Curiosity chụp được Cổng vào hang và kiến trúc nhân tạo trên sao Hỏa?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào tháng 5 năm 2022, robot thám hiểm sao Hỏa Curiosity của NASA đã gửi về một bức ảnh khiến mọi người kinh ngạc. Bí mật về chiếc cổng vào hang, phi thuyền, tàn tích của thành phố cổ đại Cydonia trên sao Hỏa có thể sẽ được làm sáng tỏ trong tương lai.

Cổng vào hang trên sao Hoả

Vào tháng 5 năm 2022, robot thám hiểm sao Hỏa Curiosity của NASA đã gửi về một bức ảnh khiến mọi người kinh ngạc. Bởi vì phía xa của bức ảnh xuất hiện một cổng vào hình chữ nhật trên vách đá dựng đứng.

Tại sao trực giác đầu tiên của mọi người lại cho rằng đây là một cổng vào mà không phải là một cái gì khác? Bởi trong tự nhiên không thể tìm thấy những hình dạng thẳng và đều đặn như vậy. Vì thế đột nhiên trên sao Hỏa nhìn thấy hình tứ giác đều đặn như vậy, tất cả cư dân mạng đều đặt câu hỏi liệu đây có phải là cổng vào hang trên sao Hỏa hay không, và những người sao Hỏa đang ẩn nấp sau chiếc cổng này?

Thông điệp này bắt đầu lan truyền nhanh chóng trên Internet. Đây là ảnh chiếc Cổng vào hang trên sao Hỏa.

Chiếc cổng vào hang trên sao Hỏa.
Chiếc cổng vào hang trên sao Hỏa. (Ảnh chụp màn hình)

Đây là hình ảnh so sánh cổng sao Hỏa và cổng lăng mộ của Pharaoh Ai Cập cổ đại Ramses VII, càng nhìn càng thấy ghê sợ.

Đây là hình ảnh so sánh cổng vào hang trên sao Hỏa và cổng lăng mộ của Pharaoh Ai Cập cổ đại Ramses VII.
Đây là hình ảnh so sánh cổng vào hang trên sao Hỏa và cổng lăng mộ của Pharaoh Ai Cập cổ đại Ramses VII. (Ảnh chụp màn hình)

Thực sự có những người sao Hỏa, và họ đã để lại những di tích kiến ​​trúc và những chiếc cổng vào được làm giống với những nền văn minh cổ đại trên trái đất.

Trước phản ứng này của cư dân mạng, NASA vội vã xuất hiện nhanh chóng bác bỏ tin đồn. Họ nói rằng thứ trông giống như chiếc cổng đá lớn trên núi kia chỉ rộng 40 cm và cao 30 cm bởi vì robot thám hiểm sao Hoả quá thấp và góc quay rất rộng.

Một cách khác để bác bỏ tin đồn là lặp lại chiêu cũ, và nói rằng hiệu ứng của chiếc cổng vào này trông đặc biệt bắt mắt vì góc chụp và ánh sáng tạo thành. Ví dụ, từ góc độ của bức ảnh này, nó trông giống như trầm tích đá thông thường, hiệu ứng hình ảnh của chiếc cổng không quá nổi bật.

Ẩn ý của NASA là để mọi người không kích động, đừng nóng vội, ngay cả khi nó trông giống như một chiếc cổng vào, vậy thì sao? Nó rất nhỏ, không phải là sinh vật có kích thước như con người, rất có thể đó chỉ là sự trùng hợp của tự nhiên. Nhưng liệu lời giải thích này có thực sự đủ để xoa dịu dư luận?

Chiếc cổng vào trên sao Hoả có thể là gì?

Chiếc cổng vào này trông ngay ngắn, thẳng đều. Kích thước không phải là vấn đề mấu chốt, mấu chốt là nó hiển nhiên là có dấu vết nhân tạo. Tuy rằng kích thước nhỏ, nó có thể là cánh cửa cho chó, mèo, cũng có thể là cánh cửa dành riêng cho những con rô bốt nhỏ. Nó cũng có thể là một cái lỗ thông hơi ở căn phòng dưới lòng đất. Không ai đoán được nó dùng để làm gì, chỉ cần biết rằng, nó là do sinh vật cao cấp tạo nên thì đó cũng là một khám phá lớn.

Tất nhiên, hình dạng ngay ngắn này không thể là kiệt tác của nấm sao Hỏa hay amip. Nó chỉ có thể đến từ sinh mệnh cao cấp. Liệu có thực sự tồn tại những sinh mệnh cao cấp trên sao Hỏa không? Theo giải thích của NASA, có thể đã có sự sống trên sao Hỏa từ rất lâu trước đây, nhưng liệu đó có phải là sinh mệnh cao cấp không thì NASA cũng không biết.

