trò chơi trên bàn cờ hay ai có thể dọn phòng nhanh nhất, khiến chúng phải chịu những căng thẳng và áp lực buộc chúng phải chiến thắng sau này trong cuộc sống.

Nhưng cha mẹ của chúng cũng dạy rằng chúng không nên chỉ coi trọng cạnh tranh và kết quả, rằng việc trở nên xuất sắc không chỉ là giữ điểm số. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào kết quả mà không cải thiện, thì chúng ta sẽ ít có khả năng làm chủ được lĩnh vực của mình.

Đặc biệt là những người mẹ có trách nhiệm và cẩn thận thường có xu hướng giúp trẻ phát huy tiềm năng. Người xưa nói "phúc đức tại mẫu" cũng chính là như vậy.

Vốn dĩ cổ nhân giáo dục con cái trở thành bậc Hiền tài sử sách lưu danh, nghìn thu thơm tiếng đó là bởi họ biết ‘dĩ đức vi thủ' (lấy cái đức làm đầu). Dùng đức để dạy con, dùng đức làm gốc rễ để phát triển cuộc đời.

Ngọc Mai

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

7 điều mà cha mẹ của những đứa trẻ kiên cường và thành công luôn làm