Các dải băng Greenland đang tan chảy mạnh mẽ: Các nhà khoa học xác nhận

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có một sự tan chảy mạnh mẽ của các dải băng ở Greenland trong mùa hè năm 2019. Các nhà nghiên cứu đã xác nhận điều này trong một nghiên cứu cho rằng sự mất mát phần lớn là do vùng áp lực cao kéo dài trong khu vực mà các mô hình khí hậu trước đó không hề tính đến.

Greenland ở đâu

Greenland, tiếng Đan Mạch nghĩa "Vùng đất xanh" là một quốc gia tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch. Dù về địa lý và dân tộc đây là một đảo quốc Bắc cực liên kết với lục địa Bắc Mỹ, nhưng về lịch sử Greenland có quan hệ mật thiết với Châu Âu. Đại Tây Dương bao quanh Greenland ở phía Đông Nam; Biển Greenland ở phía Đông; Bắc Băng Dương ở phía Bắc; và Vịnh Baffin ở phía Tây. Nước nằm gần vùng này nhất là Iceland, ở phía Đông Greenland trong Đại Tây Dương và Canada ở phía Tây bên kia Vịnh Baffin. Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới.

Khoảng 81% diện tích bề mặt Greenland bị băng bao phủ, được gọi là mũi băng Greenland, trọng lượng của băng đã nén vùng đất trung tâm lục địa hình thành nên một lòng chảo nằm thấp hơn 300 m (1.000 ft) dưới mực nước biển. Hầu như tất cả người dân Greenland đều sống dọc theo các vịnh hẹp (fjords) ở phía Tây Nam đảo chính, nơi có khí hậu ôn hoà hơn.

Vị trí của Greeland và Vương quốc Đan Mạch
Vị trí của Greeland và Vương quốc Đan Mạch (màu xanh). (Ảnh: Wikipedia)

Các dải băng ở Greenland đã tan chảy với tốc độ gần kỷ lục vào năm 2019, và nhanh hơn nhiều so với mức trung bình của các thập kỷ trước. Các số liệu cho thấy chỉ riêng trong tháng 7, băng bề mặt đã giảm 197 gigaton (Gt) - tương đương với khoảng 80 triệu bể bơi Olympic.

Các dải băng Greenland tan chảy mạnh mẽ do đâu?

Cho đến bây giờ các chuyên gia vừa mới kiểm tra mức độ tan chảy chi tiết hơn, tiết lộ nguyên nhân xảy ra tình trạng trên. Điều quan trọng, nhóm nghiên cứu lưu ý, điều kiện áp suất cao kéo dài 63 ngày trong số 92 ngày hè năm 2019, so với trung bình chỉ 28 ngày từ năm 1981 đến năm 2010. Một tình huống tương tự đã được chứng kiến vào năm 2012, một năm tồi tệ kỷ lục của sự tan chảy của các dải băng ở khu vực này.

Nhóm nghiên cứu cho biết các mô hình khí hậu của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã không tính đến các điều kiện bất thường như vậy. Nếu các vùng áp suất cao như vậy trở thành một tính năng thường xuyên hàng năm, sự tan chảy trong tương lai có thể cao gấp đôi so với dự đoán hiện tại, kết quả có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với mực nước biển dâng.

“Sự kiện tan chảy băng này là một tín hiệu báo động tốt để chúng ta khẩn trương thay đổi cách sống và kìm lại sự nóng lên toàn cầu bởi vì có khả năng các dự đoán của IPCC có thể quá lạc quan đối với Bắc Cực’’, Tiến sĩ Xavier Fettweis đồng tác giả của nghiên cứu từ Đại học Liege nói, ông cho biết thêm rằng điều kiện khí quyển khó có thể giảm xuống mức biến đổi khí hậu tự nhiên mà sẽ chịu ảnh hưởng bởi sự nóng lên trên toàn cầu.

Viết trên tạp chí Cryosphere, Fettweis và đồng tác giả Marco Tedesco từ Đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty của Đại học Columbia báo cáo họ đã sử dụng dữ liệu vệ tinh, mô hình khí hậu và mô hình thời tiết toàn cầu để khám phá sự tan chảy của bề mặt các dải băng vào năm ngoái như thế nào.

Trong số các phát hiện của họ, nhóm nghiên cứu cho biết rằng gần 96% bề mặt các khối băng trải qua sự tan chảy trong những khoảng thời gian trong năm 2019, so với mức trung bình chỉ hơn 64% trong giai đoạn 1981 và 2010.

Sử dụng các mô hình, cặp đôi nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng khoảng 560Gt nước từ băng tan đã được tạo ra vào mùa hè năm 2019. Cân bằng khối lượng bề mặt, lượng băng mà các khối băng thu gom được từ nước mưa và tuyết rơi trừ đi lượng băng bị mất do tan thành nước chảy ra và bốc hơi, chỉ là 54Gt một năm - thấp hơn khoảng 320Gt một năm so với mức trung bình trong những thập kỷ trước và là mức giảm lớn nhất trong hồ sơ của các nhà khoa học.

tan chảy của các dải băng
Sự kiện tan chảy của các dải băng là một tín hiệu báo động tốt để chúng ta khẩn trương thay đổi cách sống và kìm lại sự nóng lên toàn cầu. (Ảnh: Hans/Pixabay)

Phân tích sâu hơn cho thấy mức độ và sự phân bố tan chảy có liên kết chặt chẽ với một số yếu tố, bao gồm mức độ tuyết rơi và sự phản xạ của ánh sáng mặt trời - được gọi là albedo - cũng như mây và sự hấp thụ của ánh sáng mặt trời. Tất cả những điều này, họ lưu ý, đã bị ảnh hưởng bởi vùng áp suất cao kéo dài trên dải băng vào mùa hè năm ngoái.