Nhưng có đúng là NASA không biết hay đang giả vờ? Hãy tìm hiểu qua một vài bài báo cũ.

UFO sao Hỏa?

Một nhà nghiên cứu UFO tên là Richie nhớ lại một sự kiện trong quá khứ mà ông đã trải qua. Vào một ngày tháng 8 năm 1965, thính giả đài phát thanh Mỹ đã nghe một tin tức khẩn cấp trong bản tin lúc 8 giờ.

Thông tin cho biết khi tàu thám hiểm Mariner 4 tiếp cận sao Hỏa, nó đã chụp ảnh được một thứ gì đó lớn như chiến hạm các vì sao trên bề mặt sao Hỏa. Những người nghe chương trình phát sóng đã rất phấn khích đến nỗi họ nghĩ rằng bản tin truyền hình tối hôm đó sẽ đưa tin về khám phá quan trọng. Vì vậy, mọi người đều ngồi trước TV để xem NASA đã tìm thấy những điều bất ngờ thú vị nào trên bề mặt sao Hỏa.

Cuối cùng thì mọi người đợi tới bản tin lúc 11 giờ tối, mà không thấy có thông tin nào về sao Hỏa, cũng không thấy ai nhắc đến nó sau đó. Vì vậy, mọi người nghĩ rằng đó là một tin tức giả được phát trên đài, nhưng thực sự có phải như vậy không? Chúng ta sẽ bàn về điều này sau.

Ngoài NASA, còn có một siêu cường khác là Liên Xô cũng tích cực muốn khám phá sao Hỏa, trước năm 1989, tàu thăm dò sao Hỏa Phobos II là của Liên Xô cũ. Sau nửa năm du hành, cuối cùng nó đã bay đến quỹ đạo của vệ tinh số 1 của sao Hỏa, Phobos. Hiện tại, chúng ta biết rằng sao Hỏa có hai vệ tinh, gọi là vệ tinh sao Hoả số 1 và vệ tinh sao Hoả số 2.

Phobos là vệ tinh số 1. Vệ tinh số 2 tên là Deimos. Cả 2 tên đều có nguồn gốc từ nhân vật trong Thần thoại Hy Lạp cổ đại. Họ đều là con của chiến Thần Ares. Người La Mã gọi Ares là Mars, tức là sao Hỏa. Hai vệ tinh này rất nhỏ, vệ tinh Phobos chỉ có đường kính 22 km, còn Deimos thì còn nhỏ hơn nữa với đường kính chỉ 12,6 km. Nhưng hai vệ tinh này ở rất gần sao Hỏa, đặc biệt là Phobos chỉ cách bề mặt sao Hỏa 6.000 km nên Liên Xô cũ nhắm tới vệ tinh này đầu tiên.

Sau khi tàu thăm dò ổn định trên quỹ đạo, nó quay quanh Phobos để chụp ảnh và sau đó gửi ảnh trở lại trung tâm điều khiển trên mặt đất. Trung tâm điều khiển đã nhận được hơn 30 bức ảnh một lúc, và các nhà khoa học rất hào hứng. Sau đó tàu thăm dò bắt đầu tiếp cận Phobos theo quy trình đã định và sẵn sàng thả hai tàu đổ bộ, khi tàu thăm dò chỉ còn cách Phobos 50 mét, đột nhiên liên lạc giữa tàu thăm dò và trung tâm điều khiển mặt đất bị cắt đứt, mọi người chết lặng. Một vài nhà khoa học vội vã cố gắng liên lạc với tàu thăm dò nhưng câu trả lời duy nhất họ nhận được là sự im lặng. Vậy là kế hoạch thám hiểm Phobos tuyên bố thất bại.

Về vấn đề này, Liên Xô cũ công bố với bên ngoài rằng nguyên nhân khiến sứ mệnh thất bại là do máy tính trên tàu thăm dò tự gặp sự cố. Nhưng một bức ảnh gửi về từ vệ tinh sau đó đã tiết lộ sự thật, có lẽ không phải như vậy.

Bức ảnh cho thấy một cái bóng hình bầu dục lớn xuất hiện trên bề mặt Phobos, cho thấy một vật thể hình bầu dục hoặc hình đĩa lớn không xác định từ phía sau đang tiến tới tàu thăm dò. Hình ảnh này được chụp vài giây trước khi máy thăm dò mất tích. Sau khi truyền hình ảnh này đi, tàu thăm dò đã biến mất vĩnh viễn.

