Bí ẩn lịch sử thú vị về người cổ đại 'ẩn mình trong tầm mắt' ở Đông Nam Á

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà nghiên cứu đang hy vọng tìm thấy một nhóm loài người tiền sử khác trong khu vực các đảo ở Đông Nam Á, đó là nhóm người Denisovan, cho đến nay mới chỉ được tìm thấy cách đó hàng nghìn km trong các hang động ở Siberia và Cao nguyên Tây Tạng.

João Teixeira là nhà nghiên cứu thuộc Đại học Adelaide, và nhà khoa học kiêm Giám đốc Viện Nghiên cứu Bảo tàng Úc là Kristofer M. Helgen là tác giả của một công trình nghiên cứu về các di tích hóa thạch người hominin lớn nhất và hấp dẫn nhất trên thế giới là các đảo ở Đông Nam Á.

Nghiên cứu của họ, được công bố trên tạp chí Nature Ecology and Evolution, tìm ra bằng chứng di truyền cho thấy người hiện đại (Homo sapiens) đã lai tạo với người Denisovan trong khu vực này, mặc dù thực tế là hóa thạch Denisovan chưa bao giờ được tìm thấy ở đây.

Ngược lại, họ không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy tổ tiên của các quần thể Đảo Đông Nam Á ngày nay đã lai tạo với một trong hai loài hominin (loài linh trưởng họ Người) mà các nhà nghiên cứu có bằng chứng hóa thạch ở khu vực này: H. floresiensis từ Flores, Indonesia và H. luzonensis từ Luzon ở Philippines.

Sự kết hợp này vẽ nên một bức tranh hấp dẫn và chưa có lời giải đáp rõ ràng về tổ tiên tiến hóa của loài người ở Đông Nam Á hải đảo. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết mối quan hệ chính xác giữa H. floresiensis và H. luzonensis, cả hai loài đều thuộc nhóm nhỏ đặc biệt và phần còn lại của cây họ hominin.

Và điều hấp dẫn hơn cả, những phát hiện của họ là căn cứ cho khả năng có những hóa thạch Denisovan vẫn đang nằm dưới các đảo Đông Nam Á mà chưa được khai quật, hoặc chúng ta có thể đã tìm thấy chúng nhưng lại dán nhãn chúng là một thứ gì đó khác.

Sự tan rã của người cổ đại Hominin

Dựa trên các đặc điểm ghi chép về công cụ đá mà người tiền sử sử dụng, các nhà khoa học dự đoán cả hai loài người cổ đại H. floresiensis và H. luzonensis đều có nguồn gốc từ các quần thể Homo erectus đã định cư ở các ngôi nhà trên đảo tương ứng của họ khoảng 700.000 năm trước. H. erectus là loài người cổ đại đầu tiên được biết đến đã mạo hiểm ra khỏi châu Phi và lần đầu tiên đến Đông Nam Á hải đảo cách đây ít nhất 1,6 triệu năm.

Điều này có nghĩa là tổ tiên của H. floresiensis và H. luzonensis đã tách ra khỏi tổ tiên của người hiện đại ở châu Phi khoảng hai triệu năm trước, trước khi H. erectus khởi hành chuyến du hành của mình. Con người hiện đại gần đây di cư từ châu Phi nhiều hơn, có thể đến Đông Nam Á hải đảo cách đây 70.000-50.000 năm.

Chúng ta đã biết rằng trong chuyến hành trình ra khỏi châu Phi khoảng 70.000 năm trước, H. sapiens đã gặp và lai tạo với các nhóm hominin có liên quan khác là thuộc địa ở Âu-Á.

Đầu tiên là sự lai tạo với người Neanderthal, và dẫn đến khoảng 2% tổ tiên di truyền của người Neanderthal ở những người không phải là người châu Phi ngày nay.

Các cuộc gặp gỡ khác liên quan đến người Denisovan, một loài chỉ được mô tả từ phân tích DNA của một xương ngón tay được tìm thấy trong hang Denisova ở Siberia.

Chỉ một số ít hóa thạch người cổ đại Denisovan được tìm thấy, chẳng hạn như xương hàm này được khai quật trong một hang động ở Tây Tạng.
Chỉ một số ít hóa thạch người cổ đại Denisovan được tìm thấy, chẳng hạn như xương hàm này được khai quật trong một hang động ở Tây Tạng. (Ảnh: Dongju Zhang / Wikimedia Commons, CC BY-SA)

Tuy nhiên, điều thú vị là phần lớn tổ tiên người Denisovan trong quần thể người ngày nay được tìm thấy ở Đông Nam Á hải đảo và cựu lục địa Sahul (New Guinea và Úc). Đây rất có thể là kết quả của sự lai tạo giữa người Denisovan và người hiện đại - mặc dù không có đủ bằng chứng hóa thạch Denisovan để ủng hộ lý thuyết này.

