Chủ nghĩa độc tài và tương lai các công nghệ nền tảng của thế giới

Giúp NTDVN sửa lỗi

Với những thông tin cập nhật liên tục hàng ngày, công nghệ đang thay đổi cuộc sống, nền kinh tế và thế giới của chúng ta. Đổi mới sáng tạo đã trở thành chủ đề trọng tâm của các chính phủ trên toàn thế giới, với hàng trăm tỷ đô la được đầu tư vào công nghệ nano, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, hệ thống quản lý thông tin, thương mại điện tử, in 3D và các công nghệ năng lượng thay thế.

Trong thời đại trào lưu công nghệ ngày nay, xã hội không còn bắt kịp với tốc độ phát triển của công nghệ. Người tiêu dùng muốn điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính nhanh hơn, tốt hơn, nhiều trò chơi và giải trí kỹ thuật số hơn. Xuất hiện ngày càng nhiều các hệ thống thiết bị thông minh tuyệt vời, hệ thống theo dõi sức khỏe từ xa và hệ thống giám sát nhà cửa từ xa v.v... Các chính phủ chạy đua để mở rộng truy cập Internet tốc độ cao, cũng như các gia đình phải chạy đua để theo kịp những cải tiến công nghệ mới nhất.

Để đáp ứng nhu cầu người dân ở các nước dân chủ, trọng tâm của đổi mới sáng tạo vẫn là các dịch vụ phục vụ người dân và cải tiến công nghệ, rất hiếm khi tập trung vào các công nghệ giám sát mới nổi. Đôi khi có những điều đáng lo ngại đối với xã hội đã được cho là đã xảy ra như: thao túng kỹ thuật số trong cuộc trưng cầu dân ý Brexit ở Vương quốc Anh, cáo buộc về các chiến dịch thông tin sai lệch do Nga dẫn đầu, sự riêng tư của những cặp đôi và khống chế truyền thông xã hội. Người dân cần đặc biệt cảnh giác trước thủ đoạn của tội phạm nhằm xâm nhập vào cuộc sống của họ.

Mọi người hiện nay còn ít chú ý đến những ưu điểm vượt trội về công nghệ mà các quốc gia độc tài đang thực hiện đối với các đổi mới sáng tạo khoa học. Việc hạn chế về một số các luật lệ quan trọng mà hiện nay các quốc gia dân chủ đang coi trọng, chẳng hạn như: quyền riêng tư cá nhân, phạm vi quyền hạn của nhà nước, giám sát pháp lý đối với các công ty - khiến các quốc gia này rơi vào tình trạng hụt hẫng về công nghệ nghiêm trọng so với các quốc gia độc tài.

Việc thực hiện giám sát người dân bằng công nghệ của chính quyền ĐCSTQ đối với người dân khiến giới dư luận quốc tế lo lắng. Các mối quan tâm tập trung vào sự áp bức đối với người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ, cho thấy đây vẫn là một thách thức còn rất lớn. Sự giám sát người dân bằng kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo trên phạm vi rộng lớn của ĐCSTQ đối với công dân của họ khiến cho chính quyền giám sát chặt chẽ mọi hành vi, các tư tưởng và hành động của từng cá nhân đối với công dân quốc gia này.

Rất nhiều các camera với công nghệ giám sát bởi trí tuệ nhân tạo được nhìn thấy ở một góc Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, nơi điển hình của chủ nghĩa độc tài, vào ngày 6/9/2019.
Rất nhiều các camera với công nghệ giám sát bởi trí tuệ nhân tạo được nhìn thấy ở một góc Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, nơi điển hình của chủ nghĩa độc tài, vào ngày 6/9/2019. (Ảnh: Getty)

Giám sát bằng kỹ thuật số ngày càng phổ biến và gia tăng về cường độ cũng như phạm vi áp dụng tại Trung Quốc; công nghệ nhận dạng khuôn mặt ở Trung Quốc rất tiên tiến cả về công nghệ và ứng dụng. Nhiều nhà quan sát quốc tế lo lắng rằng Trung Quốc có thể sẽ áp dụng giám sát bằng kỹ thuật số trên toàn thế giới. Ví dụ, việc Huawei tập trung phát triển công nghệ 5G nhằm nâng cao khả năng giám sát đã trở thành mối quan tâm toàn cầu. Phạm vi tiếp cận rộng rãi của Internet, sự phức tạp về kỹ thuật của công nghệ nhúng và sự phát triển chóng mặt của phần mềm cho thấy việc bảo vệ thông tin riêng tư cá nhân rất khó được thực thi khi khả năng công nghệ kỹ thuật số đi trước rất nhiều khả năng của cá nhân và thậm chí các quốc gia.

