Delta là cảnh báo: WHO lo ngại các biến thể COVID-19 mới sẽ xuất hiện

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi biến thể Delta của SARS-CoV-2 tiếp tục càn quét toàn cầu, một số các quốc gia đang nới lỏng các biện pháp giãn cách trong đại dịch mặc dù chỉ có tỷ lệ tiêm chủng vừa phải. Với cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới, Delta có thể chỉ là bước khởi đầu cho quá trình phát triển của virus. Một nghiên cứu mô hình mới cho thấy mức độ lây truyền virus cao cùng với tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ nhỏ có thể là kịch bản lý tưởng cho các biến thể mới xuất hiện.

Trong khoảng 6 tuần, biến thể Delta đã tăng từ 10% tổng số ca COVID-19 ở Hoa Kỳ, lên đến 83% ca mắc mới. Sự gia tăng ưu thế của biến thể Delta ở Hoa Kỳ không phải là điều bất ngờ, nhưng tốc độ lây lan nhanh chóng của nó gần đây đã được Rochelle Walensky, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC) mô tả là “đáng lo ngại”.

Mặc dù ngày càng có nhiều ca nhiễm COVID-19 đột phá mới được báo cáo ở những người được tiêm chủng. Francis Collins, Giám đốc Viện Y tế Quốc gia, cho biết các loại vaccine hiện tại có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng và nhập viện so với biến thể Delta.

 Phát hiện một chủng SARS-CoV-2 kháng vaccine, biến thể mới này có khả năng xuất hiện ở trong một quần thể người được tiêm chủng ở mức trung bình.
Phát hiện một chủng SARS-CoV-2 kháng vaccine, biến thể mới này có khả năng xuất hiện ở trong một quần thể người được tiêm chủng ở mức trung bình. Ảnh minh hoạ: Pixabay

Vì vậy, vaccine vẫn có thể có tác dụng, nhưng chưa có nhiều người được tiêm phòng, theo chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Anthony Fauci. Hiện tại chỉ có khoảng 50% dân số Hoa Kỳ được tiêm chủng đầy đủ, với tỷ lệ thay đổi đáng kể giữa các tiểu bang. Ví dụ, Alabama và Mississippi chỉ tiêm chủng đầy đủ cho khoảng 35% dân số của họ, trong khi Massachusetts, Connecticut và Maine đều ở khoảng 60%.

"Vì vậy, chúng tôi đang cảm thấy nỗi đau và sự khó khăn trong tương lai bởi vì các ca lây nhiễm không ngừng tăng lên, đó là lý do tại sao chúng tôi tiếp tục khuyến nghị về việc tiêm vaccine", ông nói gần đây trên ABC news.

Trong khi đó, tỷ lệ tiêm chủng ở các nước nghèo hơn vẫn ở mức thấp do sự phân bổ không đồng đều, Tổ chức Y tế Thế giới đang đưa ra cảnh báo đối với các quốc gia bắt đầu giảm bớt các biện pháp giãn cách xã hội.

Michael Ryan, giám đốc phụ trách các trường hợp khẩn cấp của WHO cho biết: “Delta là một lời cảnh báo: đó là một cảnh báo rằng virus đang phát triển nhưng nó cũng là một lời kêu gọi hành động mà chúng ta cần phải hành động ngay trước khi các biến thể nguy hiểm hơn xuất hiện. Virus đã phát triển, virus đã nhanh hơn. Kế hoạch đối phó vẫn hoạt động, nhưng chúng ta cần triển khai và thực hiện kế hoạch của mình hiệu quả hơn và tốt hơn nhiều so với những gì chúng ta đã từng làm trước đây".

Ryan nhấn mạnh các chiến lược phòng ngừa năm 2020, chẳng hạn như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và không tụ tập đông người trong nhà vẫn có hiệu quả đối với biến thể Delta. Và họ phải tiếp tục tiêm phòng để giảm sự lây truyền và hạn chế sự xuất hiện của các biến thể mới.

