Futhark: Bảng chữ cái cổ huyền bí của Bắc Âu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Runes là những ký tự của Bảng chữ cái đầu tiên được sử dụng bởi tộc người German vùng Bắc Âu, gọi là Futhark. Bảng chữ cái rune được dùng trong ngôn ngữ German nhưng đầu tiên ở những bộ tộc vùng Nordic. Từ rune có khởi nguồn từ chữ Na-uy cổ rún, có nghĩa là huyền bí hoặc bí mật. Chúng ta biết rất ít về Bảng chữ cái rune và không ai biết chính xác khi nào, ở đâu và ai đã phát minh ra chúng.

Những ký tự Rune đầu tiên

Những ký tự đã được tìm thấy ở khắp vùng bắc Âu, từ Balkan đến Đức, Scandinavia, các đảo Anh quốc và Iceland và được sử dụng vào khoảng từ năm 100 đến 1.600 AD. Những ký tự Rune cũng được tìm thấy ở Bắc Mỹ, điều đó chứng minh rằng người Viking đã đến châu Mỹ nhiều năm trước Columbus.

Ngày nay các ngôn ngữ tiếng Anh và Bắc Âu được viết bởi hệ chữ Latin, nhưng chúng được viết từ biến thể của các ký tự Rune. Ký tự Rune cổ nhất được tìm thấy trên chiếc lược Vimose đơn giản đọc là “HARJA” vào năm 160 AD.

Lược Vimose có ký tự 'HARJA' được đặt tại Bảo tàng Quốc gia Đan Mạch. (Ảnh: Wikipedia)

Hơn 4.000 ký tự rune và rất nhiều các ký tự rune viết tay đã được tìm thấy, trong đó khoảng 2.500 ký tự được tìm thấy ở Thụy Điển. Trong thời đại của các bộ tộc Viking từ khoảng những năm 800 đến 1.000 AD. Các bản ký tự Rune được tìm thấy trên các bề mặt cứng như đá, gỗ, kim loại. Các ký tự đó còn được sử dụng để đúc hoặc khắc trên đồng tiền xu, dây chuyền, đồ lưu niệm và các tấm đá quý.

Bảng chữ cái Rune được gọi là Futhark theo sáu ký tự rune đầu tiên là f, u, th, a, r và k. Nó bao gồm 24 chữ cái, 18 phụ âm và 6 nguyên âm, và là hệ chữ viết mà mỗi chữ có cách đọc riêng. Runes có thể được viết từ cả hai phía và cũng có thể viết theo chiều dọc từ trên xuống hoặc dưới lên. Runes khởi thủy được viết theo hàng thẳng, hàng đơn hoặc thành hai hàng hoặc nhiều hơn. Sau này runes có các hình thức phức tạp hơn và thậm chí giống với các chữ cái tiếng Anh ngày nay.

Các chuyên gia tin rằng chữ viết của từ ”futhark” có thể được dùng cho các mục đích ma thuật cổ đại ở Na-uy. Ví dụ, chiếc mặt dây chuyền làm từ răng gấu xám được tìm thấy vào những năm 1930 ở Orkney có khắc các ký tự này để làm bùa che chở và bảo vệ.

Nguồn gốc Futhark

Do giống với chữ viết vùng Địa Trung Hải, người ta cho rằng Futhark được chuyển thể từ bảng chữ cái Hy Lạp hoặc Etruscan và nguồn gốc của nó bắt đầu sớm hơn cả thời tiền sử của Bắc Âu. Các bản khắc Futhark cổ nhất không quy định hướng viết cố định, thay vào đó được viết từ trái sang phải hoặc phải sang trái, đó là một đặc điểm của bảng chữ cái Hy Lạp hoặc Etruscan rất cổ xưa trước thế kỷ thứ ba trước Công nguyên.

Một giả thuyết cho rằng bảng chữ cái rune được phát triển bởi Goths, một người German. Hai bản khắc, bản Negau và Maria Saalerberg, được viết bằng chữ Etruscan trong ngôn ngữ tiếng Đức và có niên đại từ thế kỷ thứ hai và thứ nhất trước Công nguyên, đã tạo ra sự tin tưởng vào giả thuyết này về nguồn gốc chữ viết Etruscan.

Chữ cái rune khắc trên đá. (Ảnh: Pixabay)

Các ký tự rune có thể khá khó để giải mã, ngay cả bởi ”các chuyên gia”, đặc biệt là khi tìm thấy không đầy đủ hoặc đã bị mờ - như trường hợp với một viên đá mài có khắc chữ rune được tìm thấy ở Na Uy. Các chuyên gia đã kêu gọi công chúng hỗ trợ dịch thuật bản khắc chữ cổ này.

Elder Futhark - Ký tự Rune lâu đời nhất

Elder Futhark được cho là phiên bản cổ xưa nhất của chữ viết rune, và nó được sử dụng ở các vùng của Châu Âu là quê hương của các dân tộc German, bao gồm cả Scandinavia. Nó bao gồm 24 chữ cái, và được sử dụng nhiều nhất từ trước thế kỷ thứ chín sau Công nguyên. Đây là ngôn ngữ cổ của tiếng Anh, tiếng Hà Lan, tiếng Đức, tiếng Đan Mạch, tiếng Na Uy, tiếng Thụy Điển và tiếng Iceland.

