Công dân Úc trên tàu Diamond Princess cần phải tiếp tục thực hiện đợt cách ly thứ hai. Tại sao?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hôm nay, khoảng 180 hành khách Úc từ tàu du lịch Diamond Princess phải tiếp tục thực hiện một đợt cách ly mới, câu hỏi về cách tốt nhất để kiểm soát sự lây lan của coronavirus mới là gì đã được đặt ra cho các cơ quan chức năng.

Hành khách Úc được di tản do dịch bệnh coronavirus lây lan trên tàu du lịch Diamond Princess đang trên hành trình đến khu cách ly Darwin/Sky News Australia

Các hành khách này đã trải qua 14 ngày cách ly trên tàu, đã cập cảng tại Nhật Bản, và giờ phải đối mặt với 14 ngày nữa tại cơ sở kiểm dịch Howard Springs gần Darwin.

Di Stephens, giám đốc y tế Khu vực phía Bắc, nói với ABC hôm nay:

Những người này cần phải đi cách ly vì chúng tôi không hoàn toàn tin rằng các quy trình cách ly trên tàu đó có hiệu quả 100%.

Ngược lại, Bộ Y tế Nhật Bản đang cho phép hàng trăm người rời khỏi tàu mà không bị cách ly thêm.

Vậy tại sao phía Úc áp đặt thời gian cách ly thứ hai cho các công dân của họ? Những điều kiện cách ly nào ở trên tàu chưa đáp ứng yêu cầu để Úc quyết định áp đặt cách ly đợt hai?

Cách ly y tế là gì?

Các cuộc cách ly y tế đã được thực hiện trên khắp thế giới như là một phần của phản ứng bảo vệ sức khỏe cộng đồng toàn cầu đối với COVID-19 - căn bệnh gây ra bởi một loại coronavirus mới, hiện có tên là SARS-CoV-2.

Các cuộc cách ly này chính là để hạn chế sự lây lan của virus trong và giữa các quốc gia.

Các biện pháp cách ly chính thức được thiết kế để hạn chế sự tiếp xúc giữa những người bị nhiễm (hoặc có khả năng bị nhiễm) với xã hội, được gọi là ‘’cách ly xã hội’’. Chúng đã được sử dụng để kiểm soát các bệnh truyền nhiễm trong ít nhất 2.500 năm qua.

Ngày nay, thuật ngữ cách ly y tế đề cập đến sự tách biệt hoặc hạn chế di chuyển của những người không bị bệnh nhưng được cho là đã có tiếp xúc với một bệnh truyền nhiễm.

Điều này khác với sự cô lập, là thuật ngữ được sử dụng để phân tách hoặc hạn chế di chuyển của những người bị bệnh, do đó giảm thiểu việc truyền nhiễm bệnh.

Thời gian cách ly cần thiết là bao lâu?

Thời gian cách ly được xác định bởi các đặc điểm nhất định của tác nhân truyền nhiễm, đáng chú ý nhất là thời gian ủ bệnh. Đây là khoảng thời gian giữa khi tiếp xúc với bệnh đến khi các triệu chứng xuất hiện.

Đối với COVID-19, thời gian ủ bệnh trung bình được cho là khoảng 6 ngày và có thể dao động từ 2 đến 11 ngày.

Trong khi một báo cáo sơ bộ đã đề xuất thời gian ủ bệnh dài hơn lên đến 24 ngày, điều này được coi là không thích hợp.

Những người đã tiếp xúc gần với ai đó được xác nhận là có mắc bệnh COVID-19 được coi là đã tiếp xúc với virus. Để phòng ngừa, những người này cần được đưa vào diện phải cách ly y tế, về cơ bản là để họ vượt ra khỏi thời kỳ ủ bệnh.

Thời gian cách ly 14 ngày hiện đang được sử dụng ở Úc và các nơi khác đối với COVID-19 có tính đến thời gian ủ bệnh tối đa cho bệnh này, cộng thêm một vài ngày để phòng ngừa hợp lý.

Coronavirus: Người Anh trên tàu du lịch ở Nhật Bản phải đối mặt với việc cách ly thêm 14 ngày tại Wirral/Sky News Australia

Trong thời gian cách ly, mọi người sẽ phát triển bệnh và xuất hiện các triệu chứng hoặc họ sẽ vẫn khỏe. Về lý thuyết, nếu một người vẫn khỏe sau thời gian cách ly, họ được coi là không bị nhiễm bệnh và không cần tiếp tục cách ly.

