Điều gì đã làm chết hàng tấn cá ở Châu Âu? Bí ẩn ngày càng sâu sắc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các cuộc kiểm tra trong phòng thí nghiệm sau khi cá chết hàng loạt ở sông Oder đã phát hiện ra mức độ ‘mặn cao’ nhưng không có thủy ngân làm nhiễm độc nguồn nước. Bí ẩn ngày càng sâu sắc khi vẫn chưa rõ nguyên nhân thực sự đằng sau.

Anna Moskwa, Bộ trưởng Khí hậu và Môi trường Ba Lan, cho biết các phân tích trên các mẫu lấy từ sông ở cả Ba Lan và Đức cho thấy nồng độ muối tăng cao. Bà cho biết các nghiên cứu toàn diện về chất độc vẫn đang được tiến hành ở Ba Lan.

Bà cho biết cơ quan thú y nhà nước Ba Lan đã kiểm tra bảy loài cá chết và loại trừ khả năng thủy ngân là nguyên nhân gây ra cá chết. Hiện vẫn đang chờ kết quả kiểm tra của các chất khác. Bà cho biết kết quả kiểm tra từ Đức cũng không cho thấy có hàm lượng thủy ngân cao.

Sông Oder chạy từ Cộng hòa Séc đến biên giới giữa Ba Lan và Đức trước khi đổ ra biển Baltic. Một số phương tiện truyền thông Đức cho rằng dòng sông đã bị nhiễm độc thủy ngân.

Thủ tướng Ba Lan, Mateusz Morawiecki cho biết hôm thứ Sáu rằng “một lượng lớn chất thải hóa học” có thể đã được cố ý đổ xuống con sông dài thứ hai trên đất nước của ông, gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến môi trường, và phải mất nhiều năm mới có thể khôi phục lại được.

Hôm thứ Bảy, ông Morawiecki thề rằng ông sẽ làm mọi thứ có thể để hạn chế sự tàn phá môi trường. Bộ trưởng Nội vụ Ba Lan cho biết, một phần thưởng trị giá 1 triệu zloty (220.000 USD) sẽ được trả cho bất kỳ ai giúp tìm ra những kẻ gây ô nhiễm dòng sông.

Các nhà chức trách ở bang Mecklenburg-Western Pomerania, miền đông bắc nước Đức, cảnh báo người dân không nên đánh cá hoặc sử dụng nước từ đầm Szczecin. Vì nước bị ô nhiễm của sông Oder dự kiến sẽ đến đầm Szczecin vào tối thứ Bảy.

Hình ảnh mô tả đoạn đường đi bằng xe hơi từ sông Oder (vị trí trên Google Maps) đến đầm Szczecin. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy đường màu đen nhỏ bên cạnh là đường sông Oder. (Ảnh: chụp màn hình từ Google Maps),Điều gì đã làm chết hàng tấn cá ở Châu Âu? Bí ẩn ngày càng sâu sắc
Hình ảnh mô tả đoạn đường đi bằng xe hơi từ sông Oder (vị trí trên Google Maps) đến đầm Szczecin. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy đường màu đen nhỏ bên cạnh là đường sông Oder. (Ảnh: chụp màn hình từ Google Maps)

Alex Vogel, Bộ trưởng Môi trường của bang Brandenburg của Đức, nơi có dòng sông chảy qua cho biết: “Mức độ cá chết hàng loạt thật là sốc. Đây là một đòn giáng mạnh vào sông Oder như một con đường thủy có giá trị sinh thái lớn, mà có lẽ nó sẽ không phục hồi trong một thời gian dài”.

Người đứng đầu vùng biển Ba Lan, cơ quan quản lý nguồn nước quốc gia của Ba Lan, cho biết hôm thứ Năm rằng 10 tấn cá chết đã được vớt ra khỏi sông. Hàng trăm tình nguyện viên đã làm việc để giúp thu gom cá chết ở sông dọc theo phía giáp với Đức.

Các phòng thí nghiệm của Đức cho biết họ đã phát hiện thấy các mức ‘không điển hình’ của ‘muối’ có thể liên quan đến quá trình cá chết. Nhưng phát hiện này vẫn chưa đủ và thuyết phục để giải thích rõ ràng cho nguyên nhân cá chết hàng loạt.

Ông Morawiecki thừa nhận rằng một số quan chức Ba Lan đã ‘chậm chạp’ trong việc phản ứng sau khi một số lượng lớn cá chết được nhìn thấy trôi dạt vào bờ biển. Ông cho biết hai trong số họ đã bị sa thải.

“Đối với tôi, tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải đối phó với thảm họa sinh thái này càng sớm càng tốt, bởi vì thiên nhiên là di sản chung của chúng ta”, ông Morawiecki nói.

Ý kiến của ông đã được lặp lại bởi Thị trưởng Schwedt, Annekathrin Hoppe. Schwedt là một thị trấn ở Đức nằm cạnh Công viên Quốc gia Thung lũng Lower Oder. Bà gọi sự ô nhiễm của dòng sông là “một thảm họa môi trường ở quy mô chưa từng có” đối với khu vực.

Theo The Epoch Times

Xem thêm:

Khoa học


BÀI CHỌN LỌC

Điều gì đã làm chết hàng tấn cá ở Châu Âu? Bí ẩn ngày càng sâu sắc