ĐCSTQ đánh cắp công nghệ và tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ - Quốc hội phải ngăn chặn việc này

Giúp NTDVN sửa lỗi

Quốc hội Hoa Kỳ đang xem xét một dự luật hỗ trợ cạnh tranh công nghệ của Hoa Kỳ với Trung Quốc, Quốc hội Hoa Kỳ nên phải có hành động để đảm bảo rằng ĐCSTQ không thể đánh cắp bất kỳ các bí mật nào khác của Hoa Kỳ trong tương lai.

Thượng viện Hoa Kỳ đang tiến hành để thông qua Đạo luật Cạnh tranh và Đổi mới của Hoa Kỳ (USICA), đạo luật sẽ tài trợ nhiều chi phí hơn (từ tiền thuế của người dân Hoa Kỳ) để giúp Washington cạnh tranh về mặt công nghệ với Trung Quốc. Dự luật nên phải bao gồm các điều khoản “bảo mật nghiên cứu” nghiêm khắc để ngăn chặn chương trình tiếp thu khoa học và công nghệ nhanh chóng của Trung Quốc.

Các chương trình khoa học và công nghệ của Hoa Kỳ cho đến nay vẫn chưa được bảo vệ nghiêm ngặt từ sự tham vọng của Bắc Kinh. Khi Quốc hội tài trợ thêm nguồn tài chính của chính phủ vào các doanh nghiệp nghiên cứu của Hoa Kỳ, sự lỏng lẻo trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IP) của Hoa Kỳ cần phải được giải quyết đầu tiên. Đại diện Thương mại Hoa Kỳ ước tính rằng vào năm 2018, việc Trung Quốc đánh cắp IP của Mỹ đã khiến các công ty Hoa Kỳ thiệt hại từ 225 tỷ USD đến 600 tỷ USD mỗi năm.

Các thành viên của Quốc hội nên xem xét lại toàn bộ phạm vi và mức độ của các chương trình tiếp thu khoa học và công nghệ nước ngoài của ĐCSTQ và nên giải quyết chúng trong dự luật.

Một thực tế quan trọng mà các dân biểu cần xem xét là việc mua lại công nghệ nước ngoài không phải là mối quan tâm ngẫu nhiên hay mối quan tâm thứ yếu của chiến lược lớn của Bắc Kinh; mà nó là thành phần cốt lõi trong tham vọng trở thành cường quốc hàng đầu thế giới của Bắc Kinh. ĐCSTQ tin rằng sự xói mòn nền tảng công nghệ của Hoa Kỳ là một yêu cầu đối với các thiết kế vĩ đại của nó. Đúng là như vậy, Tổng Bí thư Tập Cận Bình của ĐCSTQ đã coi việc đạt được “những công nghệ cốt lõi quan trọng” là một trong những mục tiêu hàng đầu của ông.

Các chiến lược và chương trình tiếp thu công nghệ nước ngoài của ĐCSTQ

Từ lâu ĐCSTQ đã bắt đầu tiếp thu công nghệ nước ngoài để giải quyết những lỗ hổng của chính mình. Các chương trình tiếp thu công nghệ đã được coi trọng hơn vào năm 2016 khi ông Tập Cận Bình công bố “Chiến lược phát triển theo định hướng đổi mới (IDDS)”, mục tiêu là đưa Trung Quốc trở thành “cường quốc sáng tạo khoa học và công nghệ” vào năm 2050.

IDDS thúc đẩy việc mua lại công nghệ nước ngoài thông qua các quỹ “hướng dẫn” đầu tư của chính phủ, được vốn hóa dồi dào và các tổ chức như Liên minh Công nghiệp Nhà nước Đổi mới (State Industry Innovational Alliances). Những quỹ đầu tư và tổ chức này kết nối các nhóm công nghiệp-quân sự, học viện và các công ty Trung Quốc để thực hiện các ưu tiên của chính phủ.

Các chương trình và tài liệu chiến lược hướng dẫn khác bao gồm Ý kiến chỉ đạo về việc mở rộng đầu tư vào các ngành chiến lược mới nổi, Made in China 2025, Kế hoạch Internet Plus, chương trình Kết hợp Quân sự-Dân sựKế hoạch Trí tuệ Nhân tạo.

