Âm nhạc có khả năng phục hồi sức khoẻ con người một cách kỳ diệu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong Chiến tranh thế giới thứ II, các bệnh viện dã chiến của Quân đội Hoa Kỳ có nhiều thương binh. Thời tiết rất nắng nóng cộng thêm nhiều muỗi và thiếu thuốc trầm trọng, tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ và tử vong của binh lính rất cao dẫn đến tinh thần của họ rất tuyệt vọng. Trong hoàn cảnh đó, một bác sĩ đã bật bản nhạc mà mọi người đều yêu thích. Sau khi những người này nghe được âm nhạc, tỷ lệ nhiễm trùng và tử vong giảm xuống đáng kể, và thời gian chữa bệnh bằng phẫu thuật được rút ngắn rất nhiều.

Người Trung Quốc cổ đại từ lâu đã coi trọng khả năng chữa bệnh của âm nhạc. Ký tự có nghĩa là “y học” là yao (藥), bắt nguồn từ yue (樂), có nghĩa là “âm nhạc”. Danh y thời nhà Nguyên Chu Chấn Hanh đã từng nói rằng “âm nhạc cũng là thuốc”.

Các tài liệu lịch sử của Trung Quốc cho thấy những ghi chép về việc điều trị bệnh thông qua âm nhạc rất chuyên nghiệp. Ví dụ, Cuốn Kinh Xuân Thu (Biên niên sử xuân thu) của Khổng Tử được viết vào năm 239 TCN, đã mô tả việc sử dụng khiêu vũ và âm nhạc để điều chỉnh các rối loạn do căng cơ và xương liên kết với năng lượng trầm cảm.

Trong cuốn The Garden of Persuasions (Vườn thuyết phục là tập hợp các câu chuyện và giai thoại từ thời tiền Tần đến thời Tây Hán), được viết trước năm 700 trước Công nguyên, có ghi chép về một thầy cúng người Hmong, từ một bộ tộc thổ dân cách đây 5.000 năm, người đã thổi sáo trúc để chữa bệnh cho bệnh nhân của mình.

Một nhà thơ nổi tiếng thời Đường, Bạch Cư Dị (772–846), đã viết một bài thơ về việc chữa lành bệnh bằng âm nhạc: “Âm thanh đến tai, và sự đau khổ rời khỏi trái tim”.

Hiệu quả khôi phục sức khoẻ của âm nhạc

Người Trung Quốc xưa tin rằng: Muốn chữa khỏi bệnh thì phải tìm cái gốc. Từ "gốc" chỉ âm và dương. Theo Đạo giáo, âm dương là quy luật của vũ trụ, là nguồn gốc của vạn vật, là căn bản thúc đẩy sự sinh trưởng và diệt vong của vạn vật trong tự nhiên.

Pipa, nhạc cụ dây hình quả lê.
Tỳ bà, nhạc cụ dây hình quả lê. (Hình ảnh: YouTube / Ảnh chụp màn hình)

Trong Biên niên sử Xuân Thu của Khổng Tử có viết: “ Âm nhạc có nguồn gốc xa xôi. Nó được sinh ra từ những thay đổi của vạn vật và bắt nguồn từ Đạo. Đạo sinh ra trời đất, trời đất sinh ra âm dương. … Âm nhạc là sản phẩm của sự giao hòa của đất trời, và sự điều hòa của âm và dương”.

 

Người Trung Quốc cổ đại tin rằng âm nhạc bắt nguồn từ Đạo, và xuất phát từ sự giao thoa giữa âm và dương. Nó tương ứng với ngũ hành của đất trời, năm mùa của đất (với mùa hạ được chia thành đầu mùa hạ và cuối mùa hạ), và ngũ tạng của con người. Âm nhạc sử dụng âm thanh theo khuôn mẫu bên ngoài để điều hòa âm và dương trong cơ thể con người, đạt được sự cân bằng và hợp nhất một cách phù hợp với trạng thái tự nhiên.

