Công nghệ tiên tiến bất ngờ của nền Văn minh Baghdad cổ đại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Oopart (out of place artifact) là thuật ngữ dùng để chỉ các vật thể thời tiền sử có trình độ kỹ thuật vượt xa thời đại tạo ra chúng được phát hiện ở khắp nơi trên thế giới. Các nhà khoa học vẫn đang tranh luận sôi nổi để giải thích cho hiện tượng này. Tuy nhiên có một sự thật rằng đã từng tồn tại những nền văn minh có trình độ khoa học kỹ thuật không thua kém so với nền văn minh hiện nay.

Chiếc pin của nền văn minh Baghdad

Năm 1938, từ tàn tích của một thành phố Parthia có vị trí tại ngoại ô thành phố Baghdad, Irag, nhà khảo cổ người Đức Wilhelm Konig đã tìm thấy những đồ vật tạo tác gọi là pin Baghdad. Đó là những chiếc pin bằng gốm cao 15cm và có đường kính khoảng 7.5cm, niên đại năm 224 trước Công nguyên. Một số khác được phát hiện trong đống đổ nát tại Khujut Rabu, gần Baghdad và 10 cái khác nữa ở Ctésiphon. Điều này cho thấy, công nghệ tạo ra điện năng đã có từ hàng nghìn năm trước.

Nhiều người hoài nghi thường tìm cách giải thích sự xuất hiện của các đồ vật oopart là do hiện tượng tự nhiên. Tuy vậy, pin Baghdad rõ ràng là đồ vật do con người tạo ra và có khả năng sản sinh ra điện.

"Các viên pin Baghdad này đã thu hút sự quan tâm giống như một món đồ cổ hiếm có. Đây là lần duy nhất tìm thấy những vật thể tạo tác cổ đại kiểu này. Theo như chúng tôi biết, không còn ai khác tìm thấy những thứ như vậy. Đây là hiện vật kỳ lạ, là điều bí ẩn của cuộc sống", BBC dẫn lời Paul Craddock, chuyên gia lĩnh vực luyện kim tại Bảo tàng Anh, cho hay.

Pin Baghdad có cấu tạo khá đơn giản với lớp vỏ ngoài làm bằng đất sét nung, nắp pin làm từ nhựa đường. Một thanh sắt gắn xuyên qua nắp bình, nằm trong một ống xi-lanh đồng có kích thước 13×4 cm. Cạnh của xi-lanh đồng này được hàn bằng một hợp kim thiếc-chì có tỉ lệ 40-60, một tỷ lệ hoàn toàn tương thích với mối hàn ngày nay. Phần đáy của xi-lanh được phủ bởi một đĩa đồng lồi và được hàn lại bằng nhựa bitum hay nhựa đường, Sau đó, bình được đổ đầy dấm, rượu vang hoặc hoặc một số chất có tính axit khác. Chúng đóng vai trò là dung dịch điện phân, giúp pin tạo ra điện.

pin Baghdad cổ này có thể được sử dụng để mạ vàng
Một số nhà khoa học cho rằng pin Baghdad cổ này có thể được sử dụng để mạ vàng.

Trường cao đẳng Smith ở Masachusetts (Mỹ) đã tái tạo thiết bị nói trên. Một bài viết đăng trên trang web của trường cho biết: "Không có tài liệu nào mô tả công dụng chính xác của chiếc bình, nhưng theo phỏng đoán tốt nhất thì nó là một loại pin. Các nhà khoa học tin rằng, những bình pin được dùng để mạ điện các đồ vật, bằng cách phủ một lớp kim loại (vàng) lên bề mặt lớp kim loại khác (bạc hoặc đồng), một phương pháp vẫn tồn tại ở Iraq ngày nay".

 tài tạo lại chiếc pin từ thời cổ đại Baghdad.
Trường cao đẳng Smith tài tạo lại chiếc pin từ thời cổ đại Baghdad. (Ảnh: Smith)

Ngoài ra, tiến sĩ Konig cũng tìm thấy các bình đồng mạ bạc tại bảo tàng Baghdad, đó là những cổ vật được khai quật từ các khu vực di tích văn minh Summer, phía nam Iraq, có niên đại ít nhất là 2.500 năm trước CN. Nhiều chiếc bình được trang trí nổi, hoặc tráng mạ trên bề mặt, là đặc trưng của kỹ thuật mạ bạc trên bề mặt đồ vật bằng đồng.