Sau 22 năm trôi qua, vào năm 2011, Nga quyết định tới Phobos lần nữa, lần này họ chế tạo tàu thăm dò tìm đất, hy vọng có thể thu thập được một chút mẫu đất từ Phobos để mang trở lại Trái đất. Với thực lực kinh tế của Nga thì kế hoạch phóng tàu thăm dò này có thể coi là tiêu cả ‘tiền vốn’. Kế hoạch không gian này có thể nói là dự án gây chú ý số một thế giới trong năm 2011.

Hoa Kỳ, Phần Lan và Trung Quốc đều muốn tham gia và gửi một cái gì đó cho Phobos, nhưng điều họ không ngờ là tàu thăm dò đen đủi của Nga này vừa rời khỏi quỹ đạo trái đất thì động cơ đẩy chính bị chết. Không nói đến chuyện đi xa tới sao Hỏa, nó quay quanh trái đất hai tháng và cuối cùng đâm xuống biển.

Nga tức giận nói rằng Mỹ đã sử dụng phương tiện thử nghiệm quỹ đạo x37, làm hỏng tàu thăm dò Phobos. Cáo buộc này thực sự là không logic, vì các thiết bị phát hiện sự sống của chính Hoa Kỳ cũng được gắn trên các tàu thăm dò của Nga. Nếu muốn phá hỏng kế hoạch của Nga, Hoa Kỳ không cần thiết phải tống táng thiết bị của mình cùng với tàu thăm dò đó, điều này không phải là thiếu suy nghĩ sao?

Thực tế là kể từ những năm 1960, Liên Xô trước đây và hiện tại là Nga đã phóng lên sao Hỏa 19 tàu thăm dò, trong đó chỉ có 2 lần thành công. Tỷ lệ thất bại cao tới 90%, nên trong ngành hàng không vũ trụ, một số người chế giễu rằng sao Hỏa không thuộc về Nga. Vì Nga không thể lấy được dữ liệu của sao Hỏa nên chỉ có thể dựa vào NASA.

NASA khá may mắn khi robot mà họ gửi lên quỹ đạo sao Hỏa đang chạy tốt và đã có một số chiếc robot đã được đưa lên bề mặt sao Hỏa, và về cơ bản thì nó vẫn thuận buồm xuôi gió.

Nó thường xuyên phát huy hiệu quả, giúp NASA thu được nhiều dữ liệu về bề mặt sao Hỏa, sau đó, một số tài liệu về sao Hỏa cũng được công bố khiến giới thiên văn rất vui mừng.

Vì vậy, có một nhóm người chuyên nghiên cứu về sao Hỏa, họ tự gọi mình là "Đội điều tra độc lập về sao Hỏa", và họ chụp những bức ảnh này của NASA mỗi ngày để phân tích chúng từ nhiều góc độ phức tạp khác nhau, hy vọng sẽ tìm ra những nội dung NASA che đậy, không muốn công bố.

Tiến sĩ Mark Carloto là một thành viên trong số đó. Ông hy vọng sẽ tìm thấy bằng chứng về con người hoặc sinh mệnh cao cấp trên sao Hỏa, để trong tương lai, loài người cũng có thể di cư lên sao Hỏa.

Kiến trúc nhân tạo trên sao Hỏa?

Carloto tập trung phân tích bức ảnh sao Hỏa do NASA chụp vào năm 1976. Đây là một khu vực trên sao Hỏa có tên là Cydonia.

Đây là một khu vực trên sao Hỏa có tên là Cydonia.
Đây là một khu vực trên sao Hỏa có tên là Cydonia. (Ảnh chụp màn hình)

Vật thể nổi tiếng nhất trên đó là vật thể trông giống như mặt người. NASA luôn khăng khăng rằng khuôn mặt chỉ là ảo thuật của ánh sáng và bóng tối, một sự hiểu lầm tuyệt vời.

Sau đó, nhà khảo sát toàn cầu sao Hoả đã chụp một bức ảnh độ nét cao của khu vực này vào năm 2001. Xét cho cùng, bức ảnh năm 1976 vẫn còn độ nét rất thấp. Sau khi bức ảnh độ nét cao này ra mắt, NASA càng khẳng định hơn khi nói rằng, không có cái gọi là khuôn mặt sao Hỏa, mà nó là một gò đất được hình thành tự nhiên trên sao Hỏa.

Đây được coi là lời bác bỏ hoàn toàn. Tiến sĩ Carloto là một chuyên gia nghiên cứu về hình ảnh, lần này, ông đã sử dụng một phương pháp gọi là hình phân dạng (fractal).