Các ngôn ngữ luôn thay đổi và nhiều nhóm người German chấp nhận nó, Futhark đã thay đổi để phù hợp với ngôn ngữ để viết được. Một nhánh nhỏ của Futhark đã được sử dụng bởi Goths và được gọi là Gothic Rune, được sử dụng cho đến năm 500 sau Công nguyên, trước khi nó được thay thế bằng bảng chữ cái Gothic có nguồn gốc từ Hy Lạp.

Elder Futhark đã được sử dụng cho đến năm 550 sau Công nguyên quanh vùng Baltic và biển Bắc như ngôn ngữ viết được Antonson mô tả là “Tây Bắc German”. Không giống như các hình thức rune khác, kỹ năng đọc Elder Futhark đã bị mất theo thời gian, cho đến khi nó được khám phá lại với sự giải mã vào năm 1865 bởi Bugge Sophus của Na Uy.

Chữ Elder Futhark khắc trên đá Einang. (Ảnh: Wikipedia)

Younger Futhark hoặc "Runes thông dụng" được phát triển từ Elder Futhark qua khoảng thời gian nhiều năm và ổn định vào khoảng năm 800 sau Công nguyên, khởi đầu của Thời đại Viking. Thay vì 24 chữ cái, Futhark "Younger" Scandinavia có 16 chữ, vì chín trong số các chữ cái Elder Futhark đã bị loại bỏ. Younger Futhark được chia thành hai loại, cành ngắn (tiếng Thụy Điển và Na Uy) và nhánh dài (tiếng Đan Mạch).

Đó là bảng chữ cái chính ở Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch trong suốt thời đại Viking, và phần lớn (mặc dù không hoàn toàn) được thay thế bằng bảng chữ cái Latinh vào khoảng năm 1200 sau Công nguyên, là kết quả của việc chuyển đổi hầu hết tôn giáo vùng Scandinavia sang Kitô giáo. Futhark tiếp tục được sử dụng ở Scandinavia trong nhiều thế kỷ, nhưng đến năm 1600 sau Công nguyên, nó đã trở nên ít được sử dụng hơn, chỉ có các học giả tìm hiểu nó.

Futhark được mang đến Anh quốc

Từ năm 400 đến năm 600 sau Công nguyên, ba bộ lạc người German, là Angles, Saxons và Jutes, đã xâm chiếm Anh và mang Futhark từ lục địa châu Âu đi theo họ. Họ đã sửa đổi nó thành "Futhorc" gồm 33 chữ cái để phù hợp với những ngữ âm thay đổi của tiếng Anh cổ, là ngôn ngữ nói của người Anglo-Saxons.

Cái tên "Futhorc" là bằng chứng cho sự thay đổi âm vị trong đó nguyên âm dài / a / trong tiếng Anh cổ phát triển thành nguyên âm / o /. Mặc dù Futhark đã phát triển thành hệ thống chữ viết, nó cũng bắt đầu suy giảm với sự lan rộng của bảng chữ cái Latinh ở đây. Ở Anh, Anglo-Saxon Futhorc bắt đầu được thay thế bằng tiếng Latin vào thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên và nó không còn tồn tại qua Cuộc chinh phạt Norman năm 1066. Vào những năm 1000, các nhà truyền giáo đã chuyển đổi tôn giáo của các dân tộc German sang Kitô giáo.

Một công thức tôn giáo bí mật?

Khi rune có từ trước khi Bắc Âu trở thành Kitô giáo, chúng đã gắn liền với quá khứ "ngoại đạo" hoặc phi Kitô giáo, và do đó, một bí ẩn đã được đưa ra đối với bảng chữ cái rune.

Nhiều nghĩa của từ rune đã dẫn đến một số lý thuyết về nguồn gốc của bảng chữ cái rune với các mục đích giáo phái. Khi giám mục truyền giáo Wulfila dịch Kinh thánh từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Visigothic vào thế kỷ thứ tư, ông đã dịch từ “mysterion”” thành “runa”. Do đó, một giả thuyết cho rằng ý nghĩa cổ nhất của Proto-Norse hoặc Proto-German của từ này có thể là ”bí mật tôn giáo” hoặc “công thức tôn giáo bí mật”.

Trong văn hóa đại chúng, rune đã được coi là có mang theo các thuộc tính huyền bí hoặc ma thuật. Các rune lịch sử và hư cấu thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng ngày nay, đặc biệt là trong văn học giả tưởng, trò chơi video và nhiều hình thức truyền thông khác. Nhiều giáo phái Wiccan hiện đại cũng sử dụng rune theo nghi thức và nghi lễ.

"Bí mật” của futhark và rune ngày nay vẫn tiếp tục thu hút sự tìm hiểu của chúng ta.

Các yếu tố tâm linh vẫn luôn chi phối cuộc sống con người ngày nay trên khắp thế giới. Thế kỷ XXI được nhận biết là thế kỷ của tâm linh, rất cần những sự tìm hiểu thấu đáo, sâu sắc về các cách giao tiếp của con người với các vị thần hoặc các sinh mệnh từ các không gian khác từ thời cổ đại với hy vọng khôi phục lại nền văn minh cổ truyền để phần nào nâng cao giá trị cuộc sống tinh thần cho nhân loại.

Johny Nguyễn (biên dịch)

Tác giả: Bryan Hill
Theo Ancient Origin



BÀI CHỌN LỌC

Futhark: Bảng chữ cái cổ huyền bí của Bắc Âu