Động vật ‘tự tử tập thể’ – Bí ẩn thiên nhiên chưa có lời giải đáp

Giúp NTDVN sửa lỗi

Xưa nay, loài người và loài vật sinh ra đều có khao khát được sống, các giống loài yếu ớt còn tìm cách sống nương tựa vào nhau, hiện tượng cộng sinh, ký sinh để bảo toàn tính mạng vô cùng phổ biến. Đấu tranh sinh tồn dường như là quy luật tất yếu của động vật hoang dã, thế nhưng gần đây, việc những con vật tự tử tập thể là một hiện tượng lạ mà các nhà khoa học đang phải đau đầu để tìm lời giải đáp.

Ở thị trấn Dumbarton của Scotland, có một cây cầu đá cũ mà tất cả người dân địa phương đều biết. Nó được gọi là Cầu Overtoun, nơi mà hàng trăm chú chó đã nhảy xuống từ độ cao 15m để kết liễu cuộc đời (tự tử tập thể). Dù có rất nhiều giả thuyết xoay quanh, nhưng chẳng một ai biết điều gì thúc đẩy chúng chọn kết thúc mạng sống.

Theo một báo cáo của trung tâm nghiên cứu động vật tại Singapore, ở Trung Quốc và Việt Nam cũng xuất hiện nhiều trường hợp gấu tự sát. Vào năm 2009, một điều tra viên đã chứng kiến cảnh các con gấu trong một trại nuôi lấy mật nằm tuyệt thực và nằm bất động trong lồng. Chủ trại nói chúng đã tuyệt thực trong 10 ngày, đến ngày hôm sau thì chết.

Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng tự sát đơn lẻ ở động vật. Thế giới trong vòng hơn 1 thế kỷ qua đã chứng kiến những vụ giống loài hoang dã tự sát tập thể vô cùng kinh hoàng.

Những màn động vật "tự tử tập thể" kinh hoàng

Ngày 18/11/1998, tại vùng biển New Zealand, hơn 300 con cá heo từ đại dương đã lên nằm phơi mình trên bãi biển trước những ánh mắt hiếu kỳ của du khách. Chúng quằn quại trên cát, kêu lên những tiếng kêu thảm thiết.

Nhiều du khách thấy chúng nằm trên cát khô và bị thiêu đốt bởi ánh nắng mặt trời nên đã lấy nước biển tưới lên người chúng. Dần dần, bị dưới sức nóng thiêu đốt và bị kẹt bởi trọng lượng bản thân, lũ cá heo không cử động được nữa. Vì không thể nâng lồng ngực lên để thở nên chúng đã chết ngạt sau một thời gian ngắn. Mỗi năm tại vùng biển này, khoảng trên 500 con cá heo và cá voi cố tình lên bãi biển này chỉ để được chết.

Ngày 9/12/1963, một đàn cá heo đã lên bãi biển Chalon Sur Saone, Pháp để tự tử. Điều kỳ lạ là khi người ta cố gắng đẩy chúng xuống nước thì chúng lại cứ ngoi lên, tựa hồ như chúng rất muốn chết.

Hành vi tự sát tập thể còn tìm thấy ở loài chuột Lemming. Loài chuột này sinh sản rất nhanh dẫn đến tình trạng khan hiếm thức ăn. Sự khan hiếm này buộc chúng phải di cư sang khu vực khác. Cứ 3-4 năm một lần, vào ban đêm, hàng trăm con chuột rời bỏ vùng núi để đi xuống thung lũng. Khi ra đến vùng biển, chúng kết thúc chuyến hành trình của mình bằng cách lao xuống biển để cùng chết.

Vào năm 2005, rất nhiều người đã chứng kiến một sự kiện kì lạ, hơn 1.500 con cừu nhảy xuống một vách đá ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các mục đồng choáng váng trước hiện tượng này. Và dù đã làm mọi cách để ngăn cản nhưng những con cừu vẫn điên cuồng lao xuống vực.

Vào năm 2005, hơn 1.500 con cừu đã tự tử tập thể và nhảy xuống một vách đá ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào năm 2005, hơn 1.500 con cừu đã tự tử tập thể và nhảy xuống một vách đá ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Gần 450 con chết ngay lập tức, 1.100 con còn lại bị tàn tật, thương nhẹ do nằm đè lên xác của những con đã chết trước đó. Tuy nhiên, chúng cũng gắng sức đập đầu vào vách đá để kết liễu tính mạng của mình.

Trong năm 2011, thế giới ghi nhận trường hợp động vật tự sát vô cùng kỳ quái khác. Trong bức ảnh được nhiếp ảnh gia Daniel J. Cox công bố đã ghi lại khoảnh khắc khủng khiếp tại Nam Cực. Trong ảnh, người xem có thấy hàng trăm chú chim cánh cụt nằm chết trên lớp băng dày. Cho tới nay, nguyên nhân của hiện tượng trên cũng chưa hề được làm rõ chi tiết.

Những bí ẩn đằng sau hành vi động vật tự tử tập thể

Một trong những nguyên nhân đầu tiên đó là sự xuất hiện của những loài ký sinh gây ảnh hưởng đến não bộ của vật chủ. Điển hình là trường hợp của loài dế và châu chấu bị giun móc Spinochordodes tellinii kí sinh.

