Côn trùng 250.000 năm tuổi thách thức Thuyết tiến hóa

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nghiên cứu về loài châu chấu Úc cổ đại vẫn tồn tại đến ngày nay, mang đến những hiểu biết mới về thế giới động vật. Bổ sung thêm một điểm sơ hở lớn của Thuyết tiến hóa.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Melbourne đã phát hiện rằng loài châu chấu Warramaba virgo (W. virgo), sử dụng phương pháp sinh sản đơn tính. Đây là hình thức sinh sản của những con cái của một loài có thể phát triển trứng thành phôi mà không cần thụ tinh, cũng thành công như những họ hàng sinh sản hữu tính của nó.

Tác giả chính của bài báo nghiên cứu, Giáo sư Michael Kearney cho biết trong một thông cáo báo chí của trường đại học Melbourne rằng những phát hiện của nghiên cứu rất quan trọng vì chúng thách thức sự hiểu biết hiện tại của chúng ta về thuyết tiến hóa. Thuyết tiến hóa cho rằng sinh sản hữu tính có ưu điểm hơn sinh sản đơn tính.

Sinh sản đơn tính phát triển loài bình thường như hữu tính

“Hầu hết các loài sinh vật trên Trái đất đều có hai giới tính nam và nữ, các gen được hòa trộn khi chúng sinh sản. Phương pháp sinh sản này được cho là để tăng tính đa dạng di truyền và thành công về mặt sinh thái của một loài”, Kearney nói.

“Theo thuyết tiến hóa hiện tại, các loài di truyền sinh sản đơn tính là loài sống ký sinh và mang nhiều đột biến xấu. Nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy bất cứ yếu tố bất lợi nào đối với loài châu chấu W. virgo, so với các loài châu chấu sinh sản hữu tính khác”.

“Trên thực tế, châu chấu W. virgo thậm chí đã phát triển rất nhanh từ phía Tây sang phía Đông của Úc, không giống như các họ hàng sinh sản hữu tính của chúng”.

Đồng tác giả của bài báo, Giáo sư Ary Hoffmann cũng lưu ý rằng việc sinh sản thông qua tương tác giữa giống đực và giống cái có thể có những bất lợi nhất định.

“Việc tìm kiếm một người bạn đời cần nhiều thời gian và năng lượng và đi kèm với việc tăng nguy cơ bị săn mồi. Nếu chúng ta có thể loại bỏ con đực mà các con cái vẫn sinh sản bình thường và giống loài vẫn phát triển mạnh, thì tại sao chúng ta lại bận tâm đến việc mạo hiểm đi tìm bạn đời để giao phối sinh sản?", Hoffman nói.

Một số loài sinh sản đơn tính xuất hiện ở Úc từ thời cổ đại đến nay, bằng chứng cho điểm sơ hở lớn của Thuyết tiến hóa.
Một số loài sinh sản đơn tính xuất hiện ở Úc từ thời cổ đại đến nay, bằng chứng cho điểm sơ hở lớn của Thuyết tiến hóa. (Ảnh: Global Grasshoppe)

Theo Thuyết Tiến hóa: Sinh sản đơn tính sẽ dẫn tới sự tuyệt chủng loài

Châu chấu W. virgo là một loài châu chấu xanh hình 'que diêm' — một họ phụ không cánh của châu chấu — có nguồn gốc bản địa và bị hạn chế ở trong Úc. Họ châu chấu này có khoảng 250 loài và được đặt tên theo hình dáng bên ngoài của chúng giống như hình que diêm.

Kearney cho biết trong một email gửi The Epoch Times rằng, theo thuyết tiến hóa hiện nay, thì sự sinh sản của loài châu chấu này nếu thành công, được cho là sẽ phát sinh các đột biến xấu và có xu hướng sống ký sinh, vì chúng không có khả năng hòa trộn gen thông qua sinh sản đực và cái. Không có khả năng hòa trộn các gen có nghĩa là quá trình tiến hóa của loài này khiến nó không thể theo kịp sự thay đổi của môi trường sống.

“Ký sinh trùng và bệnh tật có thể phát triển nhanh chóng. Thuyết tiến hóa cho rằng lợi thế của việc sinh sản hữu tính là cho phép các loài nhanh chóng phát triển khả năng phòng thủ mới chống lại các biến đổi của môi trường”.

Kearney nói rằng, một vấn đề khác với việc sinh sản đơn tính là các đột biến liên tục gia tăng giữa các thế hệ và có thể gây ra sự tuyệt chủng của loài đó.

Ông nói: “Các loài sinh sản hữu tính có thể kết hợp hai đột biến xấu khác nhau trong một cá thể và khi cá thể đó chết, các đột biến đó sẽ bị mất khỏi nguồn gen.

“Các loài di truyền đơn tính không thể làm điều này, nên chúng tạo ra một lượng đột biến xấu nhanh hơn. Về lâu dài, chúng ta vẫn nghĩ rằng, vấn đề này sẽ trở thành vấn đề ngày càng lớn đối với một loài sinh vật đơn tính".

Ông tiếp tục: “Nhưng ở loài châu chấu mà chúng tôi nghiên cứu, vẫn chưa có bằng chứng cho điều này xảy ra, mặc dù chúng tôi ước tính tuổi của chúng là 250.000 năm.