Dường như việc sử dụng các quả pin như vậy cũng đã được thực hiện ở Ai Cập cổ, nơi một số đồ vật mạ kim loại quý được tìm thấy ở các vùng khác nhau. Nhiều phát hiện dị thường từ các khu vực khác nhau đã cho thấy rằng việc sử dụng điện thời cổ đại đã được thực hiện trên một quy mô rộng lớn hơn.

Tuy nhiên, quy trình điện phân này mới chỉ được cấp bằng sáng chế vào giữa thế kỷ XX, vậy làm sao nó đã được ứng dụng thời cổ đại? Phải chăng đã từng tồn tại những nền văn minh với công nghệ tiên tiến trước nền văn minh của chúng ta?

Thấu kính quang học từ nền văn minh Baghdad

Nhưng tại thành phố Parthia này, các nhà khoa học còn phát hiện những điều đáng kinh ngạc hơn nữa. Tại cùng địa điểm nơi cục pin cổ đại được tìm thấy, một thấu kính quang học bóng loáng đã được khai quật. Nó có bề rộng đường kính cỡ hai ngón tay và rất trong. Các cuộc kiểm tra đã xác định nó là một thấu kính được đánh bóng. Qua thời gian, các phần gắn liền với chiếc thấu kính đã bị mất, và chỉ còn lại thấu kính, hơi bị nứt. Chiếc thấu kính cổ nhất được biết đến này hiện nay đang ở trong Bảo tàng Anh.

Những người Baghdad cổ đại đã làm chiếc thấu kính này có kiến thức tạo hình thủy tinh và đánh bóng như các nghệ sĩ và khoa học gia ngày hôm nay. Họ đã có thể làm chảy vật liệu thủy tinh, cho ra hình dạng mong muốn sau khi xử lý, và đánh bóng sản phẩm hoàn thiện tới một độ trong rất cao.

Thấu kính cổ Baghdad
Thấu kính cổ 2.000 năm tuổi của nền văn minh Baghdad này đã được làm rất tốt, mặc dù hiện tại có một vài vết rạn. (Ảnh: Bảo tàng Anh)
Một nhân viên bảo tàng cầm chiếc thấu kính cổ đại Baghdad trong tay. Ngón giữa của ông có thể thấy rõ ở mặt sau thấu kính,
Một nhân viên bảo tàng cầm chiếc thấu kính cổ đại Baghdad trong tay. Ngón giữa của ông có thể thấy rõ ở mặt sau thấu kính, cho thấy độ trong rất cao của nó. (Ảnh: Bảo tàng Anh)

Nếu họ không biết làm sao để đánh bóng thủy tinh, thì tại sao họ lại làm được một chiếc thấu kính trong như vậy? Nhà văn Erich Von Daniken cho biết: “Tôi tin rằng có một xã hội văn minh cao thời cổ đại mà vẫn chưa được biết tới.”

Trong sách giáo khoa, chúng ta được dạy rằng kỹ thuật đánh bóng thấu kính cổ nhất xuất hiện vào thế kỷ 16 tại Châu Âu. Tuy nhiên, chiếc thấu kính này lại là di chỉ cổ đại với 2.200 năm tuổi.

Những công nghệ cổ xưa này đã chứng minh điều ngược lại với quan niệm của rất nhiều người cho rằng tổ tiên của chúng ta không có đủ kiến thức về khoa học công nghệ như con người chúng ta hiện nay. Phải chăng những công nghệ này không phải do con người nguyên thủy xây dựng mà là do những nghệ nhân của một nền văn minh cổ đại có trước nền văn mình kỳ này của chúng ta tạo ra?

Ánh Dương

Tổng hợp



BÀI CHỌN LỌC

Công nghệ tiên tiến bất ngờ của nền Văn minh Baghdad cổ đại