Công nghệ ‘’mở ảo” giúp đọc thư niêm phong không cần mở

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, sự phát triển của công nghệ đã giúp các nhà khoa học có thể đọc được các tài liệu như các phong thư còn niêm phong kín cách đây hàng trăm năm, hay thậm chí các cuộn giấy từ thời cổ đại mà không cần mở. 

Các tài liệu thời cổ đại, vì lưu trữ qua một thời gian quá dài, nên nếu mở theo cách thông thường, có thể khiến tài liệu bị rách hay hư hại, khiến không thể đọc rõ nội dung bên trong. Các nhà khoa học vừa ứng dụng công nghệ ‘mở ảo’ đọc thành công một bức thư vẫn còn gấp kín 300 năm tuổi mà không cần mở. Các nhà khoa học gọi đó là “công nghệ mở ảo”. "Mở ảo" cho phép các nhà nghiên cứu đọc được nội dung các bức thư cổ được gấp lại phức tạp nhằm bảo mật, mà không làm hỏng chúng.

Trong một bức thư đề ngày 31 tháng 7 năm 1967, Jacques Sennacques yêu cầu anh họ Pierre Le Pers, một thương gia người Pháp ở Hague, gửi cho một bản sao giấy báo tử có chứng thực. Tuy đây không phải là một bức thư thuộc loại tối mật, nhưng vì lý do nào đó, sau 300 năm, bức thư vẫn bị niêm phong, chưa được mở ra, để biết nội dung cụ thể.

Giờ đây, một công nghệ mới phát triển, cho phép các nhà nghiên cứu có thể đọc được nội dung bên trong mà hầu như không làm hỏng những tài liệu lịch sử đã bị gấp lại phức tạp nhằm mục đích bảo mật. Kỹ thuật mới này có thể hứa hẹn về việc mở ảo các thư từ niêm phong, có những nội dung giá trị vượt thời gian và không gian.

Bức thư của Sennacques bị đóng lại bằng một quy trình gọi là "khóa chữ". Đó là một kỹ thuật gấp phức tạp được sử dụng trên toàn cầu để bảo mật bưu gửi trước khi phát minh ra phong bì. Nó giống như một dạng mã hóa cổ đại. Những lá thư được niêm phong theo cách này không thể bị mở ra mà không có những vết rách nhỏ hay xước. Chính những dấu vết này sẽ cho thấy thư đã bị đọc trộm hay chưa trước khi đến tay người nhận.

Jana Dambrogio, Giám đốc tại thư viện MIT và là một trong những tác giả của một bài báo về kỹ thuật mở thư ảo xuất bản trên tạp chí Nature Communications, cho biết: “Khóa chữ là một hoạt động phổ biến trong nhiều thế kỷ ở nhiều nền văn hóa, biên giới và tầng lớp xã hội”.

Công nghệ mở ảo

Khóa chữ đóng một vai trò không thể thiếu trong việc đảm bảo tính bảo mật của thông tin liên lạc vật lý trước thời đại mật mã kỹ thuật số hiện đại. Một số ví dụ về khóa chữ sớm nhất có thể được tìm thấy trong Kho lưu trữ Bí mật của Vatican có từ năm 1494. Các nhà nghiên cứu có thể xé mở thư, nhưng họ muốn bảo tồn tất cả các nếp gấp của nó, bởi bản thân các nếp gấp này cũng là bằng chứng về các hoạt động liên lạc.

Dambrogio cho biết: “Nghiên cứu này giúp chúng ta đến ngay trọng tâm của vấn đề”.

Để mở khóa thư, một nhóm các nhà nghiên cứu liên ngành từ MIT và King's College London đã chuyển sang sử dụng các máy X-quang tiên tiến được thiết kế cho nha khoa để tạo ra các bản quét 3D có độ phân giải cao cho thấy chính xác cấu hình tờ giấy. Một thuật toán tự động được phát triển bởi một cựu sinh viên và một sinh viên MIT hiện tại sẽ tạo ra những hình ảnh dễ đọc về nội dung của bức thư và các mẫu nếp gấp phức tạp.

Nhóm nghiên cứu cho biết: “Mở ảo là một quá trình tính toán, phân tích bản quét CT của các lá thư được gấp lại, tạo ra một hình ảnh phẳng về nội dung của chúng. Chúng tôi tạo ra một tái bản 3D của chữ cái đã gấp, một tái bản 2D tương ứng thể hiện trạng thái phẳng của lá thư, và hình phẳng của cả bề mặt cũng như từng nếp gấp của gói chữ cái”.

Hình ảnh 2D được tô màu của bản tái tạo phẳng và cùng một bản đồ màu được áp dụng cho ba phần đã cắt của trạng thái gấp 3D chứng minh rằng các đỉnh lân cận trong 3D có thể rất xa nhau trong 2D, nếu chúng thuộc các lớp khác nhau của chất nền viết.
Hình ảnh 2D được tô màu của bản tái tạo phẳng và cùng một bản đồ màu được áp dụng cho ba phần đã cắt của trạng thái gấp 3D chứng minh rằng các đỉnh lân cận trong 3D có thể rất xa nhau trong 2D, nếu chúng thuộc các lớp khác nhau của chất nền viết. (Ảnh: nature communication)

Các thuật toán đã được áp dụng thành công để quét các cuộn giấy, sách và tài liệu bị gấp làm đôi hoặc ba. Nhưng sự phức tạp của các tài liệu bị khóa đặt ra thách thức cho từng trường hợp riêng biệt.

Ví dụ như một bức thư trong bộ sưu tập Brienne, một chiếc hòm gỗ của giám đốc bưu điện châu Âu có chứa 3.148 món đồ, trong đó có 577 bức thư chưa bao giờ được mở. Nhóm nghiên cứu đã áp dụng công nghệ mở ảo đối với một số bức thư, và tin rằng công nghệ này có thể áp dụng cho nhiều bức thư chưa mở khác.

Hoặc như hàng trăm vật phẩm chưa mở trong số 160 ngàn bức thư chưa gửi trong Prize Papers - một kho lưu trữ tài liệu được người Anh tịch thu từ tàu địch vào giữa thế kỷ 17 và 19.

Nếu có thể áp dụng công nghệ mở ảo trên những bức thư này, thì các dữ liệu về kỹ thuật khóa chữ hiếm có có thể được lưu giữ. Trước khi có được phân tích tính toán của các nhà nghiên cứu, người ta mới chỉ biết được tên của người nhận dự định được viết bên ngoài bức thư bị khóa.

Amanda Ghassaei, người tham gia viết code cho công nghệ mở ảo cho biết: Khi chúng tôi nhận lại bản quét đầu tiên của các gói thư, chúng tôi đã bị thu hút ngay lập tức. Các chữ cái được niêm phong là những đối tượng rất hấp dẫn, và những ví dụ này đặc biệt lý thú vì người ta đã phải mất công niêm phong bảo mật chúng”.

Đã đến lúc lịch sử được hé mở!

Lê Na

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

Công nghệ ‘’mở ảo” giúp đọc thư niêm phong không cần mở