Một loài chim booby chân xanh chuẩn bị cho mùa giao phối, hình thức sinh sản hữu tính.
Một loài chim booby chân xanh chuẩn bị cho mùa giao phối, hình thức sinh sản hữu tính. (Ảnh: Colossus Productions / nWave Pictures)

Lịch sử xuất hiện loài châu chấu Warramaba virgo

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hơn 1500 dấu hiệu di truyền của W. virgo để đánh giá sự đa dạng di truyền của loài và không tìm thấy sự bất thường nào so với các họ hàng sinh sản hữu tính của chúng.

Ông nói: “Loài này sinh sản và phát triển loài chỉ từ một cá thể rất thành công”.

Một bài báo của Kearney và Hoffman cho biết từ số lượng và bản chất của các đột biến tự nhiên được tích lũy trong châu chấu, nhóm nghiên cứu ước tính rằng việc sinh sản này đã được thực hiện từ khoảng 250.000 năm trước. Sự thiếu hụt các đột biến gen trong loài W. virgo chỉ ra rằng, loài này được sản sinh ra thông qua một trường hợp đơn lẻ là sinh sản giữa các loài châu chấu W. whitei và châu chấu W. flavolineata.

Nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu loài này trong 18 năm, nhưng các nghiên cứu về loài châu chấu này đã được tiến hành từ năm 1962, khi con trai của nhà sinh vật học và di truyền học, Giáo sư Michael White, phát hiện ra nó. Con trai của White, Nicholas, đã tìm thấy con châu chấu gần thị trấn Hillston của New South Wales, và lưu ý với cha rằng anh không thể tìm thấy bất kỳ con đực nào.

White xác nhận rằng loài này là loài sinh sản đơn tính và xác định rằng có sự hiện diện của loài này ở Tây Úc, cách Hillston 2000 km.

Loài này sinh sống ở các vùng phía nam của vùng khô hạn của Úc, ăn các loại cây bản địa như cây dâu tằm cũng như các loại cây bụi và bụi rậm khác vào mùa hè.

Vùng Kimberley xa xôi của Tây Bắc Úc, nơi sinh sống chủ yếu của loài châu chấu W. virgo sinh sản đơn tính.
Vùng Kimberley xa xôi của Tây Bắc Úc, nơi sinh sống chủ yếu của loài châu chấu W. virgo sinh sản đơn tính. (Ảnh: Wal Reinhart)

Tại sao sinh sản hữu tính lại phổ biến

Mặc dù có một số loài sinh sản thông qua hình thức sinh sản đơn tính ở Úc, nhưng nói chung, các loài sinh sản đơn tính là cực kỳ hiếm.

Kearney cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho rằng sự hiếm có này rất có thể là do những yếu tố về nguồn gốc chứ không phải do sự tuyệt chủng nhanh chóng của loài”.

Các nhà nghiên cứu đã cố gắng tái tạo W. virgo bằng cách lai tạo W. whitei và W. flavolineata với nhau, nhưng các loài lai tạo ra không phát triển quá trình sinh sản đơn tính.

Kearney và Hoffman nói rằng sự sinh sản đơn tính nói chung có thể là một hiện tượng cực kỳ hiếm gặp, bởi vì trạng thái lưỡng tính làm rối loạn các quá trình phát triển bình thường của trứng.

Sinh sản hữu tính rất khó xảy ra ở loài người

Quá trình sinh sản đơn tính là điều rất khó có thể xảy ra đối với con người.
Quá trình sinh sản đơn tính là điều rất khó có thể xảy ra đối với con người. (Ảnh: Jacob Lund / Shutterstock)

Bất chấp câu chuyện sinh sản của loài châu chấu nói trên, những người đàn ông không việc gì phải lo lắng cả; sinh sản đơn tính là điều rất khó có thể xảy ra với giống người có nguồn gốc từ homo sapien.

Kearney nói rằng động vật có vú ít có khả năng sinh sản đơn tính hơn côn trùng bởi vì chúng có một thứ gọi là "dấu ấn bộ gen". Ông nói rằng dấu ấn bộ gen là nơi một số gen nhất định không khởi lên được trừ khi chúng ở trong môi trường của giống cái và các gen khác trừ khi chúng ở trong môi trường đực, cũng không thể khởi lên được.

Kearney nói: “Vì vậy, một phôi thai không thể phát triển bằng cách sinh sản từ một quả trứng hoặc hai quả trứng hợp nhất bởi vì không phải tất cả các gen cần thiết để phát triển thành công đã được bật lên.

"Nó hoạt động như một "sự bảo vệ" không để xảy ra tình trạng sinh sản đơn tính, mặc dù không rõ tại sao in dấu bộ gen lại phát triển".

Hơn nữa, Kearney và Hoffman nói rằng bất kỳ nghiên cứu nào trong tương lai về sinh sản hữu tính, nên khám phá những bảo vệ không để mất đi biện pháp sinh sản này, còn hơn là hoàn toàn là chỉ nghiên cứu về lợi thế của nó.

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra hàng loạt những sơ hở của Thuyết tiến hóa, đã đến lúc cần có những nghiên cứu sâu rộng và cẩn trọng hơn về nguồn gốc loài người. Kết quả của nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Science.

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Côn trùng 250.000 năm tuổi thách thức Thuyết tiến hóa