Tiến sĩ Poul Christoffersen, một nhà nghiên cứu về sông băng tại Viện nghiên cứu Scott Polar thuộc Đại học Cambridge, người không tham gia vào nghiên cứu, hoan nghênh nghiên cứu này, chỉ lưu ý rằng vào năm 2012 có dòng nước do băng tan cao hơn trong những năm gần đây.

“Rõ ràng, điều này cho thấy rằng các sự kiện tan chảy cực đoan đang trở nên thường xuyên hơn’’, ông nói thêm rằng nghiên cứu mới cho thấy áp suất cao trong khí quyển là một yếu tố quan trọng, dẫn đến bầu trời trong và thiếu tuyết rơi ở phía nam và thời tiết trở nên ấm áp hơn, không khí ẩm được đưa đến các phần phía bắc của đảo băng. Christoffersen cho biết “Theo nghĩa đó, những năm mà băng tan chảy cực đoan có thể được coi là những sự kiện tự nhiên trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu’’.

Giáo sư Andy Shepherd từ Đại học Leeds cho biết rằng sự sụt giảm cân bằng khối lượng bề mặt đã được xem xét. “Nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 0 độ C, thì tảng băng không còn được như trước, bởi vì mỗi năm nó sẽ mất nhiều băng hơn so với mức tăng thêm’’, ông nói thêm rằng điều đó còn chưa kể đến việc các tảng băng hiện vẫn đang bị trôi đi. “Ngay cả khi các dòng sông băng ngừng chảy, điều mà sẽ không xảy ra, thì vẫn có nghĩa là các dải băng vẫn không thể được cứu nếu biến đổi khí hậu vẫn tiếp diễn như hiện nay’’, ông nói.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và cách khắc phục

Gia tăng dân số, đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Trong xã hội ngày nay, con người có lòng tham rất lớn đối với những thứ vật chất, họ chỉ sử dụng sự giàu có về vật chất để đo lường một người. Họ muốn sử dụng vật chất từ sản xuất công nghiệp để thay thế mọi thứ. Sự tham lam này dẫn đến việc khai thác vô tận tài nguyên thiên nhiên và sản xuất các vật liệu không phân hủy sinh học.

Chính những hành vi sống và sản xuất phi đạo đức này đã gây ra ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Tiêu chuẩn đo lường hành vi của con người, tiêu chuẩn đạo đức, đã thay đổi. Sự suy thoái của môi trường xảy ra cùng tốc độ với sự suy thoái của đạo đức con người. Có phải đó chỉ đơn giản là một sự trùng hợp?

phát triển tự nhiên với môi trường xung quanh.
Hiện nay vẫn còn có hàng trăm triệu người trên khắp thế giới đang nhanh chóng cải thiện tiêu chuẩn đạo đức, hướng nội, thiền định và luôn tìm nguyên nhân ở bên trong bản thân mình để cùng chia sẻ và phát triển tự nhiên với môi trường xung quanh. (Ảnh: Epochtimes)

Tiêu chuẩn đạo đức giống như quy luật của chín hành tinh quay quanh mặt trời. Chúng cũng là quy tắc của vũ trụ đối với con người mà con người phải tuân theo. Các quy luật đó chi phối các mối quan hệ giữa con người với nhau và giữa con người với môi trường. Quan niệm của mọi người về đạo đức có thể thay đổi khi xã hội phát triển, nhưng tiêu chuẩn đạo đức là phổ quát và không thể thay đổi.

Để thay đổi hoàn toàn môi trường hiện tại của chúng ta và đưa sự biến đổi khí hậu trở lại trạng thái tự nhiên, mọi người phải thay đổi căn bản các quan niệm đạo đức và hành vi sai lầm của mình, để có thể đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn đạo đức phổ quát.

Mặc dù đạo đức của con người đang suy giảm nhanh chóng, nhưng chúng ta vẫn chưa tuyệt vọng. Hiện nay vẫn còn có hàng trăm triệu người trên khắp thế giới đang hướng tới cuộc sống theo nguyên lý phổ quát của vũ trụ, đang nhanh chóng cải thiện tiêu chuẩn đạo đức. Lý do họ có thể thay đổi quan niệm và cải thiện tiêu chuẩn đạo đức là vì họ biết sống cuộc sống hướng nội, thiền định và luôn tìm nguyên nhân ở bên trong bản thân mình để cùng chia sẻ và phát triển tự nhiên với môi trường xung quanh.

Tất nhiên, mục tiêu cải thiện tiêu chuẩn đạo đức của con người không chỉ là để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. Người có đạo đức cao sẽ biết được cần làm gì để phù hợp với tự nhiên. Họ sẽ biết cách đối xử với người khác và mọi thứ xung quanh. Họ chắc chắn cũng sẽ biết cách đối xử với môi trường. Có phải điều này cũng đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường?

Ánh Dương

Theo Theguardian/wiki



BÀI CHỌN LỌC

Các dải băng Greenland đang tan chảy mạnh mẽ: Các nhà khoa học xác nhận