Bất ngờ tìm thấy Đền Mặt trời 4.500 năm tuổi của Pharaoh biến mất ở Ai Cập

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nhóm các nhà khảo cổ học ở Ai Cập đã khám phá ra thứ mà họ tin là một ngôi đền mặt trời cổ đại có niên đại 4.500 năm vào giữa thế kỷ XXV trước Công nguyên.

Tìm thấy bằng chứng chắc chắn về ngôi đền mặt trời hiếm hoi của Pharaoh

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã tìm thấy bằng chứng chắc chắn rằng họ thực sự đang khai quật một ngôi đền mặt trời hiếm hoi của Pharaoh, được cho là một trong sáu ngôi đền đã bị mất.

Họ đã tìm thấy hài cốt được chôn cất trong một ngôi đền khác ở Abu Ghurab. Đây chỉ là ngôi đền mặt trời thứ ba được tìm thấy và là ngôi đền đầu tiên được phát hiện trong vòng 50 năm.

Đây chỉ là ngôi đền mặt trời thứ ba được tìm thấy và là ngôi đền đầu tiên được phát hiện trong vòng 50 năm.
Đây chỉ là ngôi đền mặt trời thứ ba được tìm thấy và là ngôi đền đầu tiên được phát hiện trong vòng 50 năm. (Ảnh chụp màn hình Telegraph)

Người chuyên tìm hiểu về đền thờ Mặt trời là tiến sĩ Nuzzolo, phó giáo sư Ai Cập học tại Học viện Khoa học ở Warsaw, Ba Lan nói: “Mỗi vị vua Ai Cập đều muốn có một kim tự tháp để bắt đầu cuộc sống mới ở thế giới bên kia, nhưng điều này là chưa đủ đối với các vị vua thuộc triều đại thứ năm. Họ muốn một thứ gì đó hơn thế nữa, cho xây đền thờ Mặt trời với mong muốn trở thành các vị Thần”.

Pharaoh mong muốn được thần Ra trao cho quyền năng trở thành vị Thần. Thần Mặt trời (thần Ra) là vị Thần quyền năng nhất ở Ai Cập cổ đại, do đó các ngôi đền được xây dựng để thờ vị thần này.

Thần Ra của người Ai Cập cổ đại có hình dạng thân người, đầu chim ưng.
Thần Ra của người Ai Cập cổ đại có hình dạng thân người, đầu chim ưng. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Các chuyên gia cho biết chỉ có sáu ngôi đền mặt trời được xây dựng cho các pharaoh khi họ vẫn còn sống để những người cai trị vĩ đại có địa vị của một vị Thần. Cho đến nay, chỉ có hai trong số sáu ngôi đền được tìm thấy.

Phát hiện ra sự tồn tại của một tòa nhà khác

Việc đào bên dưới phần còn lại của ngôi đền mặt trời đã phát hiện ra một phần đế cũ hơn được làm bằng gạch bùn ám chỉ sự tồn tại của một tòa nhà khác.

Tiến sĩ Massimiliano Nuzzolo, trợ lý giáo sư về Ai Cập học tại Học viện Khoa học ở Warsaw, nói với The Telegraph: "Chúng tôi biết rằng có thứ gì đó bên dưới ngôi đền đá Nyuserre. Thực tế là có một lối vào khổng lồ như vậy sẽ dẫn đến một tòa nhà mới. Vì vậy, tại sao không phải là một ngôi đền mặt trời khác, một trong những ngôi đền mặt trời bị mất tích?”

Tiến sĩ Massimiliano Nuzzolo, người chuyên gia tìm hiểu về những ngôi đền mặt trời đã mất. (Ảnh chụp màn hình Telegraph)
Tiến sĩ Massimiliano Nuzzolo, người chuyên gia tìm hiểu về những ngôi đền mặt trời đã mất. (Ảnh chụp màn hình Telegraph)

Sau khi khai quật thêm, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một khám phá đáng kinh ngạc khác - một chân cột bằng đá vôi trắng dài hơn 60cm.

Đó không phải là tất cả. Một bộ sưu tập các bình bia đầy bùn cũng được tìm thấy trong nền móng. Theo các nhà nghiên cứu, những thứ đó là bằng chứng cho thấy địa điểm này là một ngôi đền vì chúng đã từng là một nghi lễ cúng dường tại nhiều địa điểm linh thiêng ở Ai Cập.

Tiến sĩ Nuzzolo cho biết thêm: “Hiện tôi có nhiều bằng chứng cho thấy những gì chúng tôi đang khai quật ở đây là một trong những ngôi đền mặt trời đã mất”.

Khám phá trước đó được thực hiện bởi các nhà khảo cổ học vào năm 1898. Họ đã tìm thấy đền thờ mặt trời Nyuserra, còn được gọi là Neuserre hoặc Nyuserre.

"Các nhà khảo cổ học của thế kỷ XIX chỉ khai quật một phần rất nhỏ của tòa nhà bằng gạch bùn này bên dưới ngôi đền đá Nyuserra và kết luận rằng đây là giai đoạn xây dựng trước đó của cùng một ngôi đền. Giờ đây, phát hiện của chúng tôi chứng minh rằng đây là một tòa nhà hoàn toàn khác, được dựng lên trước Nyuserra", Nuzzolo nói với CNN trong một email.

Ngọc Mai



BÀI CHỌN LỌC

Bất ngờ tìm thấy Đền Mặt trời 4.500 năm tuổi của Pharaoh biến mất ở Ai Cập