'Du hành thời gian' 21 giờ trên Trái đất: Từ đảo Hôm qua sang đảo Ngày mai

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hãy tưởng tượng một kịch bản thú vị, bạn thức dậy trong căn hộ trên một hòn đảo vào sáng nay, bạn đi quãng đường 3 km sang hòn đảo bên cạnh để du hành thời gian 21 giờ và ăn bữa sáng của ngày mai.

Đây là kịch bản có thật dành cho cư dân của hai hòn đảo Diomede: Big Diomede và Little Diomede. Mặc dù chỉ cách nhau 2,4 dặm (3,8 km), nhưng hai hòn đảo này có chênh lệch múi giờ lên đến 21 giờ. Không có gì ngạc nhiên khi chúng còn được gọi là Đảo ngày mai (Diomede lớn) và Đảo ngày hôm qua (Diomede nhỏ).

Sự chênh lệch múi giờ đáng kinh ngạc có cả lý do lịch sử và địa lý. Hai hòn đảo, nằm ở biển Bering, nằm ở khoảng giữa Alaska của Mỹ và Nga, được phân cách bởi Đường đổi ngày quốc tế (IDL).

Ngoài ra, hai hòn đảo còn có sự độc đáo khác là, cư dân trên đảo Little Diomede là người Mỹ và Big Diomede là người Nga.

Ở trung tâm của hình ảnh là các đảo Diomede Lớn và Diomede Nhỏ ở Biển Bering, với phần phía đông của Nga ở bên trái và phần phía tây của Hoa Kỳ ở bên phải. (Ảnh: Phạm vi công cộng)
Hai hòn đảo, nằm ở biển Bering, nằm ở khoảng giữa Alaska của Mỹ và Nga, được phân cách bởi Đường đổi ngày quốc tế (IDL).
Hai hòn đảo, nằm ở biển Bering, nằm ở khoảng giữa Alaska của Mỹ và Nga, được phân cách bởi Đường đổi ngày quốc tế (IDL). (Ảnh: Peter Hermes Furian/Shutterstock)

Năm 1867, Hoa Kỳ đã mua Alaska từ Nga, sử dụng hai hòn đảo nhỏ làm điểm đánh dấu biên giới. Điều đó không mấy quan trọng đối với các cư dân sinh sống trên hai hòn đảo này—hầu hết là người Inupiat Eskimos—những người tiếp tục cùng tồn tại như họ vẫn luôn như vậy, cho đến khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu; và khi căng thẳng leo thang hai Chính phủ đã ngăn cấm việc đi lại của các cư dân giữa hai hòn đảo.

Khoảng 74 công dân Hoa Kỳ sống ở thị trấn Diomede trên Little Diomede, theo Tạp chí Dân số Thế giới. Họ sống theo lối sống truyền thống, họ tồn tại bằng cách săn bắt động vật biển và thu hoạch cá và cua. Phương tiện chính để đi đến hòn đảo là bằng máy bay trực thăng.

Ngược lại, trên đảo Big Diomede không có dân cư thường trú, thay vào đó là một trạm thời tiết của Nga và một căn cứ quân sự. Trong Chiến tranh Lạnh, những cư dân cũ của đảo đã phải di dời và nhiều người chuyển đến Siberia.

Đảo Ngày Mai (Diomede Lớn) và Đảo Hôm Qua (Diomede Nhỏ) ở biển Bering. (Ảnh: Joshua Stevens/NASA)
Đảo Diomede Nhỏ (trái) và Đảo Diomede Lớn ở Biển Bering. (Ảnh: Dave Cohoe/CC BY 3.0)

Trước khi xảy ra cuộc Chiến tranh Lạnh giữa hai Chính phủ Mỹ và Nga, các cư dân trên hai hòn đảo đã cùng nhau sinh sống như một cộng đồng duy nhất. Vào mùa đông khi nước giữa các hòn đảo đóng băng, hình thành nên một cây cầu băng; người dân địa phương thường xuyên qua lại giữa hai đảo. Rất ít người chú ý đến biên giới và đường đổi ngày quốc tế đi qua giữa họ, và các cư dân trên đảo Diomede Lớn và Nhỏ vẫn thường xuyên kết hôn với nhau, nền văn hóa và phong tục của họ hòa làm một.

Về mặt kỹ thuật, họ cách nhau một ngày, nhưng trên thực tế, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường, đồng bộ.

Ngày nay, thị trấn Diomede của Mỹ nằm trên một vùng biển nhỏ ở phía Tây của đảo Little Diomede. Các cư dân ở đây có thể nhìn thấy nước Nga, trên đảo Big Diomede, từ cửa sổ nhà của họ.

Tất cả những gì nằm giữa hai vùng đất là dải nước được gọi là "bức màn băng": cách nhau 3,8km, và 21 giờ.

Theo The Epoch Times

Ánh Dương biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

'Du hành thời gian' 21 giờ trên Trái đất: Từ đảo Hôm qua sang đảo Ngày mai