Các tiểu hành tinh Trojan được phát hiện và đặt tên như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 22 tháng 2 năm 1906 có lẽ là một ngày đáng nhớ trong ngành thiên văn học vũ trụ. Đây là ngày toàn bộ hiểu biết của nhân loại về hệ mặt trời được tái định hình nhờ nhà nhiếp ảnh thiên văn người Đức tên là Max Wolf. Không ngoa khi nói rằng Max Wolf là thần đồng trong lĩnh vực này khi ông phát hiện ra sao chổi đầu tiên của mình năm 21 tuổi. 

Max Wolf là người đã góp phần thay đổi đáng kể cảnh quan thiên văn qua những bức ảnh chụp của mình. Ông là người đầu tiên sử dụng kỹ thuật nhiếp ảnh trường rộng trong hành trình khám phá các tiểu hành tinh. Đây chính là nền tảng giúp nhân loại cuối cùng cũng phát hiện ra tiểu hành tinh Trojan.

2 năm sau đó, Wolf phát hiện ra 18 tiểu hành tinh mới. Sau này, ông đã trở thành người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “bộ so sánh âm thanh”, một thiết bị giống như View - Master cho thấy hai bức ảnh chụp bầu trời cùng một lúc, nhằm so sánh quỹ đạo của các tiểu hành tinh. Nhờ kỹ thuật này, ngày 22 tháng 2 năm 1906, Wolf đã phát hiện ra một tiểu hành tinh có quỹ đạo khác thường. Cụ thể, tiểu hành tinh luôn di chuyển trước sao Mộc, kể cả khi sao Mộc di chuyển thì nó vẫn luôn dẫn trước, như thể nó bị mắc kẹt trong quỹ đạo của sao Mộc quay xung quanh mặt trời. Nhà thiên văn học người Đức Adolf Berberich đã quan sát thấy tiểu hành tinh này ở phía trước sao Mộc gần 60 độ.

Ví trí đặc biệt của tiểu hành tinh này gợi cho nhà thiên văn học Thụy Điển - Carl Charlie nhớ tới một thuyết về trạng thái của tiểu hành tinh do một nhà toán học người Pháp gốc Ý tên là Joseph Louis Lagrange đưa ra. Trước đó hơn 100 năm, Lagrange từng đưa ra lập luận nếu một thiên thể nhỏ (ví dụ như tiểu hành tinh) được đặt tại một trong hai điểm ổn định trong quỹ đạo của một hành tinh quay xung quanh mặt trời (được gọi là Điểm Lagrange L4 và L5), thì tiểu hành tinh ấy sẽ đứng yên do lực hấp dẫn của hành tinh và mặt trời. Điều này tương ứng với tình trạng của tiểu hành tinh do Wolf phát hiện ra. Charlie nhận ra tiểu hành tinh này đã bị mắc vào điểm Lagrange L4 của sao Mộc. Phát hiện của Wolf đã chứng thực cho suy đoán của Lagrange, cho đến lúc đó vẫn chỉ là một bài tập toán học. Với phát hiện của Wolf, các nhà thiên văn học đã có bằng chứng ảnh cho thấy lập luận Lagrange là đúng.

Tám tháng sau, một trong những nghiên cứu sinh của Wolf là August Kopff đã phát hiện ra thêm một tiểu hành tinh ở điểm Lagrange ổn định khác của sao Mộc, điểm L5. Ngoài ra, ông cũng phát hiện một tiểu hành tinh khác bị kẹt ở điểm L4 vài tháng sau đó. 3 tiểu hành tinh với quỹ đạo đặc biệt này đã được các nhà thiên văn học đặt tên là Achilles, Patroclus và Hektor theo tên các ký tự trong trường ca The Iliad.

Achilles là một anh hùng Hy Lạp bất khả xâm phạm (ngoại trừ một điểm yếu duy nhất là gót chân). Patroclus là một người bạn của anh. Hektor, hoàng tử của thành Troy, cuối cùng đã giết Patroclus, và Achilles đã giết Hektor để trả thù cho bạn mình.

Các tiểu hành tinh được phát hiện sau đó cũng được đặt tên theo các nhân vật trong trường ca Illiad. Toàn bộ các tiểu hành tinh ẩn náu trong các điểm Lagrange của sao Mộc được đặt tên theo tên của các vị anh hùng trong cuộc chiến thành Troy, và được gọi bằng một tên chung là “tiểu hành tinh thành Troy”. (“Tiểu hành tinh thành Troy” cuối cùng sẽ dùng để chỉ các tiểu hành tinh ổn định ở bất kỳ điểm Lagrange nào của hành tinh, mặc dù tên từ Iliad được dành cho các Trojan của Sao Mộc.)

Sau này, nó trở thành quy ước để đặt tên tiểu hành tinh L4 của Sao Mộc theo ký tự Hy Lạp và tiểu hành tinh L5 của Sao Mộc theo ký tự Trojan.

Chưa từng có một tàu vũ trụ nào đến các quần thể thiên thể nhỏ bé này. Mới đây, NASA đã lên kế hoạch cho một sứ mệnh mới, đặt tên là Lucy. Tàu vũ trụ Lucy sẽ bay quanh quanh 7 tiểu hành tinh Trojan và một tiểu hành tinh ở vành đai chính nhằm khảo sát sự đa dạng của quần thể này. Sứ mệnh kỷ lục kéo dài trong vòng 12 năm. Cửa phóng tàu vũ trụ Lucy sẽ mở vào ngày 16 tháng 10 năm 2021.

Lê Na

Theo Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Các tiểu hành tinh Trojan được phát hiện và đặt tên như thế nào?