Phát hiện: 'Nhịp tim' bí ẩn của Trái đất là 27,5 triệu năm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà địa chất học, hành tinh của chúng ta có chu kỳ của các thảm hoạ lớn (nhịp tim) như lũ lụt, va chạm tiểu hành tinh, núi lửa phun trào, sự trượt các mảng kiến tạo v.v... gây ra sự tuyệt chủng gần như hoàn toàn trên Trái đất.

Các sự kiện lớn, tác động đến hành tinh của chúng ta phần lớn được cho là xảy ra ngẫu nhiên theo thời gian. Tuy nhiên, một nghiên cứu về các sự kiện địa chất cổ đại cho thấy Trái đất tuân theo một chu kỳ (nhịp tim) là 27,5 triệu năm, được công bố trên tạp chí Geoscience Frontiers. Điều này chỉ ra rằng hành tinh của chúng ta có một chu kỳ cực kỳ chậm và ổn định của các sự kiện thảm khốc.

Thật kỳ lạ, hoạt động địa chất này giữ cho thời gian và các sự kiện địa chất có mối tương quan với nhau chứ không phải ngẫu nhiên. Đáng chú ý, các sự kiện thảm khốc gồm có hoạt động núi lửa, sự tuyệt chủng hàng loạt, sự tái tổ chức mảng và mực nước biển dâng...

Nghiên cứu này được thực hiện nhờ vào những tiến bộ đáng kể trong phương pháp xác định niên đại bằng đồng vị vô tuyến. Một nhóm các nhà khoa học do Michael Rampino, nhà địa chất học kiêm giáo sư tại Khoa Sinh học của Đại học New York, dẫn đầu, đã thu thập hồ sơ về các sự kiện địa chất lớn trong 260 triệu năm qua và tiến hành các phân tích mới bằng cách sử dụng dữ liệu xác định niên đại gần đây nhất hiện có.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét độ tuổi của 89 sự kiện địa chất chính xác có niên đại trong 260 triệu năm qua. Đó là các lần tuyệt chủng của các động vật biển và phi biển, các sự kiện thiếu khí đại dương lớn, phun trào bazan ngập lục địa, dao động mực nước biển, xung động toàn cầu của magma nội khối, và thời gian thay đổi tốc độ lan truyền dưới đáy biển và tổ chức lại mảng.

Trái đất quay theo quỹ đạo trong không gian cũng có thể va chạm với các tinh cầu khác gây ra sự kiện thảm khốc cho hành tinh.
Trái đất quay theo quỹ đạo trong không gian cũng có thể va chạm với các tinh cầu khác gây ra sự kiện thảm khốc cho hành tinh. (Ảnh minh họa: Urikyo33/Pixabay)

Trước sự ngạc nhiên của họ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng những lần xuất hiện trên toàn thế giới này thường tập hợp tại 10 thời điểm khác nhau, được nhóm lại thành các đỉnh hoặc xung cách nhau khoảng 27,5 triệu năm. Họ thấy rằng cụm sự kiện địa chất gần đây nhất cách đây khoảng 7 triệu năm. Điều này cho thấy rằng sự kiện địa chất lớn tiếp theo sẽ xảy ra trong 20 triệu năm tới - đây chắc chắn không phải là khung thời gian để chúng ta sợ hãi.

Theo các nhà nghiên cứu, những xung hoặc đỉnh này có thể là kết quả của các chu kỳ hoạt động bên trong Trái đất. Mặt khác, các chu kỳ tương tự trong quỹ đạo của Trái đất trong không gian cũng có thể xác định thời gian cho những lần xuất hiện này.

Michael Rampino giải thích trong một thông cáo báo chí: “Cho dù nguồn gốc của những đợt diễn ra theo chu kỳ này là gì, phát hiện của chúng tôi hỗ trợ trường hợp cho một hồ sơ địa chất thảm khốc định kỳ, có phối hợp và không liên tục, khác với quan điểm của nhiều nhà địa chất”.

Một nghiên cứu khác được công bố vào cuối năm 2020, dựa trên phân tích về niên đại của các vụ tuyệt chủng hàng loạt, cũng như tuổi của các hố va chạm tiểu hành tinh lớn và các dấu vết vật lý khác của các sự kiện thảm họa, đã tiết lộ rằng các vụ tuyệt chủng hàng loạt xảy ra khoảng 27,5 triệu năm một lần.

Theo nghiên cứu này thì sự kiện tuyệt chủng hàng loạt cuối cùng đã xảy ra cách đây 66 triệu năm - vì vậy chúng ta có thể đã quá hạn một sự kiện khác từ lâu.



BÀI CHỌN LỌC

Phát hiện: 'Nhịp tim' bí ẩn của Trái đất là 27,5 triệu năm