Biến thể 'Delta plus' có kháng được vaccine không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tháng trước, chính phủ Ấn Độ đã phát hiện một đột biến mới trong biến thể Delta coronavirus. Điều đó khiến nước này xếp nó vào loại biến thể đáng lo ngại.

Ngay khi Bộ Y tế Ấn Độ nhận thấy biến thể Delta có tốc đô lay lan nhanh chóng. Họ đã phân loại đây là biến thể rất nguy hiểm.

Biến thể mới, được gọi là “Delta plus”, AY.1 hoặc B.1.617.2.1, có thêm một đột biến trong protein đột biến của virus SARS-CoV-2.

Đột biến này được tìm thấy trong các mẫu xét nghiệm của 48 người bị nhiễm biến thể Delta ở Ấn Độ trong tổng số hơn 45.000 mẫu.

Vậy biến thể này khác biệt như thế nào, và liệu nó có thể thoát khỏi sự bảo vệ của vaccine?

Biến thể Delta là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, biến thể Delta của Coronavirus dễ lây lan hơn và đã lan rộng trên toàn cầu. Theo tổ chức Y tế Thế Giới thì chúng đang trên đà trở thành chủng virus thống trị toàn cầu.

Các biến thể này đã là dòng chủ đạo dẫn đến làn sóng thứ hai làm tê liệt Ấn Độ.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra nó có thể tái tạo nhanh hơn, lây lan dễ dàng hơn và liên kết mạnh mẽ hơn với các thụ thể tế bào phổi.

Ngoài ra, trong một nghiên cứu chưa qua đánh giá ngang hàng, các nhà nghiên cứu ở Delhi đã phát hiện ra biến thể này gây ra 3/4 ca “lây nhiễm đột phá” trong thành phố. Đây là hiện tượng những ca lây nhiễm bệnh ở những người đã được tiêm phòng. Khoảng 8% trong số những ca lây nhiễm đột phá này có biến thể Kappa và 76% có biến thể Delta.

Biến thể 'Delta plus' xuất hiện như thế nào?

Đột biến mới trong biến thể Delta lần đầu tiên được phát hiện ở châu Âu vào tháng Ba.

Vào tháng 6, bệnh nhân COVID ở Ấn Độ cũng được phát hiện có virus đột biến này. Diễn biến này đã làm dấy lên những lo ngại.

Ảnh vi điện tử về sự lây truyền của các hạt virus SARS-CoV-2, được phân lập từ một bệnh nhân. Hình ảnh được chụp và tăng cường màu sắc tại Cơ sở Nghiên cứu Tích hợp NIAID (IRF) ở Fort Detrick, Maryland.
Tháng trước, chính phủ Ấn Độ đã phát hiện một đột biến mới trong biến thể Delta coronavirus. Điều đó khiến nước này xếp nó vào loại biến thể đáng lo ngại.( Ảnh NTDVN)

Tuy nhiên, đột biến trong protein đột biến của virus không phải là mới, nó được gọi là “K417N”. Đột biến này đã được báo cáo trước đây trong biến thể Beta lần đầu tiên được tìm thấy ở Nam Phi. Biến thể Beta với đột biến này đã cho thấy khả năng thoát khỏi các kháng thể do tiêm chủng COVID tạo ra. Ít nhất là ở một mức độ nào đó. Nói cách khác, có khả năng vaccine COVID sẽ không bảo vệ chống lại đột biến này một cách hiệu quả.

Thuốc chủng ngừa có tác dụng chống lại Delta plus không?

Theo Bộ Y tế Ấn Độ, Delta plus có thể có khả năng tương tự như để tránh hệ miễn dịch. Chúng cũng có khả năng làm giảm tác dụng của các liệu pháp kháng thể đơn dòng được sử dụng để điều trị COVID.

Đột biến này đáng lo ngại vì nó nằm trên một phần quan trọng của virus, protein đột biến, được sử dụng để xâm nhập vào tế bào người.

Ảnh minh họa: (NICOLAS ASFOURI/AFP / Getty Images)

Các đột biến trước đây nằm trên “vùng liên kết thụ thể” của protein đột biến tạo cơ hội cho virus gắn vào các thụ thể trong tế bào của chúng ta.

Đột biến duy nhất trong biến thể Delta có nghĩa là virus có thể thoát khỏi hệ thống miễn dịch ở một mức độ nào đó. Thật vậy, Delta plus có khả năng làm giảm phần nào hiệu quả của vaccine. Điều này có nghĩa là một liều vaccine có thể bị giảm khả năng bảo vệ.

Tuy nhiên, liều thứ hai đã được chứng minh là tạo ra đủ kháng thể chống lại nhiễm trùng có triệu chứng và bệnh nặng. Điều quan trọng cần nhớ là hầu hết các vaccine COVID không cung cấp khả năng miễn dịch tiệt trùng tuyệt đối. Nhưng nó có tác dụng làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Các nhà nghiên cứu Vương quốc Anh phát hiện ra vaccine Pfizer có hiệu quả chống lại biến thể Delta. Sau mũi tiêm thứ nhất hiệu quả là 33% và 88% sau cả hai mũi tiêm. Trong trường hợp của vaccine AstraZeneca, liều đầu tiên có hiệu quả chỉ là 33% nhưng đã tăng lên đến 60% sau liều thứ hai.

Biến thể Delta plus có thể giảm mức độ hiệu quả tương tự đối với các loại vaccine hiện đang được sử dụng. Mặc dù vẫn chưa thấy dữ liệu về việc liệu đây có phải là chắc chắn hay không.

Các nghiên cứu đang được tiến hành ở Ấn Độ để đánh giá hiệu quả của vaccine chống lại Delta plus.

Điều quan trọng cần lưu ý là Delta plus về cơ bản vẫn chưa là biến thể thành công và Tổ chức Y tế Thế giới vẫn chưa phân loại nó là một dạng biến thể đáng lo ngại.

Chúng ta cần làm gì?

Các biến thể có khả năng lây truyền cao hơn và có thể thoát khỏi các kháng thể là mối đe dọa đối với các nỗ lực kiểm soát và giảm thiểu đại dịch. Các nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp có thể bùng phát các đợt dịch mới.

Phản ứng của chúng ta nên thay đổi như thế nào? Mặc dù có đột biến mới, nhưng không cần thực hiện thêm biện pháp đặc biệt nào. Chúng ta phải tiếp tục tiêm chủng cho nhiều người ở mức tối đa. Tăng cường giám sát bộ gen để theo dõi sự tiến triển của virus.

Ngọc Mai

Theo The Conversation

 

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

Biến thể 'Delta plus' có kháng được vaccine không?