Nói một cách đơn giản, một vật thể được hình thành càng tự nhiên thì đặc điểm hình phân dạng của nó càng mạnh. Ví dụ, một cành cây, nhìn qua là biết nó từ một cái cây. Nếu bạn có kinh nghiệm, bạn cũng có thể xác định đó là loài cây nào. Bởi vì cành là một bộ phận của cây có đặc tính hình phân dạng của cả cây, nhưng vật thể càng nhân tạo thì đặc tính này càng yếu.

Dựa trên phiên bản cuối cùng của bức ảnh chụp khuôn mặt trên sao Hỏa do NASA gửi vào năm 2001 dùng để bác bỏ những tin đồn, Tiến sĩ Carloto nói rằng, kết quả phân tích máy tính là, ngay cả là từ bức ảnh này và địa hình xung quanh mà so sánh thì đặc điểm nứt nẻ của ngọn đồi nghi là mặt người này vẫn còn rất yếu.

Nói cách khác, nó vẫn có thể là địa hình đã được xử lý nhân tạo, chưa kể có người luôn nghi ngờ những bức ảnh được đồn thổi của NASA là giả, và đã được chỉnh sửa lại.

Fleming, nhà nghiên cứu về sao Hỏa, đã xuất hiện và nói rằng, hình ảnh được sử dụng trong bài báo của NASA về “Vén tấm màn che trên mặt sao Hỏa” không phải là hình ảnh của địa hình của khuôn mặt trên sao Hỏa, mà là hình ảnh của một gò đất khác cách đó vài km.

Fleming nói rằng đây là bức ảnh chính xác. Ông nói rằng khuôn mặt của người sao Hỏa không biến mất và phân tích của ông khá khớp với kết quả của Tiến sĩ Carloto, vì vậy ông có ý nói rằng, bài báo bác bỏ tin đồn của NASA là mục đích nhằm loại bỏ sự chú ý đang diễn ra đối với khuôn mặt người trên sao Hỏa.

Tiến sĩ Carloto cũng phát hiện ra rằng ngoài mặt người trên sao Hỏa, còn có một số tòa nhà hình kim tự tháp ở khu vực Cydonia. Nổi tiếng nhất là kim tự tháp ngũ giác D&M và xung quanh nó có những tòa nhà giống như lâu đài.

Nổi tiếng nhất là kim tự tháp ngũ giác D&M và xung quanh nó có những tòa nhà giống như lâu đài trên sao Hỏa.
Nổi tiếng nhất là kim tự tháp ngũ giác D&M và xung quanh nó có những tòa nhà giống như lâu đài trên sao Hỏa. (Ảnh chụp màn hình)

Điều khiến ông ngạc nhiên nhất là, ông phát hiện ra khu vực này cũng có những khu như quảng trường trung tâm thành phố, toàn bộ phân khu đô thị được xây dựng hoàn chỉnh.

Tiến sĩ Carloto cho rằng kiến ​​trúc của Cydonia được thiết kế theo vị trí của mặt trời vào ngày hạ chí, và còn theo cực bắc và cực nam của hành tinh vật lý để thiết kế định hướng của kim tự tháp. Ý tưởng thiết kế này trùng với một số kiến trúc thời cổ đại trên trái đất. Ví dụ, ngôi đền Hathor của Ai Cập cổ đại được thiết kế và định hướng theo vị trí của mặt trời vào ngày hạ chí.

Tại sao Carloto lại chắc chắn như vậy? Hàng năm, vào ngày Hạ chí trên sao Hỏa, mặt trời mọc ở 34,2 độ về phía đông bắc của sao Hỏa.

Chúng ta hãy nhìn vào khu vực hình chữ nhật được hình thành của thành phố trên sao Hỏa và khuôn mặt người trên sao Hỏa. Hướng của nó là 33,3 độ bắc về phía đông và khoảng một độ về phía nam so với vị trí của mặt trời.

Điều này có phải cho thấy rõ là những tòa nhà này không được xây dựng với độ chính xác? Tiến sĩ Carloto cho rằng không phải vậy, mà là những tòa nhà này không phải được xây dựng gần đây, mà đã từ rất xa xưa.

Theo quy luật thay đổi của trục quay của sao Hỏa, Tiến sĩ suy đoán rằng, lần cuối cùng mặt trời mọc vào ngày hạ chí và thời điểm thành phố Cydonia định hướng hoàn toàn trùng khớp là cách đây khoảng 33.000 năm. Lùi về trước nữa, thời gian chính xác có lẽ khoảng 120.000 năm trước.

Điều này do chu kỳ thay đổi trục quay của sao Hỏa quyết định, nhưng trục quay của sao Hỏa thay đổi như thế nào, nói ra rất phức tạp, và các tính toán cụ thể sẽ không được thảo luận ở đây.

