Dữ liệu vệ tinh của NASA có thể giúp phát hiện núi lửa phun trào trước nhiều năm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gia tăng thông lượng nhiệt bức xạ là yếu tố then chốt trong việc dự đoán tình trạng núi lửa phun trào. Các phương pháp nghiên cứu mới sử dụng dữ liệu từ vệ tinh có thể phát hiện tình trạng núi lửa phun trào trước nhiều năm. 

Trong một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Nature Geoscience, các nhà khoa học của Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA (JPL) và Đại học Alaska Fairbanks cho biết tình trạng bất ổn nhiệt quy mô lớn được đo bằng cách sử dụng phân tích thống kê dữ liệu hồng ngoại bước sóng dài từ vệ tinh cho thấy các vụ phun trào magma và hơi nước cuối cùng của 5 núi lửa khác nhau đã được biết trước đó hàng năm, sự gia tăng rất tinh vi, diễn ra trên quy mô lớn qua tình trạng "thông lượng nhiệt bức xạ".

Khi núi lửa tại quốc đảo Saint Vincent gây ra vụ nổ lớn và tiếp tục phun trào, dù đã có những tín hiệu nhận biết rằng núi lửa có khả năng “thức giấc”, nếu chỉ dựa vào tình trạng hoạt động địa chấn, thay đổi lượng khí thải và biến dạng mặt đất đột ngột, thì vẫn rất khó để đưa ra các dự đoán chính xác.

Hơn nữa, không có hai núi lửa nào giống hệt nhau và rất ít núi lửa đang hoạt động trên thế giới có khả năng giám sát thích hợp.

NASA twitter: Núi lửa có thể đưa ra những dấu hiệu rất tinh vi từ nhiều năm trước khi chúng phun trào. Sử dụng dữ liệu từ các vệ tinh Aqua và Terra của Nasa, các nhà khoa học đã phát triển một phương pháp mới để phát hiện những manh mối và đưa chúng ta đến gần hơn với những dự báo.

Paul Lundgren từ JPL, đồng tác giả của bài nghiên cứu, phát biểu trong bản tin được phát đi từ cơ quan vũ trụ: "Núi lửa giống như một hộp sôcôla hỗn hợp. Bề ngoài chúng có thể trông rất giống nhau, nhưng bên trong lại có sự khác biệt đa dạng, thậm chí là cùng một loại. Chỉ có một số núi lửa được giám sát tốt, những núi lửa có nguy cơ tiềm ẩn nhất lại ít phun trào nhất, nghĩa là, chúng ta không thể hoàn toàn dựa vào lịch sử dữ liệu đã được ghi nhận”.

Các nhà địa chấn học đã hướng dẫn người dân của quốc đảo Saint Vincent sơ tán khỏi "vùng đỏ" xung quanh núi lửa La Soufriere do hoạt động địa chấn gia tăng chỉ vài giờ trước khi nó phun trào vào ngày 19/4/2021.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Địa chấn của Đại học Tây Ấn (UWI), Erouscilla Joseph, nói với Fox News rằng, nhóm nghiên cứu đã bắt đầu nhận thấy cơn địa chấn đầu tiên trong khu vực vào sáng sớm thứ Năm, ngày 18/4/2021.

NASA giải thích rằng nhóm các nhà khoa học đã phân tích hơn 16 năm dữ liệu nhiệt bức xạ từ các thiết bị đo quang phổ hình ảnh có độ phân giải vừa phải (MODIS) trên các vệ tinh Terra và Aqua của NASA.

Bản tin cũng lưu ý rằng, dù các kiểu phun trào núi lửa có sự khác biệt và đang được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng kết luận của các nhà nghiên cứu là đồng nhất.

"Trong những năm hình thành sự phun trào, nhiệt độ bề mặt bức xạ của phần lớn núi lửa chỉ tăng khoảng một độ C so với trạng thái bình thường của nó và giảm sau khi phun trào", cơ quan vũ trụ cho biết và nhấn mạnh thêm rằng giả thuyết về gia tăng nhiệt có thể là kết quả của sự tương tác giữa các hồ chứa magma và các hệ thống thủy nhiệt.

“Chúng tôi cho rằng tình trạng bất ổn nhiệt quy mô lớn là do tăng cường hoạt động thủy nhiệt dưới lòng đất, và chúng tôi đề xuất việc phân tích các quan sát hồng ngoại từ vệ tinh như vậy có thể cải thiện hạn chế đối với túi nhiệt của núi lửa, phát hiện sớm các điều kiện trước khi núi lửa phun trào và đánh giá được mức độ cảnh báo”, bản nghiên cứu tóm tắt kết luận.

Từ giờ, các nhà khoa học sẽ thử nghiệm phương pháp mới của họ trên nhiều núi lửa hơn.

May May

Theo NASA



BÀI CHỌN LỌC

Dữ liệu vệ tinh của NASA có thể giúp phát hiện núi lửa phun trào trước nhiều năm