Bản đồ nhiệt của vũ trụ: Vũ trụ đang có xu hướng ấm lên

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng vũ trụ của chúng ta đang ấm dần lên. Nhiệt độ trung bình của khí trong vũ trụ đã tăng gấp 10 lần trong vòng 10 tỷ năm qua, lên đến gần 2 triệu độ C.

Khi vũ trụ tiếp tục giãn nở từ Vụ nổ lớn ban đầu, các vật chất trong vũ trụ sẽ dần cấu thành những ngôi sao và thiên hà mới, kèm theo đó là hiện tượng khí vũ trụ nóng lên.

Ông Yi-Kuan Chiang, một nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Vũ trụ học của Đại học Bang Ohio, cho biết: “Khi vũ trụ phát triển, lực hấp dẫn kéo vật chất tối và khí trong không gian lại với nhau thành các thiên hà và cụm thiên hà. Lực kéo này thực sự rất lớn - đến mức ngày càng nhiều khí trong vũ trụ bị ‘sốc’ và nóng lên”.

Ông Chiang là tác giả chính trong một bài báo khoa học mới trên Tạp chí Vật lý Thiên văn. Bài báo trình bày chi tiết cách các nhà khoa học đo lường sự thay đổi nhiệt độ của các đám khí vũ trụ theo khoảng cách giữa chúng với Trái đất.

Ánh sáng quan sát được từ các thiên thể ở xa sẽ đến Trái Đất sau ánh sáng từ các thiên thể gần. Và khi thiết bị đo được, ánh sáng từ xa hơn sẽ là ánh sáng từ những niên đại cũ hơn.

Điều đó đã cho các nhà khoa học cơ hội nhìn vào quá khứ và xác định nhiệt độ của vũ trụ từ hàng tỷ năm trước.

Một nhóm từ Bang Ohio, Đại học Tokyo, Đại học Johns Hopkins và Viện Vật lý Thiên văn Max Planck đã kết hợp dữ liệu về ánh sáng trong không gian được thu thập trong hai dự án quan sát, Khảo sát Bầu trời Kỹ thuật số Sloan và Dự án Planck của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu được thực hiện vào năm 2009.

Mật độ vật chất tối của vũ trụ, 11 tỷ năm trước (trái), 8 tỷ năm trước, và hiện nay. Khi vũ trụ tiếp tục mở rộng, nó kéo theo vật chất vào các ngôi sao và thiên hà mới, làm nóng khí vũ trụ trên đường đi.
Mật độ vật chất tối của vũ trụ, 11 tỷ năm trước (trái), 8 tỷ năm trước, và hiện nay. Khi vũ trụ tiếp tục mở rộng, nó kéo theo vật chất vào các ngôi sao và thiên hà mới, làm nóng khí vũ trụ trên đường đi. (Ảnh: D.Nelson/Illustris Collaboration)

Họ nhận thấy nhiệt độ của các khí vũ trụ càng thấp khi phân tích các tia sáng ở xa hơn, cho thấy nhiệt độ tổng thể của vũ trụ đang tăng lên.

Khoảng 8 tỷ năm trước, nhiệt độ electron trung bình của những khí đó là khoảng 700.000 độ C, hay 1,3 triệu độ F.

Hiện tại, nó lên tới gần 2 triệu độ C, hay 3,6 triệu độ F - gấp khoảng 10 lần so với 10 tỷ năm trước.

Các nhà nghiên cứu cho biết xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra.

Bằng cách phân tích ánh sáng từ nhiều khoảng cách khác nhau, các nhà khoa học đã có thể ‘quay ngược thời gian’ và nhận thấy sự gia tăng đáng kể nhiệt độ của khí trong vũ trụ, lên gần 2 triệu độ C. Nhiệt độ trung bình của toàn vũ trụ vẫn còn khá lạnh, khoảng -270 độ C.
Bằng cách phân tích ánh sáng từ nhiều khoảng cách khác nhau, các nhà khoa học đã có thể ‘quay ngược thời gian’ và nhận thấy sự gia tăng đáng kể nhiệt độ của khí trong vũ trụ, lên gần 2 triệu độ C. Nhiệt độ trung bình của toàn vũ trụ vẫn còn khá lạnh, khoảng -270 độ C. (Ảnh: Getty Images)

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là vũ trụ là hàng triệu độ F, chỉ là nhiệt độ trung bình của khí gần các vật thể.

Nhiệt độ trung bình của toàn vũ trụ vẫn còn khá lạnh, khoảng -270 độ F.

Để so sánh, Mặt trời của chúng ta ở khoảng 27 triệu độ F.

Mặc dù xu hướng ấm lên toàn vũ trụ có thể chưa phải là vấn đề đáng cân nhắc, nhưng hiện tại có lẽ nó có một chút liên đới đến biến đổi khí hậu trên Trái Đất.

Ông Chiang cho biết: "Vũ trụ đang ấm lên do quá trình hình thành cấu trúc và thiên hà tự nhiên. Những hiện tượng này đang xảy ra trên các quy mô rất khác nhau. Chúng hoàn toàn không có liên hệ với nhau”.

Quang Minh

Theo Daily Mail



BÀI CHỌN LỌC

Bản đồ nhiệt của vũ trụ: Vũ trụ đang có xu hướng ấm lên