Những nỗ lực chính trong chiến lược thâu tóm nước ngoài của Bắc Kinh bao gồm “chương trình nhân tài”, khai thác các trường đại học Mỹ, hack và trộm cắp, và đầu tư vào các công ty Mỹ để có được công nghệ của Mỹ.

Chương trình nhân tài nước ngoài

ĐCSTQ tích cực cố gắng tiếp cận công nghệ nước ngoài thông qua các chương trình nhân tài do chính phủ tài trợ. Theo Trung tâm An ninh và Công nghệ mới nổi (CSET) của Đại học Georgetown, “các chương trình nhân tài nhằm mục đích tuyển dụng tất cả mọi người từ chuyên gia đến sinh viên có quốc tịch Trung Quốc hoặc ngoài Trung Quốc để lấp đầy các vị trí trong chính phủ, công nghiệp, quốc phòng và học viện để thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc.”

Hệ thống theo dõi chương trình nhân tài Trung Quốc của CSET đã phát hiện rằng có 27 chương trình nhân tài cấp quốc gia đang hoạt động ở Trung Quốc, nhưng trên thực tế có khả năng còn nhiều hơn thế. Chương trình Ngàn nhân tài là chương trình được biết đến nhiều nhất. Chương trình này cung cấp những khoản tài trợ cho các học giả ở Mỹ để cung cấp cho ĐCSTQ những kiến thức chuyên môn về khoa học và công nghệ mà họ học được hoặc thu được ở nước ngoài.

Các học giả Hoa Kỳ và Trung Quốc tham gia vào các chương trình nhân tài này đã bị bắt vào các tội như “cố ý không tiết lộ nguồn tài trợ của chính phủ nước ngoài” hoặc “tải và mang các tài liệu nghiên cứu nhạy cảm về Trung Quốc”. Báo cáo của CSET cho biết “Sự tiếp cận của Trung Quốc với Công nghệ AI nước ngoài” cho thấy rằng các hiệp hội chuyên gia công nghệ ở nước ngoài của Trung Quốc là trọng tâm trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm vượt qua Hoa Kỳ trong các công nghệ quan trọng.

Các Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ, các tổ chức nhằm phối hợp giới tinh hoa nước ngoài tham gia vào các việc của Bắc Kinh, cũng đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực của Bắc Kinh. Cục Điều tra Liên bang và Bộ Tư pháp (DOJ) Hoa Kỳ chỉ mới bắt đầu truy tố những trường hợp nghiêm trọng nhất về thu thập công nghệ, chẳng hạn như các chương trình nhân tài. Một số ví dụ về nỗ lực của DOJ trong việc ngăn chặn việc chuyển giao công nghệ bất hợp pháp bao gồm:

- Nhà nghiên cứu ung thư trực thuộc trường đại học Harvard đã bị bắt quả tang với 21 lọ tế bào bị đánh cắp từ phòng thí nghiệm tại một bệnh viện ở Boston.

- Một giáo sư thực hiện nghiên cứu nhạy cảm tại Đại học Kansas đã bị truy tố vào tháng 8 với cáo buộc che giấu mối quan hệ của mình với một trường đại học ở Trung Quốc.

- Một học giả tại UCLA đã bị kết án vào tháng 6 vì đã vận chuyển công nghệ tên lửa bị cấm về quê hương của mình (Trung Quốc).

ĐCSTQ tài trợ cho các trường đại học Hoa Kỳ

Các công ty và tổ chức của Trung Quốc cũng là những nhà tài trợ đáng kể cho các trường đại học hàng đầu của Mỹ, và các trường đại học thường không tiết lộ đầy đủ thông tin về những khoản tài trợ này. Ví dụ, Hanban, tổ chức điều hành các Viện Khổng Tử, đã tài trợ 113 triệu đô la cho các trường đại học ở Hoa Kỳ từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 6 năm 2018, nhưng bản thân các trường đại học báo cáo rằng họ chỉ nhận được tài trợ là 15,5 triệu đô la.

Những khoản tài trợ này tạo ra các cơ hội cho ĐCSTQ tác động đến hoạt động của các trường đại học, đặc biệt là nếu không có sự công bố và giám sát thích hợp. Không phải tất cả sự hợp tác với các trường đại học Hoa Kỳ là để có được công nghệ, nhưng những chương trình này đã đưa Trung Quốc vào một vị trí thuận lợi hơn để có thể làm những điều mà họ muốn.