Trong Hoàng Đế Nội Kinh có viết: "Trời đất có ngũ hành và con người có ngũ tạng". Người xưa đã phát triển thang âm ngũ cung, kết hợp năm âm Đồ Rê Mi Son La (宫 商 角 徵 羽) - tương đương với do, re, mi, sol và la của âm nhạc phương Tây tương ứng với các cơ quan ngũ tạng được xác định trong y học cổ truyền Trung Quốc:

Cổ nhân căn cứ ngũ âm đối ứng với ngũ tạng: can - giốc, tâm - chủy, tỳ - cung, phế - thương, thận - vũ, giữa ngũ âm này ảnh hưởng lẫn nhau, có thể điều tiết tinh khí thịnh suy của ngũ tạng con người.

"Cung - thương - giốc - chủy - vũ" tức là Do, re, mi, sol, la trong Tây nhạc. Nhịp Cung âm nhạc bình ổn nhu hòa, đối ứng với tạng tỳ của con người; Nhịp Thương âm nhạc gấp rút trong giòn, đối ứng với tạng phế của con người; Nhịp Giốc âm nhạc cao du dương, đối ứng với tạng can của con người; Nhịp Chủy âm nhạc nhiệt tình cao vút, đối ứng với tạng tâm của người ta; Nhịp Vũ âm nhạc khoan hòa, thanh thoát, xa xôi, đối ứng với tạng thận của con người. Trong quá trình lắng nghe, giữa cảm xúc của con người, tần số tiết tấu của giai điệu, và ngũ tạng có quy luật rung động, liền có thể đạt tới tác dụng điều hòa tinh thần của con người và thông suốt kinh mạch.

Trong khi nghe nhạc, cảm xúc của một người cũng như nhịp điệu và tần số của âm điệu và sự rung động của lục phủ ngũ tạng có thể đạt được tác dụng điều hòa tinh thần và khai thông kinh mạch.

Âm nhạc chân chính và tao nhã

Một bản nhạc cổ có tựa đề “Bạch Tuyết Đầu Xuân,” do một nhạc sĩ nổi tiếng trong thời Xuân Thu (771 đến 476 trước Công Nguyên) sáng tác, ban đầu được cho là giai điệu cho đàn tranh năm dây mà Thiên Hoàng đế ra lệnh cho các tiên nữ đến chơi. Sau khi nghe nó, người nhạc sĩ này đã ghi lại nó dưới dạng mô phỏng.

Âm nhạc được sáng tác theo giai điệu tông Do thường duyên dáng và hoành tráng. Ngược lại, chủ đề của âm điệu tông Re nhẹ nhàng nhưng đầy sức sống, đồng thời làm nổi bật khí chất trữ tình, nhẹ nhàng, không kém phần tích cực và cương quyết. Tác phẩm "Đầu xuân" mang ý nghĩa của mùa xuân và gió, thể hiện ân sủng vô vị của trời đối với vạn vật, trong khi "Bạch tuyết" mang ý nghĩa của mùa đông với tuyết và tre, đại diện cho sự chịu đựng tốt lành của trái đất. Chỉ người có tài đức hợp với trời đất mới thực hiện được.

Nhạc của Khổng Tử biên soạn

Nhạc do Khổng Tử biên soạn, hướng dẫn con người sử dụng âm nhạc để điều hòa đạo đức, tu dưỡng tâm tính, điều hòa khí huyết.

Ví dụ, các nhà hiền triết cổ đại đã tạo ra các nghi lễ và âm nhạc không phải để thỏa mãn những ham muốn thể xác, mà là để tẩy sạch những điều xấu xa trong tâm hồn con người và tẩy tịnh những suy nghĩ không trong sạch. Âm nhạc chính trực gợi lên thiện niệm và xóa tan những ham muốn trần tục vốn là những điều xa vời viển vông, đưa mọi người trở lại con đường chân chính của sinh mệnh. Của cải vật chất luôn mang đến những dục vọng, nhưng sự thật là những thứ bên ngoài không thể xoa dịu trái tim. Âm nhạc suy đồi đưa đẩy con người tới lối sống buông thả trong những thú vui vật chất.