Ở phương Tây, những lời chỉ trích về các công nghệ kỹ thuật số can thiệp vào quyền riêng tư cá nhân được mô tả là “chủ nghĩa tư bản giám sát”. Các công ty lớn, đặc biệt là Twitter, Facebook và Google, đã phải ra điều trần trước quốc hội Mỹ về các hành động của công ty. Ở châu Âu, các biện pháp can thiệp của chính phủ còn tương đối nhẹ và tập trung phần lớn vào việc đảm bảo nguồn thu thuế.

Công nghệ hiện đại vẫn luôn tiềm ẩn nhiều vấn đề nghiêm trọng. Ở các quốc gia dân chủ, các nhà nghiên cứu bị ràng buộc bởi các yêu cầu đạo đức, bản quyền và bằng sáng chế cũng như các nghĩa vụ pháp lý. Các chính trị gia nổi tiếng cũng né tránh các chủ đề gây tranh cãi, chẳng hạn như nghiên cứu nhân bản và tế bào gốc, đồng thời tập trung nghiên cứu các chủ đề “an toàn hơn”. Đổi mới sáng tạo đối diện với những rào cản lớn.

Các quốc gia độc tài có ít ràng buộc hơn. Nhiều việc mà ở Trung Quốc đang làm hoặc đã bị buộc tội sẽ không thể thực hiện được ở các quốc gia dân chủ. Như các hành động của Nga và Triều Tiên đã cho thấy, các quốc gia độc tài không bị ràng buộc bởi một số quy tắc. Quyền tự do dân sự và pháp quyền - nền tảng tuyệt đối của các hệ thống dân chủ - thực sự có thể là một trở ngại đáng kể đối với sự sáng tạo và triển khai công nghệ, điều này dường như là rào cản lớn nhất.

Trong vài thập kỷ qua, đổi mới công nghệ được thúc đẩy bởi hai lực lượng: sự can thiệp lớn của nhà nước (đặc biệt trong lĩnh vực quân sự và không gian, lĩnh vực hạt nhân và các nhà nghiên cứu đại học) và khu vực kinh doanh tự do thu hút hàng tỷ đô la vốn cổ phần tư nhân. Gần đây hơn, các chính phủ trong các chế độ độc tài đã tăng cường ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu sáng tạo công nghệ. Riêng với Trung Quốc, chính quyền quốc hữu hoá hoặc tăng cường ảnh hưởng của họ đối với các công ty công nghệ lớn để mở rộng công nghệ mới vào lĩnh vực an ninh, quân sự và hàng tiêu dùng.

Trong thời đại công nghệ thay đổi nhanh chóng, thế giới có thể chia thành hai hệ tư tưởng khác biệt: đổi mới độc tài và đổi mới dân chủ. Đối với các nước độc tài như Trung Quốc và Nga là những ví dụ rõ ràng nhất, họ đầu tư lớn vào các trong công nghệ sinh học, nhân bản và chỉnh sửa gen, giám sát y tế, truyền thông xã hội, công nghệ nhúng, hệ thống giám sát công dân và nhiều lĩnh vực khác.

Đáng ngại là, những lo ngại hiện tại về thông tin sai lệch có chủ ý của nhà nước, chủ nghĩa tư bản giám sát và việc giám sát công dân có thể là bước mở đầu cho cuộc đổi mới sáng tạo mang tính toàn cầu trong lĩnh vực này.

Trong tương lai, nền kinh tế sẽ thuộc về các quốc gia có công nghệ tiên tiến nhất và nền văn hóa đổi mới sáng tạo, sự cân bằng có thể nghiêng về các quốc gia dân chủ, nơi tự do vốn sẵn có và tự do trí tuệ tạo ra một lợi thế lớn. Đối với các quốc gia độc tài, nơi lo ngại về tự do cá nhân, quốc hữu hoá và việc hạn chế quyền sở hữu và trí tuệ đóng vai trò ít hơn nhiều.

Để tương thích với sự phát triển trong thế giới của đổi mới sáng tạo độc tài, các quốc gia dân chủ sẽ phải suy nghĩ lại về cách tiếp cận của họ đối với chuyển đổi khoa học và công nghệ.

Tác giả: Ken Coates là thành viên cấp cao tại Viện Macdonald-Laurier và chủ tịch nghiên cứu Canada về đổi mới sáng tạo khu vực tại Đại học Saskatchewan.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Nguyễn Can

Theo The Epoch Times Singapore

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

Chủ nghĩa độc tài và tương lai các công nghệ nền tảng của thế giới