Nhắm mục tiêu vào các Doanh nghiệp và Chính phủ Hoa Kỳ

Ngoài ra còn có rất nhiều các ví dụ khác về chuyển giao công nghệ bất hợp pháp từ các công ty và cơ quan chính phủ. Một số ví dụ như sau:

  • Các khoản phạt đối với Fujian Jinhua Integrated Circuit (một doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc), United Microelectronics Corporation (một công ty bán dẫn của Đài Loan), và ba cá nhân vì đã ăn cắp công nghệ từ Micron Technology (một nhà sản xuất chip có trụ sở tại Idaho);
  • Bản cáo trạng chống lại hai công dân Trung Quốc vì đã xâm nhập vào một nhà cung cấp dịch vụ Internet và hack một phòng thí nghiệm lớn của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ;
  • Bản cáo trạng chống lại 2 sĩ quan tình báo Trung Quốc và 5 tin tặc vì đã đột nhập vào hệ thống máy tính của 13 công ty hàng không vũ trụ Hoa Kỳ.

Một số cơ quan nghiên cứu của chính phủ Hoa Kỳ đang dần dần bắt đầu giải quyết những tham vọng của Trung Quốc nhắm vào họ. Viện Y tế Quốc gia (The National Institutes of Health --- NIH) và Cục Điều tra Liên bang đã bắt đầu một sáng kiến chống lại hành vi trộm cắp nghiên cứu y sinh. NIH đã chuyển 24 trường hợp có thể có hoạt động tội phạm đến Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh. Quốc hội nên biết trước rằng bất kỳ cơ quan nào nhận được tài trợ trong dự luật mới của chính phủ Hoa Kỳ cũng có thể sẽ bị ĐCSTQ nhắm mục tiêu.

Chương trình kết hợp quân sự - dân sự

Quốc hội nên dành sự quan tâm đặc biệt cho chương trình “dung hợp quân - dân sự" (Military–Civilian Fusion --- MCF) của Trung Quốc. Theo công ty tình báo chiến lược Pointe Bello, chương trình MCF này là để phát triển “cơ sở hạ tầng quốc gia mà kết nối PLA (People’s Liberation Army - Quân đội Giải phóng Nhân dân TQ), các doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển và sản xuất quốc phòng thuộc sở hữu nhà nước thuộc Quốc vụ viện, các trường đại học và khu vực tư nhân của các công ty.”

Chương trình nhằm huy động lĩnh vực công nghệ-dân sự của Trung Quốc và toàn cầu để cung cấp nghiên cứu, phát triển và cuối cùng là các năng lực mới cho Quân đội Giải phóng Nhân dân. Trong số tất cả các chương trình công nghệ được quan tâm, MCF tham gia trực tiếp nhất vào việc mua lại công nghệ để đạt được lợi thế trước quân đội Hoa Kỳ.

Ví dụ như liên doanh giữa các tập đoàn công nghiệp quốc phòng của ĐCSTQ và các nhà sản xuất máy bay không người lái (UAV) dân sự để cải thiện phi đội UAV của PLA. MCF có quỹ Liên hợp Quân sự-Dân sự Trung ương trị giá gần 5 tỷ đô la, được quản lý bởi một công ty hàng không vũ trụ quốc phòng. Công ty này đã mua lại các công ty và công nghệ, và có liên kết với chương trình quản lý nhân tài công nghệ cao, đặc biệt là các công dân Trung Quốc trở về từ nước ngoài làm việc tại Trung Quốc.

Một ví dụ đáng chú ý của MCF là của Tập đoàn Kuang-Chi có trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc, thường được gọi là “doanh nghiệp tổng hợp quân sự-dân sự” ở Trung Quốc. Tập đoàn này được thành lập bởi một nhà nghiên cứu -- người từng được Không quân Hoa Kỳ tài trợ một phần và làm việc tại Đại học Duke, Hoa Kỳ. Nhà nghiên cứu này đã sử dụng những kinh nghiệm làm việc của mình để thành lập một công ty mà hiện đang hợp tác với ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc, công ty này cũng có các liên doanh với các công ty về vũ trụ của Hoa Kỳ.

