Amazon loại bỏ Parler khỏi dịch vụ lưu trữ web của mình

Giúp NTDVN sửa lỗi

Parler đang phải chống chọi lại một nỗ lực khác nhằm đóng cửa mạng truyền thông xã hội này sau khi Amazon cho biết họ sẽ đình chỉ công ty khỏi dịch vụ lưu trữ web (AWS) của mình.

Người sáng lập và Giám đốc điều hành của Parler, John Matze cho biết trong một tuyên bố rằng Amazon sẽ đóng các máy chủ của Parler vào giữa đêm Chủ nhật, ngày 10/1.

Ông Matze đã mô tả quyết định này là “một nỗ lực nhằm xóa bỏ hoàn toàn quyền tự do ngôn luận trên Internet”.

Ông nói thêm rằng Parler có thể phải ngưng hoạt động trong tối đa một tuần vì họ đang nỗ lực xây dựng lại dịch vụ mạng trực tuyến của công ty.

Ông Matze nói: “Chúng tôi đã chuẩn bị cho những sự kiện như thế này thông qua việc không bao giờ dựa vào cơ sở hạ tầng độc quyền của Amazon và xây dựng các sản phẩm của mình trên các máy chủ vật lý”.

“Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để chuyển sang một nhà cung cấp mới ngay bây giờ vì chúng tôi có nhiều đối thủ cạnh tranh cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên. Amazon, Google và Apple đã cố tình làm điều này như một nỗ lực phối hợp biết rằng các lựa chọn của chúng tôi sẽ bị hạn chế và biết rằng điều này sẽ gây ra thiệt hại lớn nhất khi [tài khoản của] Tổng thống Trump bị loại bỏ khỏi nền tảng của các công ty công nghệ này”.

Hành động của Amazon xảy ra ngay sau khi Apple và Google cho biết họ đã cấm Parler, ứng dụng đã thu hút một lượng lớn người dùng theo khuynh hướng tự do và bảo thủ cổ điển, trên các cửa hàng ứng dụng nội bộ của họ. Các gã khổng lồ công nghệ cáo buộc rằng cách tiếp cận của Parler đối với nội dung bạo lực được đăng bởi người dùng của công ty là lỏng lẻo. Parler đã phủ nhận cáo buộc này.

Apple đã không trả lời ngay các câu hỏi của The Epoch Times về động thái cấm nền tảng mạng xã hội này.

Matze cho biết ông tin rằng quyết định của các công ty công nghệ lớn là một "cuộc tấn công phối hợp" để "giết chết sự cạnh tranh trên thị trường”.

Ông nói thêm rằng, chúng tôi đã thành công quá nhanh. Các gã khổng lồ công nghệ có thể mong đợi cuộc chiến về cạnh tranh và tự do ngôn luận tiếp tục, nhưng không phải bằng cách loại bỏ chúng tôi.

Động thái của các công ty công nghệ lớn nhằm vào Parler diễn ra khi Twitter và các công ty khác ở Thung lũng Silicon tăng cường kiểm duyệt các tuyên bố và bình luận từ Tổng thống Donald Trump, những người bảo thủ và những tiếng nói khác mà họ cho là có thể gây hại.

Twitter hôm thứ Sáu (ngày 8/1) đã xóa vĩnh viễn tài khoản của Trump trên nền tảng của mình và biện minh rằng tổng thống đã vi phạm “Chính sách tôn vinh bạo lực”. Tài khoản Twitter của chiến dịch Trump cũng đã bị xóa.

Sự kiểm duyệt có mục tiêu của các công ty này dường như lấy cớ từ tình trạng bất ổn dân sự và các hành vi bạo lực xảy ra vào thứ Tư (ngày 6/1) tại Điện Capitol Hoa Kỳ. Một nhóm người biểu tình vẫy cờ Mỹ và Trump đã xông vào tòa nhà Capitol một cách bất hợp pháp khi các nhà lập pháp đang kiểm phiếu đại cử tri trong một phiên họp chung của Quốc hội. Tình trạng lộn xộn khiến 5 người thiệt mạng và hàng chục cảnh sát bị thương.

Trong một email mà Buzzfeed có được , Amazon nói với đại diện của Parler rằng việc đình chỉ là do công ty này "vi phạm nhiều lần" các điều khoản dịch vụ của Amazon.

Email nêu rõ: "Trong vài tuần qua, chúng tôi đã báo cáo 98 ví dụ cho Parler về các bài đăng rõ ràng khuyến khích và kích động bạo lực".

Email này cho biết thêm: “Gần đây, chúng tôi thấy nội dung bạo lực này trên trang web của công ty gia tăng đều đặn, tất cả đều vi phạm điều khoản của chúng tôi. Rõ ràng là Parler không có quy trình hiệu quả để tuân thủ các điều khoản dịch vụ của AWS. Có vẻ như Parler vẫn đang cố gắng xác định lập trường của mình về việc kiểm duyệt nội dung. Công ty có xóa một số nội dung bạo lực khi chúng tôi hoặc những người khác liên hệ, nhưng không phải lúc nào cũng ngay lập tức.

“AWS cung cấp công nghệ và dịch vụ cho khách hàng trên phạm vi chính trị và chúng tôi tiếp tục tôn trọng quyền của Parler trong việc tự xác định nội dung mà công ty sẽ cho phép trên trang web của mình. Tuy nhiên, chúng tôi không thể cung cấp dịch vụ cho một khách hàng không thể xác định và xóa nội dung khuyến khích hoặc kích động bạo lực đối với người khác một cách hiệu quả”.

Chính sách thiên vị đối với nội dung người dùng và một số quan điểm chính trị nhất định của các công ty công nghệ lớn đã làm dấy lên lo ngại về quyền tự do ngôn luận. Các cuộc thảo luận về việc hạn chế hoặc loại bỏ các biện pháp bảo vệ trách nhiệm pháp lý theo Mục 230 của Đạo luật Chuẩn tắc Truyền thông năm 1996 đối với các công ty công nghệ có hành vi kiểm duyệt hoặc hành vi chính trị đã được thảo luận nhiều trong năm qua.

Việc Twitter xóa tài khoản của Tổng thống Trump đã vấp phải sự chỉ trích rộng rãi. Bộ trưởng Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Hoa Kỳ Ben Carson, Ngoại trưởng Mike Pompeo, và cựu Đại sứ Liên hợp quốc Nikki Haley đã ví động thái của Twitter với hành vi quen thuộc của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Bà Haley viết: “Bịt miệng người dùng, không kể Tổng thống Mỹ, là những gì xảy ra ở Trung Quốc chứ không phải đất nước của chúng tôi”.

Ông Carson viết: “Bạn muốn cấm @realDonaldTrump, tốt thôi bạn là một công ty tư nhân, nhưng @Twitter xóa tài khoản của Tổng thống làm nổi bật hành vi quản trị này và câu chuyện của nó là sai lầm. Việc @Facebook & @instagram cấm tất cả hình ảnh từ cuộc bạo động ở Capitol đặt ra một tiền lệ nguy hiểm. Chúng ta không ở Trung Quốc”.

Trước đó vào ngày 1/1, Phó phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Cale Brown đã chụp được một bài đăng trên Twitter của thủ lĩnh mới của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, người đang đe dọa các quan chức Mỹ. Tài khoản của quan chức Iran vẫn được phép hoạt động trên Twitter.

Văn Thiện

Theo The Epoch Times

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

Amazon loại bỏ Parler khỏi dịch vụ lưu trữ web của mình