Ngoài định hướng của thành phố được thiết kế theo hướng của mặt trời mọc vào ngày hạ chí, Tiến sĩ cũng phát hiện ra rằng định hướng của 3 kim tự tháp ở Cydonia đều hướng về phía nam và phía bắc của sao Hỏa.

Ba kim tự tháp được đặt tên là kim tự tháp D&M, kim tự tháp vua và kim tự tháp B. Một số người sẽ nói rằng kim tự tháp D&M không phải hướng về phía nam vì nó là hình ngũ giác. Tuy có năm góc, nhưng đúng là tam giác mặt quay về hướng nam thì có thể coi là nó quay về hướng nam và hướng bắc.

Và Đại kim tự tháp của Ai Cập trên trái đất cũng hướng về phía nam và phía bắc của trái đất, không khác chút nào. Điều đó có nghĩa là, các kim tự tháp trên Sao Hỏa và các kim tự tháp trên Trái đất thẳng hàng với các cực bắc và cực nam của hành tinh mẹ.

Tiến sĩ Carloto suy đoán rằng có lẽ thói quen thiết kế tương tự này ám chỉ về một mối liên hệ nào đó giữa nền văn minh sao Hỏa cổ đại và nền văn minh Trái đất, nhưng mối liên hệ như thế nào? Các nền văn minh cổ đại trên Trái đất và sao Hỏa giao tiếp với nhau như thế nào? Chưa ai có thể trả lời được. Bởi vì hiện nay hiểu biết của con người về chính nền văn minh của mình vẫn còn hạn chế, vượt qua thời đại được ghi chép lại, muốn có được bằng chứng tin cậy chỉ có thể dựa vào những khám phá khảo cổ học mới.

Tuy nhiên, bằng chứng khảo cổ học không khách quan như nhiều người thường nghĩ. Làm thế nào các mảnh khai quật được ghép lại với nhau, bản thân nó vốn là một quá trình giải thích. Nó cũng dựa trên hiểu biết của chính nhân viên về lịch sử để lắp ráp, một số mảnh ghép không thể đưa vào mảng để lắp ghép được, chỉ có thể bỏ đi. Để vẽ ra một bức tranh hoàn chỉnh về một nền văn minh thời tiền sử gần như là không thể.

Tiến sĩ Carloto cũng tình cờ phát hiện ra rằng, khuôn mặt trên sao Hỏa này có một di chỉ anh em trên Trái đất. Đó là di chỉ gò đất Maliksha ở Iran. Hai địa điểm này không chỉ giống nhau về chiều dài mà còn về kích thước.

Trên sao Hoả liệu có còn tồn tại sinh mệnh cao cấp không? Ví như cư trú ở dưới lòng đất ở sao Hoả? Tiến sĩ Carloto đã tìm thấy một manh mối quan trọng trong lớp dưới bề mặt của sao Hỏa.

Cái gọi là tin tức giả về sao Hỏa mà đã đề cập bên trên tại đài phát thanh Mỹ có thể không phải là giả mạo. Bởi vì Tiến sĩ Carloto đã tìm thấy bức ảnh này do NASA chụp vào năm 2015 trong cơ sở dữ liệu của NASA. Trên bề mặt đỏ bao la và hoang vắng của sao Hỏa, có một thứ lặng lẽ bay, nó trông giống như một tấm thảm bay trong nghìn lẻ một đêm.

Vật thể này trông giống như một tảng đá lớn, và mọi người không thể không hỏi liệu đây có phải là vật thể đã được chụp bởi tàu thăm dò Mariner 4 được phát trên đài phát thanh vào năm 1965 không? Tất nhiên, về vấn đề này, NASA vẫn hoàn toàn phủ định như mọi khi.

Ngày nay các tàu thăm dò từ khắp nơi trên thế giới đang di chuyển đến sao Hỏa. Musk còn kế hoạch di cư lớn lên sao Hỏa. Vì vậy bí mật của chiếc cổng vào trên sao Hỏa, phi thuyền, tàn tích của thành phố cổ đại Cydonia có thể có hy vọng trong tương lai sẽ từng bước được làm sáng tỏ. Có thể có một lực lượng nào đó có ý thức hướng dẫn loài người hiểu đúng về sao Hỏa, và nền văn minh đã từng tồn tại trong toàn bộ hệ Mặt trời.

Minh An
Theo Wenzhaostudio



BÀI CHỌN LỌC

Curiosity chụp được Cổng vào hang và kiến trúc nhân tạo trên sao Hỏa?