Tập đoàn Kuang-Chi đã giành được hợp đồng để cung cấp cho PLA và điều hành các quỹ lớn để có thêm công nghệ. Trường hợp này nên được Quốc hội đặc biệt quan tâm, vì dự luật hy vọng rằng nguồn tài trợ của Quỹ Khoa học Quốc gia sẽ thúc đẩy sự hợp tác nhiều hơn trong lĩnh vực học thuật - công nghiệp trong các công nghệ có ứng dụng cho quân đội Hoa Kỳ. Hiện hầu như không có sự kiểm soát nào đối với các loại “doanh nghiệp tổng hợp quân sự-dân sự” đã giúp hình thành Kuang-Chi.

Các nhà quản lý ĐCSTQ của chương trình MCF chắc chắn đang theo dõi cẩn thận nguồn tiền mới của Quỹ Khoa học Quốc gia. Các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp Trung Quốc có một danh sách mong muốn về các đột phá khoa học và công nghệ và đã dễ dàng khai thác các doanh nghiệp nghiên cứu mở ở Hoa Kỳ. Danh sách các công nghệ được USICA tài trợ trùng khớp với những tiến bộ công nghệ mong muốn của ĐCSTQ.

Đầu tư của Trung Quốc vào các Doanh nghiệp Công nghệ Hoa Kỳ và Đầu tư của Hoa Kỳ vào Công nghệ Trung Quốc

Có những cách không bất hợp pháp khác mà chính phủ Trung Quốc đang mua lại công nghệ của Mỹ, chẳng hạn như việc Trung Quốc tài trợ cho các công ty khởi nghiệp công nghệ Mỹ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư mạo hiểm và liên doanh. Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS) đã cố gắng giải quyết vấn đề này nhưng chỉ có hiệu quả một phần trong việc ngăn chặn các khoản đầu tư rủi ro.

Đạo luật hiện đại hóa đánh giá rủi ro đầu tư nước ngoài (FIRRMA), đã được thông qua vào năm 2018. Đạo luật này tìm cách giải quyết những điểm yếu trong luật đầu tư bằng cách yêu cầu một số đánh giá nhất định và cho phép CFIUS xem xét các khoản đầu tư không kiểm soát. Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ rất chậm trễ trong việc ban hành các cải tiến hơn nữa, chẳng hạn như xác định “các công nghệ quan trọng” cần phải xem xét và cuối cùng là thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu theo yêu cầu của luật pháp.

Cam kết của ĐCSTQ đối với tiến bộ công nghệ từ các chi phí của Hoa Kỳ là trung tâm trong chiến lược lớn của nó. Luật pháp của ĐCSTQ cho phép các doanh nghiệp nghiên cứu của Hoa Kỳ có thể thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhưng không bao gồm các doanh nghiệp tư nhân.

Nhưng Quốc hội Hoa Kỳ có thể dự đoán rằng ĐCSTQ đang theo dõi chặt chẽ luật pháp và sẽ thả lỏng cho những kẻ trộm công nghệ trên các chương trình mới của Hoa Kỳ. Dự luật phải cấm tài trợ cho các nhà nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp mà đồng lõa với hành vi trộm cắp công nghệ. Các nhà nghiên cứu gắn liền với các chương trình nhân tài và các doanh nghiệp tổng hợp quân sự - dân sự của Trung Quốc cần được cơ quan phản gián Hoa Kỳ và các quan chức khác quan tâm đặc biệt.

USICA phải được sử dụng để giải quyết toàn bộ phạm vi của các chương trình mua lại công nghệ nước ngoài khổng lồ của ĐCSTQ, cho phép trừng phạt những kẻ trộm quyền sở hữu trí tuệ tồi tệ nhất của Trung Quốc, mở rộng các công cụ tình báo và thực thi pháp luật để trừng phạt người phạm tội, đồng thời tăng cường kiểm soát đối với tất cả các tổ chức của ĐCSTQ và các doanh nghiệp hoạt động ở Mỹ để ăn cắp công nghệ.

Tác giả Dan Blumenthal và Linda Zhang: Daniel Blumenthal là giám đốc Các nghiên cứu về châu Á tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ (AEI) và là tác giả của cuốn sách Ác mộng Trung Quốc: Tham vọng lớn của một quốc gia đang suy tàn. Linda Zhang là Trợ lý nghiên cứu trong Các nghiên cứu về châu Á tại AEI.

Theo Nationalreview



BÀI CHỌN LỌC

ĐCSTQ đánh cắp công nghệ và tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ - Quốc hội phải ngăn chặn việc này