Theo “Biên niên sử âm nhạc” của Đại sử gia, Vệ Linh Công (là vị vua thứ 28 của nước Vệ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc nối ngôi quốc quân từ năm 534 TCN từ phụ thân là Vệ Tương công) đã nghe thấy giai điệu của đàn tranh được chơi vào lúc nửa đêm khi ông đến thăm nhà Vua. Ông ấy đã nhờ nhạc sĩ của mình học bài hát và chơi nó cho nhà Vua. Khi nghe bài hát, nhạc sĩ người có mặt tại cung điện, đã ấn vào dây đàn tranh để dừng nhạc và nói: "Đây là âm thanh của sự tuột dốc suy đồi, đừng chơi nó thêm nữa". Ông giải thích rằng bài hát được sáng tác bởi người đã chơi các giai điệu suy đồi cho vua Chu của triều đại nhà Thương.

Vua Chu sau đó mất ngôi và nhà soạn nhạc bị lưu đày và tự vẫn dưới nước. Người nhạc sĩ cảnh báo bài nhạc này nếu đưa ra sẽ làm suy yếu đất nước.

Nhà vua nhất quyết không từ bỏ và ra lệnh chơi bản nhạc còn buồn hơn.

Khi tiếng nhạc đầu tiên vang lên, sau đó xuất hiện 16 con thiên nga đen xuất hiện trước cung điện. Lần thứ hai, tất cả thiên nga đen vươn cổ, kêu lên và vỗ cánh bay. Nhà vua thấy rất thú vị và muốn nghe một giai điệu mang tính kịch liệt hơn nữa, những đám mây trắng từ bầu trời Tây Bắc bay lên, một cơn gió thổi mạnh, làm bay những viên gạch khỏi sân thượng và mưa bắt đầu trút xuống. Tất cả những người ở đó đã hoảng loạn bỏ chạy. Nhà vua sợ hãi đến mức chạy trốn vào trong. Sau đó, ở nước này xảy ra một trận hạn hán nghiêm trọng, cỏ không mọc trong ba năm liền.

Nhạc rock and roll hiện đại được biết đến với tiếng ồn lớn và âm thanh hỗn loạn, dẫn con người đến lối sống buông thả và một cuộc sống bị chi phối bởi những ham muốn.
Nhạc rock and roll hiện đại được biết đến với tiếng ồn lớn và âm thanh hỗn loạn, dẫn con người đến lối sống buông thả và một cuộc sống bị chi phối bởi những ham muốn. (Ảnh minh hoạ: Pixabay)

Đối với cá nhân, âm nhạc chân chính và tao nhã có thể nuôi dưỡng tinh thần, nuôi dưỡng khát vọng cao cả, tu dưỡng tâm tính và kéo dài tuổi thọ. Ở phạm vi rộng hơn, âm nhạc có thể khiến quốc thái dân an, giáo hóa dân chúng, đem lại thái bình và thịnh vượng cho đất nước.

Mặt khác, âm nhạc hỗn loạn đầy những âm thanh dâm dục và thô tục có thể khiến con người rơi vào trạng thái mất kiểm soát và khơi dậy dục vọng. Nó được sinh ra để gây hại cho con người và làm băng hoại đạo đức của quốc gia, dân tộc. Nhạc rock and roll hiện đại được biết đến với tiếng ồn lớn và âm thanh hỗn loạn, dẫn con người đến lối sống buông thả và một cuộc sống bị chi phối bởi những ham muốn. Như chúng ta thấy, các nghệ sĩ nhạc rock thường lạm dụng ma túy, sống buông thả và chết yểu.

 

Ngọc Mai

Theo Visiontimes

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

Âm nhạc có khả năng phục hồi sức khoẻ con người một cách kỳ diệu