Cực từ phía Bắc của Trái đất đang di chuyển tới Siberia, cuối cùng chúng ta cũng biết vì sao

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học cuối cùng cũng biết, tại sao Cực từ phía Bắc của Trái đất lại di chuyển liên tục từ Canada đến Siberia trong suốt những năm qua.

Khi nghĩ về vị trí của Cực từ phía Bắc của Trái đất, chúng ta thường cho rằng đó là điểm cực tại trung tâm trên đỉnh hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, Cực từ phía Bắc này đã thực sự di chuyển dần dần ra khỏi vị trí mà nó được ghi nhận lần đầu tiên vào những năm 1830.

Kể từ năm 1830, nó đã di chuyển khoảng 2.250km qua các đoạn phía trên của Bắc Bán cầu từ Canada tới Siberia. Từ năm 1990 đến 2005, tốc độ di chuyển của nó đã tăng từ dưới 15km/năm lên khoảng 50-60km/năm.

Các vị trí cực bắc từ tính của Trái đất. Các cực được hiển thị là các cực nhúng, được định nghĩa là các vị trí có hướng của từ trường là thẳng đứng. Các vòng tròn màu đỏ đánh dấu các vị trí cực bắc từ trường được xác định bằng cách quan sát trực tiếp, các vòng tròn màu xanh lam đánh dấu các vị trí được mô hình hóa bằng mô hình GUFM (1590–1980) và mô hình IGRF (1980–2010) theo từng giai đoạn 2 năm. (Ảnh: Commons Wikimedia)

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Geoscience cho thấy rằng sự di chuyển của Cực từ phía Bắc là do sự chuyển động của vật chất nóng chảy bên trong lõi Trái đất. Về cơ bản, sắt nóng chảy ở lõi hành tinh là yếu tố chính để xác định vị trí từ trường của Trái đất.

Khi vị trí này thay đổi, thì vị trí của Cực từ phía Bắc cũng thay đổi theo. Các nhà khoa học cho biết rằng hướng chuyển động hiện tại của Cực từ phía Bắc là do một “đốm sáng” của dòng chảy bên trong lõi Trái đất. Họ nói rằng đốm sáng này xuất hiện đâu đó khoảng từ năm 1970 và 1999.

Chính đốm sáng này làm cho từ trường của Cực từ phía Bắc ở Canada đã trở nên dài ra, mất đi ảnh hưởng của nó đối với từ quyển của Trái đất. Điều này đã khiến vị trí của Cực từ phía Bắc dịch chuyển nhanh về phía một từ trường khác nằm bên dưới Siberia. Các nhà nghiên cứu nói rằng Cực từ phía Bắc của chúng ta được kiểm soát bởi hai mảng đốm sáng này.

Và chính hai mảng đốm sáng này đã giữ cho vị trí của Cực từ phía Bắc luôn trong tình trạng giằng co liên tục. Nhưng, vì phần Canada của trường này đã kéo dài và trở nên yếu hơn, nên vị trí của cực nhanh chóng bị kéo về phía trường ở Siberia.

Tiến sĩ Phil Livermore, tác giả chính của nghiên cứu từ trường Trái đất và môi trường tại Đại học Leeds ở Anh, giải thích: "Những gì chúng tôi phát hiện ra là vị trí của Cực từ phía Bắc được hai vùng từ trường kiểm soát: một bên dưới Canada và một bên dưới Siberia. Và chúng hoạt động như một hiệu ứng kéo co kiểm soát vị trí của cực".

Ông nói thêm: "Trong lịch sử, từ trường tại khu vực Canada đã mạnh hơn, nên cực từ phía Bắc đã tập trung tại Canada. Nhưng trong vài thập kỷ qua, khu vực Canada đã suy yếu và khu vực Siberia đã mạnh lên một chút. Điều đó giải thích tại sao cực từ phía Bắc đột nhiên tăng tốc khỏi vị trí lịch sử của nó".

Tất nhiên, điều này không làm thay đổi vị trí vật lý của Cực Bắc, nhưng nó có thể có ý nghĩa rất lớn đối với từ trường của hành tinh. Nó chịu trách nhiệm giữ cho vòng quay của Trái đất theo trật tự, cũng như bảo vệ chống lại các cơn bão điện từ từ Mặt trời. Trường này cũng quan trọng đối với các hệ thống định vị, từ la bàn khiêm tốn đến hệ thống GPS.

Ánh Dương tổng hợp

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

Cực từ phía Bắc của Trái đất đang di chuyển tới Siberia, cuối cùng chúng ta cũng biết vì sao