Về trường hợp các loài động vật biển tự sát, rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra, trong đó nổi bật nhất là do sự biến đổi môi trường sống và khí hậu, mất cân bằng sinh thái khiến động vật dưới nước không thể sinh tồn và tìm đến cái chết để tự giải thoát.

Ngoài ra, nhiều vụ việc tự sát hàng loạt của cá ở biển có liên quan tới hiện tượng thủy triều đỏ.

Thủy triều đỏ là hiện tượng tảo biển sinh sản với số lượng nhanh trong nước làm nước bị hóa màu đỏ, xanh. Trong quá trình nhân lên nhanh chóng, các loại tảo còn tạo ra các chất độc nguy hiểm, nhiều thành phần độc tố có khả năng gây tê liệt hệ thần kinh rất mạnh.

Trong nhiều vụ việc động vật biển tự sát, các nhà khoa học đã tìm thấy trong xác của chúng chất acid domoic vốn có trong tảo độc.Chất này khiến các loài bị tê liệt thần kinh, mất khả năng định hướng và đâm vào bờ.

Thậm chí, nhiều vụ tử tự tập thể còn xuất phát từ sự làm theo hành vi của con đầu đàn. Do tập tính xã hội cao, các cá thể khỏe mạnh vẫn bám theo con đầu đàn và lao vào cái chết.

Có quan điểm khoa học cho rằng hiện tượng loài vật tự sát tập thể là biểu hiện của quy luật tự nhiên về cân bằng sinh thái: Loại bỏ số dư thừa trong một cộng đồng. Bên cạnh đó, một số nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng,việc tự sát hàng loạt của động vật liên quan tới khả năng dự đoán trước thiên tai của chúng. Dân gian cũng cho rằng, động vật có bản tính tự nhiên rất mạnh, khi đánh hơi thấy nguy hiểm, chúng sẽ tìm cách lánh nạn, đôi khi có thể dẫn đến những phản ứng thái quá. Vì vậy họ cho rằng hiện tượng động vật chết tập thể là điềm báo trước cho đại nạn sắp xảy đến, như dịch bệnh, sóng thần, động đất, vv…

Thế kỷ trước, các chuyên gia lý giải về hiện tượng bí ẩn này đa phần đều cho rằng, động vật không hề có khả năng tự sát vì những lý do xã hội giống con người, mà tất cả chỉ là sự rối loạn thần kinh tạm thời dẫn tới hành động không thể kiểm soát. Còn cơ chế nào dẫn đến hành động tự sát tập thể của những loài vật này và hành động đó thực sự "có ý thức" hay không thì họ không thể lý giải nổi.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh sự hiện diện của bệnh tâm thần ở động vật. Động vật cũng trải qua một loạt các trạng thái cảm xúc và tinh thần, có xu hướng tâm lý như con người.

Theo kết luận của Nicholas H. Dodman, giáo sư và giám đốc chương trình Khoa học Hành vi Động vật của Khoa Thú y Đại học Tufts sau khi làm thí nghiệm lên một số vật nuôi:

"Những chú chó gặp vấn đề là lo lắng về sự chia ly, cũng xảy ra ở trẻ em. Chúng tôi thấy nỗi sợ hãi và ám ảnh bao gồm cả rối loạn cưỡng chế PTSD và cả chứng tự kỷ."

Những năm gần đây, cùng với khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh, đời sống vật chất của con người được nâng cao nhưng dường như con người ta thường xa rời nhau hơn, khiến đời sống tinh thần của rất nhiều người trở nên nghèo nàn và cô độc. Vì vậy, rất nhiều người đã tìm đến cái chết.

Tuy nhiên, như Phật gia tuyên giảng: con người hay động vật đều có số mệnh. Khi một sinh mệnh bị chết đi vì những nguyên nhân phi tự nhiên như bị giết hay tự sát, thì khi ấy họ vẫn chưa đi hết tiến trình sinh mệnh của mình, vẫn còn rất nhiều năm để sống. Như vậy họ sẽ phải sống trong một hoàn cảnh rất cực khổ, không ăn không uống, đợi cho đến khi hết tiến trình sinh mệnh thì mới tìm được nơi để trở về. Các chùa thường hay giảng siêu độ chính là để nhắm đến đối tượng này. Nếu thế, sinh mệnh sau khi tự sát của họ thực sự còn khổ gấp trăm ngàn lần so với tiếp tục sống.

Ngoài ra, thế giới vật chất vận hành có quy luật, có thể hôm nay là một cục diện, có khi ngày mai đã là một cục diện khác rồi. Nên nếu vì buồn khổ nhất thời mà tự tìm đến kết cục xấu cho mình thì quả là một điều đáng tiếc.

Như vậy, qua nhiều năm nghiên cứu, nhiều nguyên nhân dẫn đến tự tử tập thể của động vật đã dần được hé lộ. Và câu nói “vạn vật hữu linh” mà Phật gia thường dạy dường như đã được khoa học thực chứng chứng minh. Còn bạn, bạn suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này?



BÀI CHỌN LỌC

Động vật ‘tự tử tập thể’ – Bí ẩn thiên nhiên chưa có lời giải đáp