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến thời gian một người cần phải được cách ly là thời gian lây nhiễm. Đó là thời kỳ mà sự lây nhiễm có thể được truyền từ người này sang người khác.

Nếu thời kỳ lây nhiễm bắt đầu trước khi xuất hiện các triệu chứng (từ các cá nhân không có triệu chứng hoặc ít có triệu chứng), virus có thể được âm thầm truyền nhiễm. Điều này về cơ bản có thể làm phức tạp việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh.

Khi một loại virus mới xuất hiện - như với SARS-CoV-2 - thời kỳ lây nhiễm chủ yếu chưa được xác định. Mặc dù tỷ lệ các trường hợp COVID-19 không triệu chứng hoặc không có triệu chứng tối thiểu là không rõ ràng, nhưng ngày càng rõ ràng mọi người có thể bị nhiễm bệnh mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, cần có thêm bằng chứng để xem liệu những người này có thể lây nhiễm cho người khác hay không.

Khi nào là tốt nhất để kéo dài thời gian cách ly?

Cách ly là biện pháp kiểm soát truyền nhiễm tốt nhất để ngăn chặn sự lây truyền diễn ra.

Nó cũng rất cần thiết để đánh giá dữ liệu thời gian thực của các trường hợp mới được phát hiện, cho chúng ta biết các biện pháp cách ly đã được thực hiện hiệu quả như thế nào.

Trong một số trường hợp, có thể cần phải kéo dài thời gian cách ly, như trường hợp các công dân Úc trên tàu du lịch Diamond Princess.

Vậy, chuyện gì đã xảy ra trên tàu Diamond Princess?

Dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cung cấp cho chúng tai manh mối tại sao Úc đã quyết định áp đặt thời gian cách ly thứ hai đối với những người từ tàu Diamond Princess trở về.

Biểu đồ dưới đây cho thấy có tới bốn đợt truyền nhiễm có thể xảy ra trên tàu, bao gồm cả đợt không bị phát hiện ban đầu trước khi các biện pháp cách ly được áp dụng.

Ảnh: The Conversation, CC BY-ND

Những dữ liệu này cho thấy việc lây truyền SARS-CoV-2 đã diễn ra giữa những người trên tàu trong thời gian cách ly. Nó cũng chỉ ra các vi phạm trong kiểm soát truyền nhiễm trên tàu có thể đã góp phần vào các đợt lây nhiễm đã diễn ra, mà một chuyên gia nhấn mạnh trong video dưới đây.

Một chuyên gia nêu lên mối lo ngại về các biện pháp kiểm soát truyền nhiễm trên tàu du lịch Diamond Princess.

Bằng chứng về việc lây truyền đã diễn ra trong thời gian cách ly ủng hộ quyết định của một số quốc gia di tản công dân của họ khỏi tàu Diamond Princess, bao gồm cả Úc, để áp dụng thời gian cách ly thêm 14 ngày.

Biện pháp bổ sung này - trong khi gây ra sự thất vọng đáng kể và dễ hiểu cho những người bị ảnh hưởng - được thiết kế để hạn chế việc truyền COVID-19 ở Úc.

Quyền của cá nhân so với lợi ích công cộng

Thực hiện các biện pháp y tế công cộng, chẳng hạn như cách ly và kiểm dịch, đòi hỏi phải ra quyết định cân bằng giữa quyền của cá nhân với lợi ích cho công cộng.

Khi công tác kiểm dịch và cách ly được thiết kế và thực hiện một cách thích hợp, ngay cả khi việc cách ly không được tuân thủ tuyệt đối, nó vẫn có thể có hiệu quả trong việc giảm khả năng bùng phát quy mô lớn.

Với SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng), những chiến lược này được cho là một phần quan trọng trong việc kiểm soát dịch, mặc dù chúng rất tốn tài nguyên và lao động.

Ánh Dương

Theo The Conversation



BÀI CHỌN LỌC

Công dân Úc trên tàu Diamond Princess cần phải tiếp tục thực hiện đợt cách ly thứ hai. Tại sao?