Để tìm hiểu thêm, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm trình tự bộ gen của hơn 400 người còn sống ngày nay, trong đó có hơn 200 người đến từ Đảo Đông Nam Á, tìm kiếm trình tự DNA đặc trưng riêng biệt của các loài hominin cổ đại hơn này.

Tác giả đã tìm thấy bằng chứng di truyền tổ tiên của những người ngày nay sống ở Đông Nam Á hải đảo đã lai với người Denisovan - cũng giống như nhiều nhóm bên ngoài châu Phi đã lai giống tương tự với người Neanderthal trong lịch sử tiến hóa của họ. Nhưng họ không tìm thấy bằng chứng nào về việc giao phối giữa các loài tiến hóa cách xa nhau là H. floresiensis và H. luzonensis (hoặc thậm chí cả H. erectus).

Đây là một kết quả đáng chú ý, vì Đông Nam Á hải đảo cách Siberia hàng nghìn km và chứa một trong những hồ sơ hóa thạch hominin phong phú và đa dạng nhất trên thế giới. Kết quả đã khám phá ra được nhiều hóa thạch đa dạng hơn.

Vùng đất của người cổ đại Denisovan nằm ở đâu?

Có hai khả năng thú vị có thể dung hòa kết quả di truyền của chúng ta với bằng chứng hóa thạch. Đầu tiên, ở các khu vực thuộc Đảo Đông Nam Á, nơi vẫn chưa tìm thấy hóa thạch hominin, có thể người Denisovan đã lai tạo với người H. sapiens.

Một địa điểm có thể khác, đó là Sulawesi, nơi các công cụ bằng đá đã được tìm thấy có niên đại ít nhất 200.000 năm. Một nơi khác là Australia, nơi các hiện vật 65.000 năm tuổi hiện được cho là của con người hiện đại gần đây đã được tìm thấy tại Madjebebe (thuộc Châu Âu).

Ngoài ra, chúng ta có thể cần phải xem xét lại cách giải thích của chúng ta về các hóa thạch hominin đã được phát hiện ở Đông Nam Á hải đảo.

Các hóa thạch Denisovan được xem là cực kỳ hiếm và cho đến nay chỉ được tìm thấy ở Trung Á. Nhưng có lẽ người Denisovan đa dạng hơn nhiều về kích thước và hình dạng so với những gì chúng ta có thể biết, vì vậy có lẽ chúng ta đã nhiều lần tìm thấy chúng ở Đông Nam Á hải đảo nhưng không nhận ra được và lại đặt cho nó một cái tên gọi khác.

Bằng chứng mới nhất về sự chiếm đóng của hominin trong khu vực này được cho là có sự khác biệt giữa người hiện đại và người Denisovan, các nhà nghiên cứu không thể nói chắc chắn liệu khu vực này có liên tục bị người hominin chiếm đóng trong suốt thời gian này hay không.

Do đó, khả năng là người H. floresiensis và H. luzonensis (nhưng cả các dạng sau này của H. erectus) không có quan hệ họ hàng gần với người hiện đại hơn nhiều so với giả định hiện nay, và thậm chí có thể chịu trách nhiệm về tổ tiên người Denisovan được thấy ở quần thể người Đông Nam Á hải đảo ngày nay.

Nếu đó là sự thật, vậy có nghĩa là những người Denisovan bí ẩn đã ẩn náu rõ ràng ngay trước mắt, cải trang thành người H. floresiensis, H. luzonensis hoặc H. erectus.

Trong khi chờ đợi kết quả từ các nhà nghiên cứu khảo cổ học thì những câu đố này vẫn là những bí ẩn thú vị và hấp dẫn. DNA và proteomic (liên quan đến protein) đang được nghiên cứu trong tương lai để tiết lộ thêm cho các câu trả lời. Cho đến nay việc nghiên cứu tổ tiên của loài người hiện đại vẫn rất thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học trên thế giới.

Ngọc Mai

Theo The Conversation



BÀI CHỌN LỌC

Bí ẩn lịch sử thú vị về người cổ đại 'ẩn mình trong tầm mắt' ở Đông Nam Á