Cơ quan chống độc quyền Hàn Quốc phạt Google 177 triệu USD

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo Apple Insider, cơ quan chống độc quyền của Hàn Quốc, Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc (KFTC), phạt Google khoảng 207 tỷ Won Hàn Quốc (177 triệu USD) vì công ty đã lạm dụng quyền lực khi giữ vị trí thống lĩnh thị trường hệ điều hành Android. 

Theo báo cáo của Bloomberg, KFTC cho biết thỏa thuận chống phân mảnh (AFA) của Google với các nhà sản xuất như Samsung và LG đã hạn chế các nhà sản xuất trang bị cho thiết bị cầm tay của họ các phiên bản tùy chỉnh của hệ điều hành Android.

Các hạn chế của Google

Các hạn chế phân mảnh đặt ra bởi Google, công ty sở hữu hệ điều hành của hơn 80% điện thoại thông minh trên thế giới, đã chặn các phiên bản đã sửa đổi của hệ điều hành Android hay còn gọi là “Android fork”. Các hạn chế cũng được áp dụng đối với các nhà phát triển và các nhà sản xuất điện thoại khác, chẳng hạn như chặn quyền truy cập vào các ứng dụng của Google.

Một trường hợp bị tác động của hạn chế của Google là vụ một chiếc đồng hồ thông minh với hệ điều hành tùy chỉnh đã được Samsung Electronics ra mắt vào năm 2013, nhưng công ty Hàn Quốc đã phải chuyển sang hệ điều hành khác sau khi bị cáo buộc vi phạm AFA của Google.

Ngoài việc đưa ra khoản tiền phạt, KFTC cũng cấm Google và Apple ép buộc các nhà sản xuất ký thỏa thuận AFA và yêu cầu sửa đổi các thỏa thuận hiện có.

Thông qua các biện pháp mới của mình, KFTC thúc đẩy cạnh tranh bằng cách cho phép các công ty sản xuất và sử dụng Android fork mà không vấp phải các hạn chế của Google.

Chủ tịch KFTC, Joh Sung-wook cho biết, “Hành động của Ủy ban Thương mại Công bằng không chỉ giới hạn ở thiết bị di động, mà các biện pháp khắc phục bao gồm cả các lĩnh vực liên quan đến thiết bị thông minh mới nổi như đồng hồ thông minh và TV thông minh. Do đó, chúng tôi kỳ vọng rằng những cải tiến mới sẽ xuất hiện khi một số áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực này được kích hoạt”.

Một luật mới

Hàn Quốc gần đây cũng đã thông qua luật cấm các nhà khai thác cửa hàng ứng dụng buộc các nhà phát triển sử dụng hệ thống thanh toán của họ, ngăn họ tính phí hoa hồng lên đến 30% khi mua hàng trong ứng dụng.

Luật cũng yêu cầu nhà điều hành thị trường "ngăn chặn thiệt hại cho người dùng và bảo vệ quyền và lợi ích của người dùng".

Nếu các công ty không cho phép các nhà phát triển sử dụng bộ xử lý thanh toán của bên thứ ba, bạn có thể bị phạt tới 3% doanh thu.

Kang Ki-hwan từ Hiệp hội Doanh nghiệp Internet Di động Hàn Quốc nói với AFP: “Luật này chắc chắn sẽ tạo tiền lệ cho các quốc gia khác, cũng như các nhà phát triển ứng dụng và người sáng tạo nội dung trên toàn thế giới” .

Tương tự, Ủy ban châu Âu đã phạt Google khoảng 5 tỷ USD vì buộc các nhà sản xuất sử dụng các ứng dụng tìm kiếm và trình duyệt của Google, đồng thời đưa ra thời hạn 90 ngày để công ty khắc phục sự cố.

Sự lạm dụng quyền lực của Google cũng bị chỉ trích rộng rãi bởi các nghệ sĩ và người sáng tạo nội dung Hàn Quốc, bao gồm các nhà văn viễn tưởng và nghệ sĩ webtoon.

Nghệ sĩ webtoon Seo Bum-gang nói với AFP: "Nếu không có luật này, môi trường làm việc của chúng tôi - nơi những người sáng tạo được đảm bảo nhận đầy đủ phần thưởng cho những nỗ lực của họ - sẽ bị phá hủy”.

Cô nói tiếp: “Chúng tôi cần luật này để bảo vệ sự đa dạng của ngành công nghiệp của chúng tôi, nơi các nghệ sĩ và người sáng tạo thuộc mọi nền tảng kinh tế có thể chia sẻ nội dung của họ mà không phải lo lắng về phí hoa hồng”.

Theo người phát ngôn của Google, công ty dự định sẽ kháng cáo quyết định của KFTC vì quyết định đã "bỏ qua lợi ích" của sự đổi mới và trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng và nhà phát triển Hàn Quốc. Cửa hàng Play của Google đã kiếm được gần 6 nghìn tỷ Won (5,2 tỷ USD) doanh thu vào năm 2019.

Văn Thiện

Theo Vision Times

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

Cơ quan chống độc quyền Hàn Quốc phạt Google 177 triệu USD