 Tỷ lệ tiêm chủng ở các nước nghèo hơn vẫn ở mức thấp đáng lo ngại do sự phân bổ không đồng đều.
Tỷ lệ tiêm chủng ở các nước nghèo hơn vẫn ở mức thấp đáng lo ngại do sự phân bổ không đồng đều. Ảnh minh hoạ: Pixabay

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Scientific Reports đã mô hình hóa khả năng xuất hiện một chủng SARS-CoV-2 kháng vaccine. Người ta phát hiện ra biến thể mới này có khả năng xuất hiện ở trong một quần thể người được tiêm chủng ở mức trung bình. Các mô hình cho thấy tỷ lệ tiêm chủng tạo môi trường tối ưu cho biến thể mới nguy hiểm xuất hiện sẽ là khoảng 60%.

Peter English, chủ tịch trước đây của Ủy ban Y tế Y tế Công cộng của Hiệp hội Y khoa Anh, lưu ý rằng việc xem xét các nghiên cứu mô hình một cách thận trọng là điều nên làm. Tuy nhiên, ông cũng tin rằng nghiên cứu mới này sẽ rất chuyên nghiệp và phù hợp với các nghiên cứu khác.

“… Trong một quần thể người chưa được tiêm chủng, các biến thể có khả năng chống lại vaccine sẽ có ít lợi thế cạnh tranh và khó có khả năng lây lan trên diện rộng,” English, người không làm việc trong nghiên cứu mới, giải thích. “Tuy nhiên, trong những cộng đồng vừa phải hoặc được tiêm chủng cao, các biến thể lại có thể lây lan vì những người được tiêm chủng đầy đủ sẽ có một lợi thế cạnh tranh đáng kể”.

Theo English, nhiều khu vực trên thế giới đã nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội trong đại dịch trước khi một lượng lớn người được chủng ngừa. Nhiều virus hơn trong cộng đồng có nghĩa là nhiều cá nhân được tiêm chủng sẽ bị nhiễm bệnh và điều này có nghĩa là tạo môi trường cho các biến thể kháng lại vaccine lây lan.

Nick Davies, một chuyên gia về mô hình toán học từ Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, cho biết mặc dù có nhiều điều không chắc chắn trong mô hình, nhưng những kết quả nghiên cứu này rất có ý nghĩa.

“Mọi quốc gia nên làm phần việc của mình để tránh tạo ra những môi trường thuận lợi cho virus tiến hoá, điều này, may mắn là mục tiêu phần lớn phù hợp với sức khỏe cộng đồng và các mục tiêu kinh tế. Davies, người không làm việc trong nghiên cứu mới này, cho biết: “Nhưng cuối cùng, vaccine thực sự là một vấn đề toàn cầu, không phải là vấn đề quốc gia, nếu một biến thế lạ nào đó xuất hiện chống lại vaccine nó sẽ trở thành vấn đề của tất cả mọi người”.

Nghiên cứu mới không ủng hộ việc tiêm chủng cho một cộng đồng nào đó, mà nó đưa ra một loạt các biện pháp không dùng thuốc cần được áp dụng cho đến khi giảm sự lây truyền trong một cộng đồng nhất định. Đối với những trường hợp che giấu bệnh hoặc trốn tránh khỏi xã hội, nghiên cứu khuyến nghị xem xét việc kiểm tra rộng rãi và giám sát bộ gen, đồng thời truy tìm các đối tượng tiếp xúc nghiêm ngặt để giúp cách ly các đối tượng bị nhiễm bệnh và hạn chế lây truyền thêm.

Nghiên cứu mới kết luận: “Nếu không có sự phối hợp toàn cầu, các chủng virus đột biến mới có thể kháng lại vaccine có thể bị kiểm soát ở một cộng đồng nào đó nhưng vẫn có thể tồn tại ở những người khác”, nghiên cứu mới kết luận.

Ngọc Mai

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

Delta là cảnh báo: WHO lo ngại các biến thể COVID-19 mới sẽ xuất hiện